Cách Nắn đầu Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Bẹp Sẽ Tròn Lại Ngay
Có thể bạn quan tâm
Bẹp đầu hay méo đầu là hiện tượng rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay sức khỏe của bé nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho con sau này. Nguyên nhân là do hộp sọ của bé sơ sinh còn rất mềm nên việc nằm quá lâu ở một tư thế sẽ làm ảnh hưởng đến hình dạng đầu.
Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi đây là một hiện tượng có thể dễ dàng khắc phục và ngăn ngừa bằng các phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu ích sau đây:
1. Thay đổi tư thế ngủ thường xuyên
Cha mẹ phải lưu ý thay đổi tư thế ngủ cho con, đều đặn thay đổi vị trí đầu của bé, cả ban ngày lẫn ban đêm, giúp tránh áp lực đặt trên một bên đầu. Thông thường một đứa trẻ sơ sinh dành rất nhiều thời gian ngủ, nếu trẻ luôn nằm cùng một bên, đầu sẽ không phát triển đối xứng và kết quả chính là chứng đầu bẹp.
2. Thay đổi môi trường ngủ
Cha mẹ phải lưu ý thay đổi tư thế ngủ cho con. (Ảnh minh họa)
Thay đổi môi trường ngủ ở đây không có nghĩa là hôm nay ngủ ở chỗ này, ngày mai ở chỗ khác mà là thay đổi những yếu tố có trong không gian ngủ của trẻ. Thường thì những vật có màu sáng, cửa sổ, rèm cửa hay những vật chuyển động sẽ thu hút sự chú ý của bé.
Vì thế, nếu cha mẹ thấy bé thích nhìn một thứ gì đó, hãy di chuyển vật đó sang hướng khác hoặc thay đổi vị trí cũi hoặc vị trí nằm của bé trên giường. Từ đó có thể ngăn tình trạng bé giữ đầu và cổ ở một hướng lâu.
3. Theo dõi tư thế ngủ của bé
Cha mẹ phải thường xuyên theo dõi tư thế ngủ của con để kịp thời điều chỉnh. Mẹ có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về, để bé buộc phải nghiêng về hướng khác, cách này giúp đầu bé luôn tròn.
4. Cho con bú đều 2 bên
Khi cho con bú, mẹ lưu ý phải cho bú đều 2 bên để tránh bé nghiêng về 1 phía quá lâu sẽ dẫn đến bẹp một bên đầu.
5. Dành thời gian cho bé nằm sấp mỗi ngày
Một khoảng thời gian nằm sấp nhất định mỗi ngày là rất quan trọng với trẻ. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ nên để con nằm sấp trên một bề mặt chắc và phẳng trong ít nhất 10-15 phút mỗi ngày. Một khoảng thời gian nằm sấp nhất định mỗi ngày là rất quan trọng vì nó giúp làm chắc cơ, giảm bớt thời gian nằm ngửa của bé lúc còn thức và tốt cho sự phát triển thể chất khác.
Tuy nhiên bố mẹ cần phải trông con thật kỹ khi con nằm sấp để đảm bảo an toàn của con.
6. Điều chỉnh độ cao của gối
Chiều cao của gối cũng có ảnh hưởng đến trạng thái và chất lượng giấc ngủ của trẻ. Cha mẹ nên chọn gối có độ cao vừa phải để tư thế ngủ của con được thoải mái nhất, tránh hiện tượng đầu ngoặt ngoẹo về một bên, khiến trẻ dễ bị méo đầu.
Song song với các biện pháp trên, mẹ nên kiên trì xoa nhẹ nhàng đầu bé hàng ngày hoặc có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn những động tác "nắn đầu" đúng cách.
4 tật xấu khi ngủ khiến trẻ sơ sinh dễ méo đầu, vẹo cổ mà chưa mẹ nào biết Những thói quen của trẻ nhỏ khi ngủ tưởng chừng vô hại nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới ngoại hình và sức khỏe của bé. Bấm xem >>Từ khóa » Con Bị Bẹp đầu
-
Chứng đầu Bẹt ở Trẻ Em Và Cách Xử Trí - Báo Tuổi Trẻ
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Trẻ Sơ Sinh Nằm Nhiều Bị Bẹp đầu Có Chính Xác Không? - YouMed
-
Chứng đầu Bẹp ở Trẻ Sơ Sinh - Lời Khuyên Cho Cha Mẹ
-
Trẻ Bị Bẹp đầu: Hội Chứng đầu Phẳng Và Cách Phòng Ngừa Dễ Dàng
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em | Vinmec
-
Phương Pháp Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Bẹp đầu | Vinmec
-
Mẹo Hay Cứu Vãn Tình Trạng Bẹp đầu ở Trẻ Sơ Sinh - MarryBaby
-
TRẺ SƠ SINH BỊ BẸP ĐẦU:... - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
-
#6+ Cách Xoa Nắn đầu Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Méo đúng Cách - FaGoMom
-
Trẻ Bị Méo đầu Lớn Lên Có Hết Không? - ODPHUB
-
Hội Chứng đầu Phẳng (Bệnh đầu Dẹp) ở Trẻ Sơ Sinh