Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ giúp giảm tỉ lệ mắc đột quỵ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều này lại làm gia tăng tình trạng bất đối xứng của sọ ở trẻ.
Hiện tượng này được gọi là hội chứng đầu phẳng hay tật đầu bẹp.
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em là gì?
Khác với người lớn, trẻ sơ sinh có hộp sọ mềm nên dễ bị biến dạng. Tác động của lực bên ngoài làm hình dạng hộp sọ của bé bị méo, không đối xứng. Hiện tượng này được gọi là hội chứng đầu phẳng hay tật đầu bẹp.
Hội chứng đầu phẳng có hai dạng phổ biến:
– Dạng tật đầu méo: một bên vùng chẩm bị dẹp, tai bị lệch phía trước (dạng thường gặp).
– Dạng tật đầu phẳng: phần chẩm ở vùng sau đầu bị dẹp gần đối xứng (dạng ít gặp).
Hiện tượng đầu bẹp rõ nhất khi trẻ từ 6 tuần tuổi đến 4 tháng. Hai năm sau đó, hiện tượng giảm dần vì đều được xử trí trong thời gian đó.
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em do đâu?
Có đến 80% nguyên nhân gây ra hội chứng đầu phẳng ở trẻ em là từ tư thế thủ của bé. Trong giai đoạn sơ sinh, thời gian ngủ chiếm phần lớn thời gian của bé. Nằm ngủ ngửa trong nhiều giờ mỗi ngày khiến phần đầu bị bẹp một vùng.
Không chỉ do nằm ngủ trên giường mà khi bé ngồi nhiều trên ghế oto cho trẻ, xe nôi, xích đu,.. cũng có thể làm đầu bé biến dạng. Đặc biệt những trẻ sinh non có nguy cơ cao bị bẹp đầu vì hộp sọ của chúng mềm hơn trẻ sinh đủ tháng.
Bên cạnh đó, trẻ sinh non còn phải nằm ngửa thời gian dài, không được ẵm bế, di chuyển do nhu cầu y tế hoặc được chăm sóc đặc biệt. Hiện tượng đầu bẹt cũng có thể xảy ra trước khi sinh do xương chậu của mẹ tạo áp lực lên hộp sọ hoặc do sinh đôi, đa thai,…
Một lý do gây ra hội chứng đầu phẳng có thể do chứng vẹo cổ. Điều đó khiến trẻ khó thể quay đầu nên giữ một hướng đầu cố định khi nằm.
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em có triệu chứng như thế nào?
Ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng đầu bẹp thông qua việc quan sát đầu bé. Khi bé bị đầu bẹp, phần vùng đầu phía sau sẽ dẹp hơn ở một bên. Phần vùng đầu đó cũng ít tóc hơn. Khi quan sát từ trên xuống, tai ở phần vùng đầu dẹp bị đẩy phía trước và trán cũng hơi nhô lên.
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng đều bị hội chứng đầu phẳng trong giai đoạn ngắn và không gặp vấn đề nghiêm trọng. Bởi vì hiện tượng đầu bẹp không làm ảnh hưởng não, dây thần kinh và hình dạng hộp sọ sẽ cải thiện theo thời gian.
Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá chủ quan. Vì nếu hội chứng đầu phẳng nặng có thể gây ra vấn đề sức khỏe như khó ăn, khó nói, loạn thị, chậm phát triển, nghe nhìn kém, vẹo cột sống, động kinh,… Tuy ảnh hưởng đến cấu trúc của hộp sọ nhưng hội chứng đầu phẳng không ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
Nếu nhận thấy tình trạng của bé không tiến triển tốt thì ba mẹ cần đưa bé đến phòng khám uy tín để bác sĩ chẩn đoán. Bởi vì động kinh có biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Làm sao để phòng ngừa hội chứng đầu phẳng?
Cách để phòng ngừa hội chứng đầu phẳng là ba mẹ nên thay đổi thường xuyên tư thế ngủ của bé và dùng thời gian “nằm sấp”. Ba mẹ nên đặt đầu trẻ hướng chân giường hoặc đầu giường xen kẽ cách ngày. Điều này khuyến khích trẻ nằm nghiêng để nhìn trong phòng.
Mỗi ngày, ba mẹ cho bé nằm sấp 3 lần, mỗi lần từ 10-15 phút và tránh trong khi cho trẻ ngủ. Nằm sấp hỗ trợ trẻ phát triển nhanh hơn, tăng cường cơ cổ và học cách chống đẩy tốt hơn.
Leave a reply- SEO admin
- Uncategorized
Từ khóa » Con Bị Bẹp đầu
-
Chứng đầu Bẹt ở Trẻ Em Và Cách Xử Trí - Báo Tuổi Trẻ
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Trẻ Sơ Sinh Nằm Nhiều Bị Bẹp đầu Có Chính Xác Không? - YouMed
-
Chứng đầu Bẹp ở Trẻ Sơ Sinh - Lời Khuyên Cho Cha Mẹ
-
Cách Nắn đầu Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Bẹp Sẽ Tròn Lại Ngay
-
Trẻ Bị Bẹp đầu: Hội Chứng đầu Phẳng Và Cách Phòng Ngừa Dễ Dàng
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em | Vinmec
-
Phương Pháp Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Bẹp đầu | Vinmec
-
Mẹo Hay Cứu Vãn Tình Trạng Bẹp đầu ở Trẻ Sơ Sinh - MarryBaby
-
TRẺ SƠ SINH BỊ BẸP ĐẦU:... - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
-
#6+ Cách Xoa Nắn đầu Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Méo đúng Cách - FaGoMom
-
Trẻ Bị Méo đầu Lớn Lên Có Hết Không? - ODPHUB
-
Hội Chứng đầu Phẳng (Bệnh đầu Dẹp) ở Trẻ Sơ Sinh