Cách Nấu Nước Dùng Từ Rau Củ Thanh đạm Và Ngon Ngọt - MucWomen

Cách nấu nước dùng từ rau củ liệu có đảm bảo được độ ngon ngọt cho món ăn? Cùng tìm hiểu nguyên liệu và cách chế biến xem sao nhé!

Có khi nào chúng ta thử thay thế xương heo bằng các loại rau củ có vị ngọt để nấu nước dùng hay chưa? Nước dùng nấu từ rau củ có vị thanh dịu và cũng không kém phần ngon ngọt, đồng thời cũng rất tốt cho sức khỏe. Nước dùng rau củ có thể giúp làm phong phú hơn cho thực đơn ăn chay của nhiều người – khi mà món chay đang dần trở thành xu hướng ẩm thực trong những năm gần đây.

Xem nhanh

  • Một số loại rau củ phổ biến, phù hợp để nấu nước dùng
  • Nguyên liệu làm nước dùng rau củ
  • Cách nấu nước dùng từ rau củ
    • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu để nấu nước dùng
    • Bước 2: Chế biến nước dùng từ các loại rau củ
  • Cách sử dụng và bảo quản nước dùng
  • Bí quyết để nấu nước dùng từ rau củ thêm ngon ngọt

Một số loại rau củ phổ biến, phù hợp để nấu nước dùng

Mỗi loại ra củ khác nhau sẽ có mùi vị khác nhau. Khi chúng ta kết hợp theo tỉ lệ phù hợp sẽ tạo ra nét đặc trưng riêng về hương vị cho món ăn. Để nấu nước dùng rau củ chúng ta nên lựa chọn các loại có vị ngọt, cũng có thể thêm một chút rau củ có vị chua để tăng độ hấp dẫn. Cùng tham khảo nhóm một số loại nguyên liệu bên dưới:

  • Nhóm có vị ngọt: Củ cải, củ đậu, mướp hương, hành tây, hành tím, su hào, bắp cải, lê, táo, su su, mía, bắp, nấm, tảo biển…
  • Nhóm có vị chua: Chúng ta có thể tạo nước dùng có vị chua nhẹ, bằng cách dùng sấu, me, khế, cà chua, dứa, dọc mùng…

Ngoài ra, tùy thuộc vào loại nước dùng có thể sử dụng thêm các nguyên liệu như quế chi, hoa hồi, thảo quả, lá chanh, lá hương thảo, rau mùi tây… để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Nguyên liệu làm nước dùng rau củ

  • Các loại củ: mía khúc, bắp ngọt, cà rốt hoặc củ cải, su hào, su su, hành tây, khoai lang, khoai môn, khoai tây
  • Các loại quả: dứa chín, dứa xanh, lê táo, me, khế, sấu, quả thanh trà.
  • Các loại nấm: nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm hương khô
  • Rau nhúng lẩu: cải ngọt, cải thảo, rau muống, rau cần, hoa chuối
  • Rau gia vị: hành hoa, hành tím, tỏi, ớt tươi, cần tây, tỏi tây, cà chua
  • Gia vị vừa đủ: dầu ăn, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay, tiêu hạt.
Nguyên liệu làm nước dùng rau củ, lẩu, kho, đà lạt, nướng, online, thập cẩm, chiên giòn, đông lạnh
Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này (ảnh: internet).

Cách nấu nước dùng từ rau củ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu để nấu nước dùng

Các loại củ và quả đem gọt vỏ, thái hạt lựu. Khoai môn cần rửa sạch kỹ với nước nhiều lần để làm giảm bớt nhựa trên khoai.

Bắp ngọt đem rửa sạch cắt khúc; mía chặt khúc, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi rửa sạch.

Ngâm nấm hương khô với nước ấm cho nở. Sau đó cắt bỏ phần cuống già, rửa sạch rồi để cho ráo nước. Các loại nấm còn lại bỏ cuống, rửa sạch, để ráo.

Các loại rau nhúng lẩu, lặt bỏ phần già úa, rửa sạch và để cho ráo nước rồi cắt rau thành các khúc có độ dài từ 10 – 15cm.

Hành tím, tỏi, ớt tươi băm nhỏ.

Rau gia vị đem rửa sạch, để ráo. Hành hoa cắt nhỏ. Tỏi tây, cần tây cắt khúc 7 – 10cm.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu để nấu nước dùng, xào, danh sách, cung cấp, dễ làm, thực hiện, mâm cơm
Một khẩu phần 28 gam nước mía chứa khoảng 113,43 calo.

Bước 2: Chế biến nước dùng từ các loại rau củ

Cho 1 lít nước vào nồi, cho thêm bắp ngọt và mía vào. Đun sôi từ từ khoảng 30 phút thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước ngọt để riêng.

Phi thơm hành, tỏi băm cùng 2 muỗng canh dầu ăn; sau đó xào sơ các loại củ quả khoảng 2 – 3 phút; khi thấy củ quả chuyển sang nâu nhạt thì tắt bếp. Ngoài ra chúng ta cũng có thể thay thế bước xào củ quả bằng cách xóc đều phần củ quả đã chuẩn bị cùng 2 thìa dầu ô liu; rồi nướng trong 5 phút. Ở bước này chưa cho các loại củ giàu tinh bột như khoai môn, khoai lang vào để tránh làm đục nước.

Cho 500ml nước lạnh vào 1 nồi khác. Sau đó cho củ quả đã xào sơ ở trên vào, ninh trong khoảng 20 phút.Tiếp đến, cho thêm các loại củ nhiều tinh bột, các loại nấm, cà chua vào rồi hầm thêm 10 phút. Cuối cùng cho thêm phần nước ngọt từ bắp ngọt và mía vào đun sôi.

Nêm nếm gia vị phù hợp theo khẩu vị rồi cho các loại rau gia vị vào; đun thêm 3 phút nữa rồi tắt bếp.

Bước 2: Chế biến, hom nay nau mon gi day, giá, món, tất cả, chợ, sống, thân, rễ, làm thuốc
Cà chua rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chất cần thiết để duy trì một sức khỏe tốt.

Cách sử dụng và bảo quản nước dùng

Sau khi nấu xong dùng rây để lược bỏ bã và giữ lại phần nước. Nếu dùng để ăn liền thì có thể chuyển phần nước dùng đã lọc được sang nồi ăn lẩu; món nước dùng này ăn nóng cùng bún, kèm với các loại rau, nấm nhúng lẩu đã chuẩn bị.

Nếu chưa muốn ăn liền; phần nước sau khi lọc bỏ bã có thể để nguội sau đó cho vào hũ hoặc hộp đậy kín nắp. Phần nước dùng này có thể bảo quản khoảng 1 tuần trong ngăn mát hoặc 1 tháng trong ngăn đông.

Món nước dùng này cũng rất thích hợp cho các bé ăn dặm. Có thể chia nhỏ phần nước dùng này vào các khay đá. Khi nấu cháo cho bé thì có thể lấy số lượng viên thích hợp; tùy thuộc theo từng giai đoạn ăn đặc hoặc ăn loãng của bé để chế biến.

Cách nấu nước dùng từ rau củ thanh đạm, ngon ngọt, thanh, dashi, cô đặc, ăn dặm kiểu nhật, cá
Dashi là tên gọi chung cho các loại nước dùng của Nhật Bản, bao gồm cả nước dùng được làm tử rau củ quả.

Bí quyết để nấu nước dùng từ rau củ thêm ngon ngọt

Củ và quả nên cắt cỡ tầm hạt lựu; với kích thước này sẽ giúp quá trình hầm củ quả diễn ra nhanh hơn và nước dùng cũng sẽ ngọt hơn. Nếu chúng ta không có thời gian thì vẫn có thể thái miếng lớn; nhưng quá trình hầm sẽ kéo dài hơn đôi chút và nước dùng cũng sẽ không đạt được độ ngọt như lúc củ quả được cắt nhỏ.

Củ quả cho vào hầm khi nước còn lạnh và nấu sôi từ từ cùng lửa vừa. Vì mỗi loại nguyên liệu sẽ có một nhiệt độ hòa tan khác nhau, quá trình tiết chất ngọt khác nhau. Do đó khi nấu nước dùng từ từ bằng nước lạnh sẽ giúp cho các nguyên liệu có thời gian hòa quyện và tạo vị ngọt tròn vị cho nước dùng.

Cà chua là loại quả bổ sung vị chua đồng thời giúp món ăn thêm bắt mắt. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm cân bằng hương vị trong nồi nước dùng. Vậy nên hãy lưu ý sử dụng cà chua để món ăn được thơm ngon hơn nhé!

Các loại củ quả nhiều tinh bột nên cho vào cuối cùng; để giảm thiểu việc làm đục nước dùng do đun nấu thời gian lâu.

Cách nấu nước dùng từ rau củ trên sẽ mang lại rất nhiều dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho cả gia đình. Cùng vào bếp để chế biến thôi nào!

Xem thêm:

  • Cách nấu nui gà nấm rơm bổ dưỡng cho bữa sáng
  • Hướng dẫn cách nấu nước cây cà gai leo chữa bệnh đơn giản hiệu quả

Từ khóa » Các Loại Rau Củ Nấu Nước Dùng Cho Bé