Cách Ngâm Rượu Sâm Cau Chuẩn Nhất, Dễ Làm Nhất
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người muốn tự ngâm rượu sâm cau để bồi bổ sức khỏe. Nhưng sâm cau cũng có độc tính nhất định, nên nếu như sơ chế hay ngâm rượu không đúng cách có thể gây lãng phí và ngộ độc khi sử dụng. Vì vậy, ở bài viết này, tra cứu dược liệu sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách chọn loại sâm cau tốt để ngâm rượu, cách chế biến cũng như ngâm rượu đúng chuẩn.
Mục lục
- Công dụng sâm cau khi ngâm rượu
- Cách chọn sâm cau tươi ngâm rượu
- Cách ngâm rượu sâm cau tươi
- Chế biến sâm cau ngâm rượu
- Cách ngâm rượu sâm cau tươi
- Cách ngâm rượu sâm cau khô
- Lưu ý khi ngâm rượu sâm cau
- Biểu hiện ngộ độc rượu sâm cau
- Lưu ý khi sử dụng tránh để bị ngộ độc sâm cau
- Cách xử trí ngộ độc rượu sâm cau
Công dụng sâm cau khi ngâm rượu
Sâm cau có 3 cách dùng đó là ngâm rượu, sắc nước uống và chế biến thành món ăn. Trong đó, sâm cau ngâm rượu được dùng phổ biến hơn cả.
Sâm cau có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau như bổ thận, tráng dương, điều trị tiêu chảy, lở loét, trĩ, dạ dày tá tràng, sốt xuất huyết… Tuy nhiên, người ta thường sử dụng sâm cau ngâm rượu với mục đích làm ấm thận, cải thiện tình trạng yếu sinh lý nam, mạnh gân cốt, bồi bổ thể lực, chống suy nhược cơ thể.
Tìm hiểu chi tiết: Sâm cau dùng để chữa bệnh gì?
Cách chọn sâm cau tươi ngâm rượu
Củ sâm cau rừng là lựa chọn tốt nhất để ngâm rượu cũng như sử dụng trong chữa bệnh, bởi sâm cau rừng có chứa hàm lượng các chất bổ cao, không có chứa chất kích thích tăng trưởng như sâm cau trồng.
Củ sâm cau rừng thường đen, nhỏ, dài khoảng 15- 20 cm hoặc hơn, củ thuôn có các rễ tua rua nhỏ.
Củ sâm cau được thu hái từ những cây sâm cau phát triển bình thường, hoa có màu vàng đậm. Những cây sâm cau có hoa màu nhạt sẽ không có hàm lượng chất bổ cao.
Nên chọn những cây có lá khỏe mạnh, màu xanh đậm đặc trưng nhưng không chọn cây có lá phát triển tốt quá vì cây dành nhiều dinh dưỡng nuôi lá, các chất bổ không dồn nhiều xuống củ.
Đối với củ sâm cau, vỏ bên ngoài cần đạt màu đậm, trong thân có màu trắng xanh, đặc biệt cần tránh những củ bị biến dạng do sâu bệnh.
Củ sâm cau chất lượng là củ sâm cau khi bẻ đôi có mùi thơm đặc trưng, nồng hơi hắc, vị ngọt hơi đắng.
Nên chọn những củ sâm cau có màu đỏ tươi, không mục, hỏng.
Xem đầy đủ: Hướng dẫn nhận dạng củ sâm cau
Cách ngâm rượu sâm cau tươi
Chế biến sâm cau ngâm rượu
Vì củ này có tính độc nhẹ nên yêu cầu bắt buộc là phải chế biến khử độc tố khi đã chế biến và khử độc tố thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo độc tố có 3 cách chế biến cơ bản sau:
- Cách 1: Ngâm qua nước vo gạo nhiều lần mỗi lần 2-3h
- Cách 2: Ngâm qua nước lã thường ngâm nhiều lần khi nào nước trong không có vẩn đục
- Cách 3: Cửu chưng cửu sái tức là đồ hay hấp rồi phơi khô làm đi làm lại 9 lần rồi vùi vào trong đường cát để bảo quản đây là cách làm hay nhưng rất tốn công sức.
Trong bài viết này chúng tôi chỉ hướng dẫn cách xử lý bằng ngâm với nước vo gạo đây là cách làm đơn giản dễ làm và áp dụng ngay tại nhà mà yên tâm loại bỏ độc tố của củ.
Cách ngâm rượu sâm cau tươi
- Sâm cau tươi mua về dùng bàn chải đánh răng rửa lại cho thật sạch đất cát, ngâm trong nước 30 phút cho thật sạch rồi rửa lại lần nữa, để ráo.
- Như đã nói ở trên, loại thảo dược này có tính độc vì vậy cần phải khử tính độc trước khi ngâm rượu.
- Cách khử độc rất đơn giản: Ngâm sâm cau đỏ với nước vo gạo 3 lần. Lần 1 và lần 2 ngâm khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Lần cuối cùng ngâm qua đêm (khoảng từ 8 tiếng đến 10 tiếng). Sau khi đã ngâm qua đêm thì đem tráng qua một lượt nước lã, một lượt rượu (dùng chính loại rượu mà sẽ dùng để ngâm, không dùng loại rượu khác để tráng.
- Để ráo nước rồi xếp vào bình đã chuẩn bị ở trên theo tỉ lệ 1 kg sâm cau tươi và 3 lít rượu.
- Đậy nắp kín trong khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được.
- Lưu ý, khi ngâm sâm cau tươi cần chọn loại rượu mạnh, bởi sâm tươi có chứa nhiều nước, nếu rượu nhẹ sâm rất dễ bị thối.
Cách ngâm rượu sâm cau khô
Cách 1:
Củ sau khi được ngâm qua nước vo gạo thì đem thái lát mỏng giúp sâm cau ngấm rượu tốt hơn các tinh chất quý trong củ sẽ nhanh chóng chiết xuất ra rượu, vì thế rượu sẽ được dùng nhanh hơn.
- Thái lát mỏng từng miếng gần 1cm.
- Đem sao vàng: 1kg ngâm với 200ml mật ong và 4 lít rượu.
- Tiến hành sao vàng nhỏ lửa khoảng 10 phút sau đó để nguội hoặc hạ thổ
- Ngâm cùng 5-7 lít rượu ngon 40 – 45 độ
- Sau 100 ngày là dùng được.
Cách 2: Ngâm sâm cau chung với ba kích và dâm dương hoắc với tỷ lệ:
- 1kg sâm cau; 0,5kg ba kích; 0,5kg dâm dương hoắc; 200ml mật ong; 5 lít rượu.
- Ngâm từ 1 tháng trở lên là dùng được.
Sâm cau khô nguyên củ
Cách sử dụng: mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần một ly nhỏ trước bữa ăn.
Cách 3: Ngâm sâm cau với bìm bịp và tắc kè ( tác dụng: Bổ thận tráng dương)
Thành phần:
- Bìm bịp 1 con
- Tắc kè núi 2 – 3 con làm sạch
- Sâm cau rừng 50g
- Ngâm cùng 1.500ml rượu nếp quê
Cách dùng:
- Ngâm rượu trong 100 ngày là được. Để càng lâu càng tốt.
- Ngày dùng 2 – 3 lần mỗi lần uống 1 ly chừng 30ml dùng trước khi ăn cơm và tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý khi ngâm rượu sâm cau
Đối với sâm cau tươi thường ngâm với tỷ lệ 1:3 (1kg ứng với 3 lít rượu). còn với sâm cau khô thì thường tỷ lệ ngâm là 1:4 hoặc 1:5. Đối với những ai muốn uống rượu ngon thì nên sử dụng chum đất nung ở nhiệt độ 1000 độ là tốt nhất. Sau khi ngâm nếu có điều kiện thì hạ thổ chum rượu. Đây là cách ngâm cổ truyển của dân tộc ta.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng bình thủy tinh để ngâm rượu. Lưu ý không sử dụng bình nhựa để ngâm, không nên sử dụng những bình rượu có vòi vì trong mỗi vòi đều phải có một gioăng cao su và nếu ngâm lâu thì rượu có thể ngấm vào cao su hoặc bị rò ở phần vòi.
Đối với những ai muốn kết hợp làm 1 bình rượu để trưng bày tại phòng khách thì có thể sử dụng loại bình dưới đây để ngâm.
Chú ý cách ngâm rượu đúng liều lượng, kĩ thuật, không gian nhiệt độ bảo quản cũng phù hợp tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.
Nên dùng loại rượu nấu chất lượng để ngâm rượu. Một số người ngâm sử dụng rượu methanol – loại rượu pha chế từ cồn công nghiệp – để ngâm sâm cau. Tình trạng ngộ độc nạn nhân gặp phải thực chất là ngộ độc rượu methanol chứ không phải ngộ độc sâm cau.
Biểu hiện ngộ độc rượu sâm cau
Ngộ độc rượu sâm cau có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và thời gian phản ứng. Các triệu chứng thường gặp nhất là:
- Mắt sung huyết, nói nhiều, sắc mặt đỏ bừng.
- Lưỡi và miệng sưng phù và đau, có thể gây khó thở, nuốt và nói.
- Người có cảm giác bí tiện gây đau bụng, chướng bụng, khó tiêu và nôn mửa.
- Khả năng vận động tự chủ như cầm bát đũa, rót nước… giảm hoặc mất
- Mất ý thức, lú lẫn, phản ứng chậm, nói lắp, nói ngọng, mất trí nhớ, mất khả năng phán đoán, mất khả năng điều khiển cơ thể, mất cân bằng, mắt mờ, hoa mắt và nhận diện màu sắc không chính xác.
- Chướng bụng, nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy.
- Chân tay yếu, không có lực, tim đập nhanh, chóng mặt, buồn ngủ và ngất xỉu.
- Chứng co giật, động kinh, thân nhiệt hạ. Nặng hơn nữa có thể bị nghẹt hoặc ngừng thở, nhịp tim bất ổn và não bị tổn thương. Nếu không được sơ cấp cứu kịp thời, ngộ độc rượu cấp có thể dẫn đến tử vong.
Lưu ý khi sử dụng tránh để bị ngộ độc sâm cau
Không sử dụng trong thời gian dài hoặc quá liều lương:
Rượu sâm cau có chứa các chất như curculoside A, lichendiol glucoside, cycloenol, uống vừa phải có tác dụng kích thích tình dục, thúc đẩy tiết hormone nam, bồi bổ cơ thể và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu uống nhiều loại rượu này trong thời gian dài dễ dẫn đến ngộ độc và các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
Ngay cả khi đã khử độc rồi mới mang ngâm rượu hoặc sắc nước vẫn sẽ còn tồn dư lượng nhỏ độc tố. Nếu sử dụng rượu hoặc nước sâm cau quá liều lượng hoặc quá thời gian, vẫn có thể dẫn đến ngộ độc. Một số người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với các hoạt chất trong củ sâm cau. Khi uống rượu hoặc nước sâm cau cũng sẽ gặp các triệu chứng ngộ độc nhẹ.
Nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây rối loạn chức năng gan – thận và các cơ quan khác, làm ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe.
Việc sử dụng rượu sâm cau là một cách chữa bệnh nên cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ đông y về liều lượng và cách uống, trong quá trình sử dụng cũng cần theo dõi chặt chẽ thể trạng, nếu có dấu hiệu bất thường cần đi khám.
Các đối tượng không nên sử dụng
Phụ nữ đang cho con bú, người âm hư, hỏa nhiều, thấp khớp không nên uống loại rượu này để tránh gây kích ứng cơ thể và gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Người bị cảm sốt không nên dùng, người chảy máu cam không nên dùng, người nội nóng, loét không nên dùng, chỉ cần ghi nhớ những điểm này và uống hợp lý là có thể đạt được kết quả khả quan.
Do nồng độ cồn trong loại rượu này cao nên những người bị dị ứng với rượu hoặc người uống không giỏi không nên uống loại rượu này. Nên uống loại rượu này dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và chú ý đến lượng uống mỗi lần để tránh gây ra các triệu chứng khó chịu nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe
Kiêng kị thực phẩm khi dùng với sâm cau
Sử dụng sâm cau chung với các thực phẩm hoặc dược liệu khác: Một số thực phẩm hoặc dược liệu có thể tương khắc hoặc triệt tiêu với sâm cau, gây ra các tác dụng phụ hoặc ngộ độc. Ví dụ như trà, củ cải, hải sản, vị lê lô, ngũ linh chi… Khi sử dụng sâm cau cần tránh kết hợp với những thực phẩm hoặc dược liệu này.
Cách xử trí ngộ độc rượu sâm cau
Khi phát hiện người thân có các triệu chứng ngộ độc rượu sâm cau, người nhà cần theo dõi sát để xử trí kịp thời. Các biện pháp cấp cứu có thể bao gồm:
– Bước 1: Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu biết loại và lượng rượu mà người bệnh đã uống, cần cung cấp cho bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
– Bước 2: Nếu người bệnh còn tỉnh táo, có thể cho uống nước muối sinh lý hoặc nước chanh để làm loãng rượu trong dạ dày và giúp nôn mửa. Nếu người bệnh bất tỉnh, cần đặt nằm nghiêng một bên, đầu hơi cao hơn thân, để tránh nôn mửa vào phổi. Nếu có dấu hiệu ngạt thở, cần mở họng, tháo răng giả, dùng ngón tay hoặc vật sạch để lấy đờm, nôn ra khỏi miệng. Nếu cần, có thể thực hiện hô hấp nhân tạo.
– Bước 3: Nếu người bệnh có dấu hiệu co giật, cần giữ cho người bệnh nằm yên, không cố gắng mở miệng hoặc đưa vật gì vào miệng. Nếu có thể, nên dùng chăn, áo hoặc vật mềm để bọc quanh đầu, cổ, tay và chân để tránh tổn thương.
– Bước 4: Nếu người bệnh có dấu hiệu hạ nhiệt độ cơ thể, cần giữ ấm cho người bệnh bằng cách dùng chăn, áo hoặc túi nước nóng. Nếu có thể, nên đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế và theo dõi thường xuyên. Nếu nhiệt độ cơ thể dưới 35 độ C, cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay.
– Bước 5: Nếu người bệnh có dấu hiệu suy tim, cần theo dõi nhịp tim và huyết áp bằng máy đo hoặc bằng tay. Nếu nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều, cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay. Nếu người bệnh có dấu hiện đau ngực, khó thở, phù nề, mệt mỏi, chóng mặt hoặc ngất xỉu, cũng cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay.
Từ khóa » Cách Ngâm Quả Sâm Cau
-
Rượu Sâm Cau: Hướng Dẫn Cách Ngâm Và Sử Dụng Rượu Hiệu ...
-
Cách Tự ủ Rượu Ngâm Sâm Cau Giúp Cường Dương Bổ Thận
-
Cách Ngâm Rượu Sâm Cau Chuẩn Nhất Theo Kinh Nghiệm Dân Gian
-
Cách Ngâm Rượu Sâm Cau Tươi Làm đồ Uống Trong Ngày Tết
-
Cách Ngâm Rượu Sâm Cau đỏ Dễ Làm - An Toàn - Rừng Vàng
-
Cách Ngâm Rượu Sâm Cau Ngon Dễ Làm Tại Nhà
-
Cách Ngâm Rượu Sâm Cau đỏ Chuẩn Nhất Thơm Ngon Loại Bỏ độc Tố
-
1001 Câu Hỏi Về Cách Ngâm Rượu Sâm Cau
-
Sâm Cau Có Tác Dụng Gì? Có Mấy Loại? Cách Ngâm Rượu Sâm Cau ...
-
Cách Ngâm Rượu Sâm Cau Bổ Dương Mạnh Cho Các Quý ông
-
Củ Sâm Cau - Công Dụng Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
Sâm Cau Rừng: Vị Thuốc Dân Tộc Chữa Liệt Dương - YouMed
-
Cây Sâm Cau - Tác Dụng, Cách Ngâm Rượu Làm Thuốc Trị Bệnh
-
Hướng Dẫn Ngâm Rượu Sâm Cau đỏ để đạt Hiệu Quả Cao