Cách Nhận Biết Ic - LuTrader

Nội dung chính Show

  • Cách đo và xác định ic còn sống hay đã chết.
  • Xác định bằng đồng hồ đa năng:
  • Cách xác định bằng cô lập:
  • Cách đo xác định ic bằng phương pháp bo test:
  • Cách xác định bệnh bằng phương pháp nhìn và nhận biết:
  • Cách xác định bệnh bằng phương pháp khoanh vùng bị thương:
  • Cách xác định lỗi ic do sụt áp:
  • Video liên quan

IC, chip hay các loại vi xử lý đều là những bộ phận vô cùng quan trọng trong mỗi thiết bị điện tử. Ngày hôm nay, VANDAVN sẽ giúp bạn tìm hiểu một số mẹo để kiểm tra và xác định hư hỏng của những linh kiện này.

Ic là 1 tổ hợp một mạch điện bao gồm các linh kiện điện tử tích hợp lại với 1 hình dáng nhỏ gọn nhất tùy theo mục đích ứng dụng chức năng của nó.Một số loại ic còn tích hợp bộ nhớ trong để cho chúng ta lập trình đưa dữ liệu vào cho nó làm việc gọi là chip vi xử lý. Tóm lại, có rất nhiều ic khác nhau: ic nguồn, ic nhớ, ic công suất âm thanh, ic số, ic so sánh... Mỗi loại ic được sử dụng cho một loại thiết bị khác nhau

Cách đo và xác định ic còn sống hay đã chết.

Xác định bằng đồng hồ đa năng:

Cách này chỉ áp dụng cho ic ít chân thôi khoảng 8 chân đổ lại và phải có 1 con ic khác còn sống nữa (không nên dùng cho ic nguồn):Bước 1: Nhổ ic đó ra .Bước 2: Lấy đồng hồ đặt thang x1 đo 2 chân nguồn âm và nguồn dương xem có chạm chập không? đo thử với ic còn sống xem có giống nhau không, nếu giống nhau hay lệch 1 > 2 ôm thì vẫn có thể sử dụng, sau đó tiếp tục đo với các chân còn lại xem có giống nhau không, nếu giống nhau 90% thì ic đó còn sống (lưu ý trong khi đo nếu có cặp chân nào của ic = 0 ôm thì 100% là ic đó đã chết. Sau đó đóng luôn con đang làm mẫu vào mạch là xong).

Cách xác định bằng cô lập:

Ví dụ trong một mạch nguồn, mạch âm thanh bạn đã đo hết các linh kiện có thể đo được (trở, tụ, sò, nhái...) mà tất cả còn tốt thì chắc chắn con ic đã hỏng. Ta cần mua con khác thay vào.

Cách đo xác định ic bằng phương pháp bo test:

Ta tiến hành khử 1 con âm ly 8 sò bị méo tiếng hoặc loạt xoạt, ta không thể nhổ từng con ra thay đến khi nào hết bệnh, ta làm như sau:Bước 1: ta phải cô lập nó bị méo tiếng hay loạt xoạt là do board nào, ví dụ khu vực music bị méo tiếng mic vẫn hát bình thường thì ta khử đẹp khu vực music ngay và ngược lại, nếu cả hai khu vực này đều méo tiếng hay loạt xoạt thì ta khử phần master volume, một số con âm ly khu master có vùng cần gạt equailazer thì nó hay bị ở đây.Bước 2: nhổ từng con 4558 ra 1 rồi cắm vào bo test (một mạch điện khuyêch đại âm thanh đơn giản mà chỉ có 1 con 4558 trên đó, ta tháo ic đó ra đóng 1 con chân đế 8 chân vào là có thể test.Tương tự ta có thể làm bo test cho các loại ic khác với 1 mạch tương đương là ok. Cách này đơn giản dễ làm và tiết kiệm, cực kỳ nhanh gọn, có thể tìm ra lỗi nhanh chóng.

Cách xác định bệnh bằng phương pháp nhìn và nhận biết:

Đối với những loại ic số, ic nháy led,.. những loại ic này thường hoạt động độc lập, không cần cái gì gắn vào các cảng ra của nó cả. Ví dụ: ic AN6884 có 5 cổng ra nhưng cổng số 4 không sáng mà led không sao thì chắc chắn ic đã hỏng.

Cách xác định bệnh bằng phương pháp khoanh vùng bị thương:

1 mạch nguồn đã nổ (ic chưa nổ) hãy đo xem ic nổ đến đâu. Nếu đi ốt nắn trong mạch không chết mà cầu chì vẫn nổ, các linh kiện khác sống nguyên thì chắc chắn ic đó chết rồi (đây là bị dò hay chết chập ic). Cũng ngược lại, cầu chì không đứt, link kiện trong mạch không sao mà mạch vẫn không chạy thì ic cũng bị chết rồi (trường hợp này là ic bị lỗi hay chết đứt nên không gây chập mạch nên cầu chì không đứt).

Cách xác định lỗi ic do sụt áp:

Gỉa sử nguồn điện đến chân ic đó là 12 vôn, nhưng giờ ta đo chỉ còn 6 vôn thôi, sờ ic rất nóng thì chắc chắn ic đã chết. Có trường hợp sụt áp còn 1 vôn, trường hợp này ít nóng ic, gần như không nóng mà lại nóng những con trở dẫn điện nuôi nó thì ta nên tháo ra. 1 điều quan trọng là ta lấy đồng hồ đo thì điện trở sẽ rất thấp, gần như chập hẳn rồi. Dưới đây là cách xác định IC còn sống hay đã hỏng mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc, để có thể tự mình tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục chúng một cách nhanh nhất.

Cách nhận dạng ic trên điện thoại và trên các bo mạch khác cho anh em mới vào nghề học sửa điện thoại - laptop đây ạ cách nhận dạng các ic thường gặp trong điện thoại di động,,,chia sẽ cho anh em mới vào nghề Hôm nay tôi giới thiệu cho các bạn biết và xác định được các ic khác nhau thường có tên gọi chung trong 1 đtdđ bất kỳ, cho dù dt cao cấp hay dt cúi pắp gì cũng vậy,,, bạn muốn sửa được nó , thì ít nhất bạn phải hiểu rõ về nó, về nhiệm vụ, các tính năng đặc biệt về nó ... - Trong thời gian qua không ít bạn trẻ hỏi rằng, em chỉ học chỗ này, chỗ nọ , họ không dạy cái đt đó nên em không biết sửa, thậm chí mở nhiều máy ra, không biết con đó là ic gì...vậy làm sao bạn sửa được máy,,,.thưa các bạn rằng,,,không có nơi nào đủ thời gian chỉ hết cho bạn sửa các dòng máy khác nhau, nhưng bạn chỉ cần biết cách nhận dạng chung chung và từ đó bạn triển khai và suy luận các máy tương tự....vì vậy nên mình viết bài này nhằm mục đích chia sẽ cho các bạn 1 phần nào,,,chắc chắn cũng có nhiều khó khăn và sai sót nhỏ , mong nhận sự đồng cảm và chia sẽ cùng các bạn - Bài này nhằm giúp cho các bạn mời vào học nghề tham khảo, Định dạng và chức năng các linh kiện trên Bo mạch 1 – IC nguồn (UEM) Nhận VBAT cấp Cấp nguồn khởi động cho khối điều khiển. Cấp nguồn thứ cấp cho khối thu phát. Giao tiếp với Sim card, tạo xung PWM điều khiển IC xạc. cách nhận dạng : xung quang ic nguồn thường có nhiều linh kiện điện tử , nằm gần thạch anh 32,768 khz những hư hỏng thường gặp :mất nguôn , chập chờn nguồn, hao nguồn, lỗi 1 phần chức năng..... 2 – IC xử lý (CPU) Xử lý và điều khiển mọi hoạt động của máy , như Điều khiển quá trình mở tắt nguồn, thu phát tín hiệu và màn hình LCD. Quản lý Sim card, điều khiển rung, chuông, led, xạc. Để CPU điều khiển được cần phải có phần mềm lưu trong bộ nhớ Flash. Cách nhận dạng , ic này thường nằm gần flash , hoặc nằm chồng với ic flash , xung quanh có nhiều điểm test Những như hỏng thường gặp : mất nguồn , chập chờn nguồn , lỗi 1 phần điều khiển , treo máy...trắng màn hình nhưng không nghe gọi được 3 - IC nhớ FLASH Lưu cố định toàn bộ phần mềm điều khiển và phần ứng dụng của máy. Khi mất điện phần mềm trong Flash vẫn tồn tại, nó chỉ bị xóa khi ta chạy phần mềm. FLASH không cung cấp phần mềm trực tiếp cho CPU mà cung cấp gián tiếp qua SDRAM. Cách nhận dạng , ic này thường nằm gần cpu , hoặc nằm chồng với ic cpu , xung quanh có nhiều điểm test- Nnhững như hỏng thường gặp : mất nguồn , chập chờn nguồn , lỗi 1 phần điều khiển , treo máy 4 – IC Trung tần RF Nhằm kích mở và duy trì nguồn nhận xung kich 26m--kích hoạt cpu làm việc Đổi tần số và tách sóng tín hiệu thu lấy ra hai tín hiệu RXI và RXQ. Điều chế tín hiệu phát vào sóng cao tần cung cấp tín hiệu phát TX cho IC công suất. Hỏng hoặc bong chân IC này máy sẽ bị mất sóng và dùng để kích xung clock cho cpu hoạt động , Cách nhận dạng , ic này thường nằm gần dao động 26 mhz , nằm gần bộ lọc thu , phát.. Những như hỏng thường gặp : mất nguồn , chập chờn sóng, mất sóng thu, mất sóng phát, hoặc mất cả hai sóng 5 – IC khuếch đại công suất P.A Khuếch đại tín hiệu phát TX lên công suất đủ mạnh để đưa qua chuyển mạch ăng ten phát ra ngoài Cách nhận dạng nhờ vào sơ đồ nguyên lý Nếu hỏng P.A , có thể mất nguồn do chạm vbat , hoặc hao nguồn , hoặc sẽ mất tín hiệu phát do đó không thấy mạng nên mất sóng hoặc sóng ảo, nếu có mạng thì chập chờn, khi gọi hoặc nghe hay bị tắt nguồn. 6 – IC xạc (CHARGING) Điều khiển dòng xạc vào pin được ổn định, ngắt dòng xạc khi pin đầy hoặc quá cạn. Nếu hỏng IC này máy vẫn báo xạc nhưng không nạp được pin hoặc sạc không đầy... Cách nhận dạng nhờ vào sơ đồ nguyên lý Nếu hỏng ic sạc , có thể mất nguồn do chạm vbat , hoặc hao nguồn , hoặc sẽ mất tín sạc hoặc sạc không đầy .... 7 – IC rung, chuông, led Điều khiển cấp áp cho mô tơ rung, khuếch đại tín hiệu cấp cho chuông. Điều khiển điện áp cho đèn led chiếu sáng trên màn hình và bàn phím. Hỏng IC này có thể mất rung, chuông hoặc led. Nếu bị chạm máy sẽ tự rung hoặc sáng đèn led khi mới lắp pin. -d8 – IC đèn Dùng để điều khiển cho đèn phím, đèn màn hình sáng,,,thông qua mạch nâng áp , điện áp cho đèn bình thường (13,5- 18,5 )vôn Cách nhận dạng nhờ vào sơ đồ nguyên lý Nếu hỏng ic đèn , có thể mất nguồn do chạm vbat , hoặc hao nguồn , hoặc đèn bàn phím, đèn màn hình không sáng.... 9 – IC chuông Dùng để khuếch đại tín hiệu chuông trước khi đưa tín hiệu chuông ra ngoài Ccách nhận dạng nhờ vào sơ đồ nguyên lý Nếu hỏng ic này , có thể mất nguồn do chạm vbat , hoặc hao nguồn , hoặc sẽ mất loa ngoài.. 10 – IC blutooth Dùng để tắt mở bluthooth , hồng ngoại .., Ccách nhận dạng nhờ vào sơ đồ nguyên lý Nếu hỏng ic này , có thể mất nguồn do chạm vbat , hoặc hao nguồn , hoặc không nhận thu blutooth... 11 – IC phím Dùng để bảo vệ cpu, nếu có sự cố gì từ ngoài phím đi vào cpu, tránh trường hợp mất nguồn , bản chất ic này nó như cầu chì dùng để bảo vệ , ic này hư có thể câu dây Cách nhận dạng nhờ vào sơ đồ nguyên lý Nếu hỏng ic hư có thể liệt phím hoàn toàn, liệt 1 hàng phím , hay 1 cột phím ... 12 – IC hiển thị Dùng để bảo vệ cpu, nếu có sự cố gì từ ngoài màn hình đi vào cpu, tránh trường hợp mất nguồn , bản chất ic này nó như cầu chì dùng để bảo vệ , ic này hư có thể câu dây Cách nhận dạng nhờ vào sơ đồ nguyên lý Nếu hỏng ic hư có thể không lên màn hình nhưng nghe gọi được ,hoặc trắng màn hình nhưng vẫn nghe gọi được 13- IC thẻ nhớ Dùng để đọc được dữ liệu trong thẻ nhớ , Cách nhận dạng nhờ vào sơ đồ nguyên lý Nếu hỏng ic hư có thể không nhận thẻ , hoặc thẻ nhớ nhận mà không đọc được dữ liệu 14– IC camera Dùng để xuất áp khi camera hoạt động Cách nhận dạng nhờ vào sơ đồ nguyên lý Nếu hỏng ic , có thể máy báo camera sẳn sàng, camera chưa hoạt động , hay chụp mà không thấy hình ảnh.... 15 - Bộ dao động OSC Tạo xung CLK_13MHz cấp cho CPU ở các máy Nokia, mạch OSC tạo ra 26MHz rồi đưa qua IC RF chia tần lấy ra 13MHz cấp cho CPU. Nếu hỏng mạch OSC CPU sẽ không hoạt động và máy không mở nguồn được. 16 - Bộ dao động VCO Tạo dao động cao tần cung cấp cho mạch đổi tần khi thu và cung cấp cho mạch điều chế khi phát. Nếu hỏng mạch VCO máy mất sóng, không tín hiệu phát. Mạch VCO thường hỏng khi máy bị nước vào. 17 - Chuyển mạch ăng ten Chuyển mạch giữa các tần số GSM và DCS và giữa chế độ thu (RX) với chế độ phát (TX). Nếu hỏng mạch này máy mất sóng hoặc sóng yếu. Có thể đấu tắt chuyển mạch ăng ten nếu không có linh kiện thay thế. 18 - Bộ lọc thu (RX Filter) Lọc giải thông cho tần số thu 935 đến 960MHz đi qua, loại bỏ tín hiệu nhiễu. Nếu hỏng máy sẽ mất sóng hoặc sóng yếu. Ta có thể đấu tắt bộ lọc thu để thử khi mất sóng 19- IC wifi đang cập nhập thêm.....

20- ic 3g.....

Page 2

Từ khóa » Nhận Biết Ic