Cách Nhận Diện Phép Liên Kết Trong đề đọc Hiểu Ngữ Văn - Tìm đáp án
Có thể bạn quan tâm
Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn
Trong hầu hết các văn bản, tác giả thường sử dụng phép liên kết để làm cho câu từ gắn kết với nhau hơn, tránh bị rời rạc hoặc lặp lại quá nhiều. Để hiểu hơn về các phép liên kết, các em theo dõi bảng sau:
6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách phân biệt
Tuyển tập 20 đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Các phép liên kết | Đặc điểm nhận diện |
Phép lặp từ ngữ | Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước |
Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) | Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước |
Phép thế | Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước |
Phép nối | Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với câu trước |
Tác dụng của các phép liên kết
- Phép lặp từ ngữ: mang dụng ý nghệ thuật hoặc nhấn mạnh đối tượng được nói đến. Phép lặp này là do chủ ý của tác giả, khác biệt với lỗi lặp từ.
- Phép liên tưởng: làm cho ngôn ngữ của văn bản thêm phong phú hơn, hây ấn tượng hơn với người đọc đồng thời thể hiện tài năng, sáng tạo của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ.
- Phép thế: nhằm rút gọn đối tượng được nhắc đến mà không bị mất đi ý nghĩa, người đọc vẫn sẽ hiểu được đối tượng và không gây nhàm chán.
- Phép nối: giúp cho ý nghĩa được biểu thị theo cách độc đáo hơn, hấp dẫn người đọc hơn.
Cách nhận diện phép liên kết
- Phép lặp: từ ngữ chỉ đối tượng được nhắc đi nhắc lại nhiều nhưng mỗi lần mang một nghĩa khác nhau, vẫn giữu được sức hấp dẫn cho văn bản.
Ví dụ: Ông tôi là một người nông dân lương thiện. Hằng ngày, ông tôi thường giúp đỡ bác hàng xóm đau ốm làm phần ruộng. Ông tôi còn cực kì chăm bẵm cho mấy chú chim nhỏ. (Phép lặp: ông tôi).
- Phép liên tưởng: người viết sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa thay thế cho từ đã dùng trước đó.
Ví dụ: Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm… (Phù Đổng Thiên Vương - tráng sĩ - người trai làng Phù Ðổng).
- Phép thế: dùng đại từ, chỉ từ để thay thế cho đối tượng được nhắc đến.
Ví dụ: Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta. (Lòng yêu nước nồng nàn - đó).
- Phép nối: dùng các quan hệ từ, trợ từ, phụ từ,… để ối các câu văn lại với nhau.
Ví dụ: Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (và)
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
-----------------------
- Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án
- Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 10
- 20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.
Chúc các em học tập thật tốt.
Từ khóa » Tác Dụng Của Phép Liên Kết Lặp
-
Cách Nhận Diện Phép Liên Kết Trong đề đọc Hiểu Ngữ Văn
-
Tìm Và Nêu Tác Dụng Của Phép Liên Kết Hình Thức Sử Dụng - Khóa Học
-
Các Phép Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn Liên Kết ...
-
Một Số Phương Tiện Và Phép Liên Kết Trong Văn Bản
-
Phép Liên Kết Là Gì
-
Phép Lặp Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Phép Lặp Là Gì? Ví Dụ Phép Lặp - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Chỉ Ta Và Nêu Tác Dụng Của Phép Liên Kết Trong Câu Văn - Lazi
-
Các Phép Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn - Ôn Tập Ngữ Văn Thi ...
-
Nêu đặc điểm Của Các Phép Liên Kết: Phép Lặp Từ Ngữ, Phép đồng ...
-
Các Phép Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn đã Học Lớp 9 - Đọc Tài Liệu
-
Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn
-
Các Phép Liên Kết Thường Gặp Trong Câu Văn, đoạn Văn, Bài Văn
-
[Sách Giải] Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn