Cách Nhanh Hết Sản Dịch: Bí Quyết Cho Mẹ Sau Sinh
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Sản khoa
Cách nhanh hết sản dịch: Bí quyết cho mẹ sau sinh 29/08/2017 - 20:29 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKIINguyễn Văn Hà
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản1900 55 88 92Đặt lịch khámSau khi sinh là lúc tử cung hoàn thành sứ mệnh, bắt đầu hồi phục. Thời điểm này, niêm mạc tử cung bị hoại tử, xơ hóa, bong ra lẫn với những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám, cùng chất nhầy tử cung thoát ra ngoài. Đó chính là sản dịch. Khi sản dịch kéo dài, cách nhanh hết sản dịch thế nào được nhiều chị em sau sinh quan tâm.
Ra sản dịch là điều bình thường ở phụ nữ sau sinh (kể cả sinh thường và sinh mổ). Quá trình ra sản dịch kéo dài 2 – 6 tuần. Trong những ngày đầu, sản dịch màu đỏ tươi, sau đó, màu máu nhạt dần, màu hồng nhạt, như dịch loãng. Tiếp theo đó, sản dịch có mang lượng tế bào, niêm mạc nên có màu trắng, hoặc vàng nhạt. Thông thường, trong khoảng 20 ngày sản dịch sẽ hết tuy nhiên ở một số sản phụ thì tình trạng này kéo dài khoảng 45 ngày. Lúc này có môt số cách nhanh hết sản dịch mà mẹ có thể áp dụng.
1. Cách nhanh hết sản dịch
1.1. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Sau khi sinh, tử cung tiếp tục co bóp đẩy sản dịch ra ngoài. Lúc này, vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập vào tử cung qua đường sinh dục, tử cung lúc này trở thành môi trường thuận lợi để gây nhiễm trùng âm đạo. Việc vệ sinh vùng kín sau sinh lúc này rất quan trọng. Nên thay băng vệ sinh 3 giờ/lần, mỗi lần thay cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, sau đó thì lau khô. Tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Có thể vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn betadine pha loãng.
Cần tắm gội hàng ngày, nhưng tắm nhanh trong phòng kín gió, sau đó lau khô người, sấy tóc.
1.2. Vận động và nghỉ ngơi thích hợp
Sản phụ cần phải nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, cũng không nên nằm quá nhiều. Nếu mệt, bạn hãy cử động chân tay nhẹ nhàng trước khi ngồi dậy. Khi đã đỡ mệt, nên vận động nhẹ nhàng, nằm nhiều khiến cho máu huyết khó lưu thông. Với những sản phụ sinh mổ ngay khi ống thông tiểu được lấy ra, sản phụ có thể bước xuống giường, tập đi lại nhẹ nhàng. Lười vận động sau khi sinh mổ làm nhu động ruột chậm hồi phục, dẫn đến chứng táo bón khó chịu.
1.3. Hãy cho bé bú thường xuyên
Cho bé bú sớm giúp cho bé tăng sức đề kháng còn làm cho tử cung của mẹ mau phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết. Ngay cả khi sữa chưa kịp về, mẹ cũng nên cho bé bú.
1.4. Ăn rau ngót
Đây là một cách kinh nghiệm dân gian để nhanh chóng làm hết sản dịch sau sinh. Rau ngót rửa dưới vòi nước sạch, để ráo nước. Cho vào máy sinh tố xay cùng một ít muối, và nước cho nhuyễn rồi uống mỗi ngày 1 cốc. Nếu không uống được rau ngót tươi, có thể ăn canh rau ngót hàng ngày.
1.5. Xông hơi vùng kín
Xông hơi vùng kín sau sinh đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, giúp âm đạo được làm sạch, chống nhiễm khuẩn, giúp mẹ tự tin hơn về cơ thể. Cách xông hơi bằng lá trầu cũng là một kinh nghiệm dân gian được nhiều mẹ áp dụng.
Cách thực hiện khá đơn giản: Nấu 1 nước sôi, vò lá trầu bỏ vào thêm chút muối. Lấy 1 chiếc chậu đổ nước vào ngồi xông. Khi nước đã nguội thì có thể dùng nước này rửa vùng kín.
2. Những sai lầm cần tránh sau sinh
– Không nằm gác chân lên nhau: Nhiều mẹ cho rằng sau sinh nên nằm chéo chân, thực chất đây là cách ngăn sản dịch thoát ra ngoài. Khi sản dịch không thoát được ra ngoài, thì sẽ gây bế sản dịch, rất nguy hiểm.
– Không nên nịt bụng quá chặt sau sinh: Nịt bụng quá chặt sau sinh làm áp lực bên ngoài thành bụng tăng, cản trở hồi phục thành bụng, cản trở cơ quan sinh sản trở về vị trí ban đầu. Khi vị trí của cơ quan sinh sản thay đổi, thì sản dịch sẽ không được thoát hết ra ngoài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các sản phụ.
Nếu tình trạng ra sản dịch kéo dài, mẹ cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra tìm nguyên nhân và có cách xử trí đúng đắn.
Cách nhanh hết sản dịch thế nào? Hi vọng rằng thông tin mà chúng tôi cung cấp đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích, áp dụng thành công.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: mẹ sau sinhphụ nữ sau sinhsản dịch sau sinh Bài viết liên quanSản phụ sau đẻ mổ dùng cốc nguyệt san được không?
Phụ nữ hiện đại đã quá quen thuộc với việc sử dụng cốc nguyệt san để “cứu cánh”...
Giải đáp thắc mắc mẹ đẻ mổ có được uống sữa ông thọ không?
Đối với phụ nữ sau sinh mổ, việc chú ý đến dinh dưỡng là vô cùng quan trọng....
Sản phụ đẻ mổ sau bao lâu thì hết sản dịch?
Đối với các mẹ đã từng sinh nở, chắc hẳn không còn lạ lẫm với tình trạng ra...
Đẻ thường bao giờ hết sản dịch? Mẹ cần lưu ý gì?
Đẻ thường bao giờ hết sản dịch chắc hẳn là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm....
Hỏi đáp: Đẻ mổ sau bao lâu hết đau dạ con?
Đẻ mổ sau bao lâu hết đau dạ con là vấn đề được rất nhiều mẹ sinh mổ...
Hỏi đáp: Sau khi đẻ thường bao lâu thì hết sản dịch?
Sau khi sinh, cho dù mẹ vượt cạn bằng phương pháp sinh thường hay sinh mổ cũng đều...
Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?
Khám xương chậu tuần bao nhiêu để biết sinh thường hay sinh mổ?
Tháng cuối thai kỳ có cần siêu âm 3D 1 tuần 1 lần không?
Cách cải thiện tình trạng đa ối tuần 35?
Thai tụ dịch màng nuôi có ảnh hưởng gì không?
Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết
Siêu âm thai là một trong những phương pháp theo dõi thai kỳ quan trọng và phổ biến…Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả
Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu gây ra tê, đau, làm giảm sức lực của các…Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không
“Mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không” là câu hỏi rất nhiều…So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D
Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong thai kỳ quan trọng, giúp theo dõi…Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm
Chửa ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa tính…Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai
Lần đầu đến phòng khám thai chắc hẳn chị em nào cũng rất bỡ ngỡ vì không biết…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Tống Sản Dịch Sau Sinh
-
Cách Giúp Làm Sạch Sản Dịch Sau Sinh | Vinmec
-
Bế Sản Dịch Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Sản Dịch Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết?
-
Góc Giải đáp: Làm Thế Nào để Nhanh Hết Sản Dịch Sau Sinh? | Medlatec
-
Sản Dịch Sau Sinh Là Gì Và Các Thông Tin Liên Quan | Medlatec
-
Ứ Sản Dịch Sau Sinh – Biến Chứng Nguy Hiểm Mẹ Cần Lưu ý
-
3 Cách Nhanh Hết Sản Dịch Cho Phụ Nữ Sau Sinh - MarryBaby
-
Dấu Hiệu Bế Sản Dịch ở Phụ Nữ Sau Sinh - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...
-
8 Cách Nhanh Hết Sản Dịch Sau Sinh Mẹ Cần Nắm Rõ
-
BÀ BẦU SINH MỔ SAU BAO LÂU THÌ HẾT SẢN DỊCH?
-
Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết Sản Dịch? Bí Quyết Tống Sản Dịch Hiệu Quả
-
Bí Quyết Sau Sinh Nên ăn Gì để Nhanh Hết Sản Dịch Cực Kỳ Hữu Hiệu
-
Sản Dịch Sau Sinh: Bao Lâu Thì Hết? Thế Nào Là Bình Thường?