Sản Dịch Sau Sinh Là Gì Và Các Thông Tin Liên Quan | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Sản dịch là gì?
Sản dịch sau sinh chính là dịch (gồm máu, mô từ niêm mạc tử cung) chảy ra từ âm đạo của mẹ sau khi sinh nở. Sản dịch sẽ nhiều nhất ở những ngày đầu sau sinh, sau đó giảm dần.
Sản phụ xuất hiện sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường
Tùy vào cơ địa của từng người mà sản dịch sẽ xuất hiện trong khoảng 2 - 4 tuần sau sinh và sau khoảng 2 tháng thì tình trạng này sẽ hoàn toàn biến mất.
2. Đặc điểm của sản dịch sau sinh theo thời gian
Dù là sinh thường hay mổ thì sản phụ đều xuất hiện sản dịch sau sinh. Các đặc điểm của sản dịch sẽ khác nhau theo thời gian. Cụ thể:
Màu sắc
-
Trong khoảng 1 tuần đầu, màu sắc của sản dịch thường có màu đỏ tươi, sau đó chuyển sang màu nâu.
-
Các tuần sau, sản dịch thường có màu nhạt hơn, màu vàng hoặc trắng đục.
Tính chất của sản dịch
-
3 - 5 ngày đầu sau sinh, sản dịch sẽ bao gồm các cục máu nhỏ màu sẫm và máu loãng.
-
5 - 10 ngày sau đó, sản dịch loãng hơn, có lẫn ít nhất nhầy.
-
Sau đó, sản dịch thường có màu vàng trong hoặc trắng đục.
Với các sản phụ sinh con đầu lòng hoặc cho con bú thì tử cung sẽ co nhanh hơn, vì thế sản dịch sẽ nhanh hết hơn so với các sản phụ khác.
Với các sản phụ sinh con đầu lòng hoặc cho con bú thì tử cung sẽ co nhanh hơn
Chú ý là sau sinh, sản phụ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh hoạt động nặng để sức khỏe hồi phục tốt, tránh hiện tượng xuất hiện sản dịch trở lại.
3. Dấu hiệu cảnh báo sản dịch sau sinh bất thường
Thông thường, sản dịch sẽ chỉ có mùi tanh nhẹ, không hôi và kéo dài khoảng 1 tháng tùy cơ địa từng người với lượng sản dịch sẽ ít dần. Ngoài ra, màu sắc sản dịch cũng thay đổi từ đỏ tươi sang nhạt hơn và màu vàng trong. Quá trình này diễn ra ở những sản phụ có sản dịch bình thường.
Tuy nhiên, có rất nhiều sản phụ xuất hiện các dấu hiệu cho thấy bất thường về sản dịch, vấn đề thường gặp nhất là bế sản dịch. Nắm bắt được các dấu hiệu bất thường của sản dịch sau sinh sẽ giúp sản phụ tránh được những biến chứng đáng tiếc.
Dịch âm đạo có mùi tanh hôi rất khó chịu cần đi khám ngay
Dưới đây là dấu hiệu nhận biết điển hình:
-
Sản dịch không giảm mà ngày càng nhiều, có cục máu đông. Khoảng 3 ngày sau sinh, nếu sản dịch vẫn chảy nhiều mà không có dấu hiệu giảm thì đây rất có thể là dấu hiệu bất thường.
-
Có màu đỏ tươi kéo dài sau 1 tuần.
-
Dịch âm đạo có mùi tanh hôi rất khó chịu, có thể lẫn mủ.
-
Ở bụng xuất hiện cục cứng và có thể sờ thấy. Khi ấn vào đáy tử cung, thấy sản dịch chảy ra nhiều màu đen, hôi.
-
Vùng hạ vị bị đau.
-
Sản phụ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm theo gai rét, cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chóng mặt.
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn thêm về tình trạng của bạn.
4. Lưu ý cho sản phụ sau sinh để tránh các vấn đề về sản dịch
Sau sinh, thai phụ cần chú ý những biện pháp sau để tránh mắc các bệnh lý liên quan đến sản dịch:
4.1. Giữ vệ sinh vùng kín
Vi khuẩn và vi trùng sẽ phát triển gây viêm nhiễm âm đạo nếu vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, nhất là khi có sản dịch. Vì thế, sản phụ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách để tránh các bệnh viêm nhiễm thường gặp. Cụ thể:
-
Thay băng vệ sinh 3 tiếng/lần, dùng loại băng vệ sinh dành cho sản phụ.
-
Khi thay băng, hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
-
Có thể vệ sinh vùng kín bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh an toàn.
-
Nên tránh tắm bồn, thụt rửa và lau âm đạo bằng khăn có hóa chất.
Sản phụ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách để tránh các bệnh viêm nhiễm
4.2. Vận động hợp lý, nhẹ nhàng
Sau sinh khoảng 6 tiếng, sản phụ cần nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh đi lại vận động. Sau đó, cần đi lại nhẹ nhàng để sản dịch tống ra ngoài nhanh và dễ dàng hơn.
4.3. Tích cực cho bé bú mẹ
Khi bé bú, tử cung sẽ nhanh co hơn, từ đó quá trình tống sản dịch ra ngoài cũng nhanh hơn, giúp rút ngắn thời gian xuất hiện sản dịch.
Do đó, mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt sau sau, vừa tốt cho cơ thể của mẹ, vừa tốt cho sức khỏe của bé. Mẹ có thể sử dụng các biện pháp để sữa nhanh về như hút sữa, massage ngực, ăn uống đủ chất, sử dụng các thực phẩm lợi sữa,...
4.4. Dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Sau sinh, bà mẹ mất máu mà mất sức nhiều nên cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe. Sản phụ nên bổ sung các thực phẩm hỗ trợ tăng co bóp tử cung, giúp tống sản dịch ra ngoài và thực đơn hàng ngày như rau ngót, dứa,...
Ngoài ra, đu đủ xanh, nghệ, mướp,... là các thực phẩm giúp ổn định dạ dày và kích thích tuyến sữa rất hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp sản phụ nhanh hồi phục sức khỏe
4.5. Mặc quần áo rộng rãi
Sau sinh, mẹ nên mặc quần áo rộng rãi để cơ thể được thoải mái cũng như sản dịch tống ra ngoài dễ dàng hơn.
4.6. Thường xuyên đi tiểu
Bàng quang của sản phụ sẽ ít nhạy cảm hơn sau sinh. Do đó, hãy chú ý đi vệ sinh thường xuyên ngay cả khi chưa cảm thấy phải đi tiểu bởi có thể bàng quan của bạn cũng đã khá đầy.
Giữ cho bàng quang rỗng, ít nước tiểu sẽ giúp cho tử cung co bóp dễ dàng hơn, giúp sản dịch được tống ra nhanh và dễ dàng hơn. Tốt nhất, hãy đi vệ sinh sau mỗi 2 - 3 tiếng.
Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Do đó, bạn không cần lo lắng, tình trạng này sẽ thường mất sau 2 - 4 tuần. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu thấy dấu hiệu bất thường cần đi thăm khám ngay.
Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp.
Từ khóa » Tống Sản Dịch Sau Sinh
-
Cách Nhanh Hết Sản Dịch: Bí Quyết Cho Mẹ Sau Sinh
-
Cách Giúp Làm Sạch Sản Dịch Sau Sinh | Vinmec
-
Bế Sản Dịch Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Sản Dịch Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết?
-
Góc Giải đáp: Làm Thế Nào để Nhanh Hết Sản Dịch Sau Sinh? | Medlatec
-
Ứ Sản Dịch Sau Sinh – Biến Chứng Nguy Hiểm Mẹ Cần Lưu ý
-
3 Cách Nhanh Hết Sản Dịch Cho Phụ Nữ Sau Sinh - MarryBaby
-
Dấu Hiệu Bế Sản Dịch ở Phụ Nữ Sau Sinh - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...
-
8 Cách Nhanh Hết Sản Dịch Sau Sinh Mẹ Cần Nắm Rõ
-
BÀ BẦU SINH MỔ SAU BAO LÂU THÌ HẾT SẢN DỊCH?
-
Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết Sản Dịch? Bí Quyết Tống Sản Dịch Hiệu Quả
-
Bí Quyết Sau Sinh Nên ăn Gì để Nhanh Hết Sản Dịch Cực Kỳ Hữu Hiệu
-
Sản Dịch Sau Sinh: Bao Lâu Thì Hết? Thế Nào Là Bình Thường?