Cách Nhớ 214 Bộ Thủ Tiếng Trung Thông Qua Thơ Văn – Diễn Ca Bộ ...

Những chữ viết hoa là âm Hán việt, những chữ viết thường nghĩa. Ví dụ: Thổ – Đất, tức là chữ thổ trong tiếng Việt là Đất a) 2 câu đầu nói đủ thất diệu (mặt trăng, mặt trời và 5 ngôi sao trong hệ mặt trời Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) – tức là nói về Thiên. b) 2 câu tiếp theo nói về Địa và Nhân (các thứ trên mặt đất, và các dạng người) c) 2 câu tiếp nữa là những khái niệm do con người tạo ra, sử dụng, cư trú. d) 2 câu tiếp nữa nói về thời hồng hoang, ở trong hang núi, bắt đầu có khái niệm về buổi sáng, buổi tối, cũng như thiên địch (hổ) và thức ăn (dê). Người Trung Quốc cổ đại nuôi dê rất sớm.                              (thực ra Dương = Cừu.) e) 2 câu cuối nói về thời kỳ đã tìm ra lửa, biết nung ngói. Nung gốm sứ. Làm ruộng, đời sống con người tốt hơn, nâng cao tuổi thọ, nên có chữ Lão = người già. (1). Phụ nghĩa gốc là quả đồi đất, thường dùng trong các chữ Hán chỉ địa danh. (2). Sỹ là người có học, ở đây vì bắt vần, nên tôi cho Sỹ = quan lại. Vì chỉ có người có học mới có thể làm quan. (3) Hán nghĩa gốc là chỗ sườn núi (non) rộng rãi, dùng để làm nơi sản xuất, vì vậy mà người ta mới lấy nó làm chữ Xưởng (công xưởng) (4). Chữ Thần nghĩa là Thìn (1 trong 12 con giáp), cũng có nghĩa là ngày giờ (Ví dụ: Cát nhật lương thần = ngày lành giờ tốt). Cổ văn dùng giống như chữ 晨 là buổi sớm, ở đây vì bắt vần, tôi cho Thần = buổi sớm. (5). Chữ Ấp nghĩa là đất vua ban, nhưng người Việt Nam ở miền nam thường dùng chữ Ấp với nghĩa là 1 khu vực, 1 thôn làng, vì vậy tụi mình cho Thôn = Ấp.

Câu 11-20 gồm 31 bộ:

廴 – 辶

Yǐn – chuò

勹 – 比 – 廾

Bāo – bǐ – gǒng

鳥 – 爪 – 飛

Niǎo – zhǎo – fēi

足 – 面 – 手 – 頁

Zú – miàn – shǒu – yè

髟 – 而

Biāo – ér

牙 – 犬 – 牛 – 角

Yá – quǎn – niú – jiǎo

弋 – 己

Yì – jǐ

瓜 – 韭 – 麻 – 竹

Guā – jiǔ – má – zhú

行 – 走 – 車

Xíng – zǒu – chē

毛 – 肉 – 皮 – 骨

Máo – ròu – pí – gǔ

11. DẪN 廴- ĐI GẦN, SƯỚC 辶 – ĐI XA

12. BAO 勹 – ÔM, TỶ 比 – SÁNH, CỦNG 廾 – LÀ CHẮP TAY

13. ĐIỂU 鳥 – CHIM, TRẢO 爪 – VUỐT, PHI 飛 – BAY

14. TÚC 足 – CHÂN, DIỆN 面 – MẶT, THỦ 手 – TAY, HIỆT 頁 – ĐẦU

15. TIÊU 髟 LÀ TÓC, NHI 而LÀ RÂU

16. NHA 牙 – NANH, KHUYỂN 犬 – ***, NGƯU 牛- TRÂU, GIÁC 角 – SỪNG

17. DỰC 弋 – CỌC TRÂU, KỶ 己 – DÂY THỪNG

18. QUA 瓜 – DƯA, CỬU 韭 – HẸ, MA 麻 – VỪNG, TRÚC竹 – TRE

19. HÀNH 行 – ĐI, TẨU 走 – CHẠY, XA 車 – XE

20. MAO 毛 – LÔNG, NHỤC 肉 – THỊT, DA 皮 – BÌ, CỐT 骨 – XƯƠNG.

Chú giải:

1. Hai bộ Dẫn, Sước có ý nghĩa rất rộng, thường chỉ về hành động, đặc biệt là sự đi lại, ở đây tôi tạm dịch Dẫn = đi trong phạm vi gần, Sước = đi trong phạm vi xa. (Cũng là để cho bắt vần) 2. Bao = bao bọc, ôm ấp, bao che. Nên tôi viết Bao = ôm. Bỉ = so sánh. Bộ Củng có nghĩa là 2 tay chắp lại để nâng 1 vật nào đó, hoặc chắp tay lại. (Cổ văn vẽ bộ Củng là hình 2 bàn tay) 3. Bộ Hiệt vẽ cái đầu người. Chú ý phân biệt với bộ Thủ (vẽ đầu con thú, nghĩa gốc Thủ = đầu con thú – Lý Lạc Nghị) 4. Bộ Tiêu nghĩa là tóc dài, các chữ chỉ về râu tóc thường có bộ này. Bộ Nhi vốn là 1 chữ tượng hình, vẽ chòm râu dưới cằm (Lý Lạc Nghị). Sau này người ta giả tá (mượn chữ Nhi này để chỉ 1 nghĩa khác). Cho nên ngày nay bộ Nhi trở thành 1 hư tự trong tiếng Hán. Trong 1 vài chữ Hán có chứa bộ Nhi, bộ Nhi vẫn mang ý nghĩa là râu cằm. 耐 (nhẫn nại, bị nhổ râu,đau, phải nhẫn nại),耍 (chơi đùa, đàn bà vốn ko có râu, thế mà bộ Nữ lại đi với bộ Nhi (râu). 5. Bộ Dực = cọc buộc mũi tên, hoặc súc vật. Ở đây tôi dịch là cọc buộc trâu, cũng chỉ là để liên tưởng mà thôi. Bộ Kỷ cũng là vẽ 1 sợi dây thừng (Lý Lạc Nghị) sau đó, người ta cũng giả tá nó làm 1 trong 10 thiên can. (Ví dụ: năm Kỷ Mùi). Và còn giả tá làm nghĩa Kỷ = tôi, bản thân, mình. Nghĩa gốc của chữ Kỷ己 là chữ Kỷ紀. Người nguyên thủy ghi nhớ bằng cách lấy 1 sợi dây thừng thắt lại nhiều nút. Mỗi nút là 1 sự kiện. 6. 芝麻 Nghĩa là Vừng (hoặc Mè trong tiếng miền Nam). Người miền Nam Việt Nam gọi Vừng là Mè vì họ bắt chước cách đọc chữ zhima của người Quảng Đông. Bộ Ma còn có nghĩa là cây gai v.v.v.

Từ khóa » Chữ Thọ Giản Thể