Cách Nhớ Từ Vựng Tiếng Trung Tiếng Hoa Siêu Nhanh 14 Cách
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
- 1 Khi học một ngôn ngữ, điều đầu tiên mà bạn cần đó là học từ mới, học cách phát âm, cách đọc, cách viết sao cho đúng,. Nhưng làm như thế nào để ghi nhớ chúng một cách nhanh nhất. Dưới đây, Tiếng Hoa Hằng Ngày xin gửi tới các bạn 14 cách ghi nhớ từ vựng tiếng Hoa siêu nhanh.
- 1.1 Chuyển đổi từ thành hình ảnh
- 1.2 Thường xuyên lặp đi lặp lại
- 1.3 Tập trung cao độ
- 1.4 Chọn phương pháp học phù hợp
- 1.5 Hòa nhập tất cả giác quan
- 1.6 Cảm xúc phải được kết nối
- 1.7 Flashcard thần kỳ
- 1.8 Viết, viết và viết
- 1.9 Lặp đi lặp lại bằng lời nói
- 1.10 Các khái niệm liên kết với nhau
- 1.11 Cảm thụ thông qua âm nhạc
- 1.12 Tạo khoảng ngắn thời gian nghỉ xen lẫn việc học
- 1.13 Chia thông tin thành nhóm
- 1.14 Tạo không gian trí nhớ
- 2 CÁCH NHỚ MẶT CHỮ
- 3 1. Tập viết chữ Hán mỗi ngày và chỉ cần nhớ nhưng từ cơ bản và quan trọng
- 4 2. Tập Ghi nhớ 214 bộ thủ cơ bản và Quy tắc viết chữ Hán
- 5 3. Học từ mới qua phim ảnh, tiểu thuyết tiếng Trung
- 6 4. Ghi nhớ chữ tượng hình và chữ hội ý
- 7 5. Học qua ca dao, tục ngữ, câu đố. Đây là cách nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt xưa
Khi học một ngôn ngữ, điều đầu tiên mà bạn cần đó là học từ mới, học cách phát âm, cách đọc, cách viết sao cho đúng,. Nhưng làm như thế nào để ghi nhớ chúng một cách nhanh nhất. Dưới đây, Tiếng Hoa Hằng Ngày xin gửi tới các bạn 14 cách ghi nhớ từ vựng tiếng Hoa siêu nhanh.
-
Chuyển đổi từ thành hình ảnh
Tieng Hoa là ngôn ngữ tượng hình, bởi vậy điều này lại càng bắt buộc chúng ta càng phải nâng cao trí tưởng tượng. Bạn có thể nghĩ ra một hình ảnh nào đó liên quan đến từ vựng tiếng Trung đấy. Hình ảnh đó không bắt buộc phải đúng với tất cả. Chỉ cần phù hợp với bạn là đủ.
Hình ảnh so với chữ viết là hai yếu tố hoàn toàn khác nhau và não bộ của chúng ta lại có khả năng thích ứng hơn với hình ảnh. Vậy tại sao lại không liên kết giữ chữ viết và hình ảnh để nhớ được lâu hơn.
-
Thường xuyên lặp đi lặp lại
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: chúng ta quên 80% thông tin học được chỉ trong vài ngày. Do đó việc lặp đi lặp lại nội dung thông tin đó là điều rất cần thiết. Bạn không nhất thiết phải học quá kỹ từ vựng tiếng Trung một lần. Bạn cần lặp lại nó một cách thường xuyên mỗi lần một thời gian ngắn. Điều đó giúp não bộ của chúng ta hằn nếp ghi nhớ từ mới sâu hơn
-
Tập trung cao độ
Việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi khi mà chúng ta làm quá nhiều việc một lúc. Điều này cũng vô cùng dễ hiểu bởi nó sẽ phân tán sự tập trung. Vì vậy, chia khoảng thời gian ra cho mỗi việc hơn là làm nhiều việc cùng một lúc. Khi bạn ghi nhớ từ vựng tiếng Trung, bạn cần loại bỏ hết các công việc khác ra khỏi đầu. Các khóa học tại trung tâm sẽ giúp bạn ghi nhớ từ vựng bằng chính giao tiếp các bạn bè và thầy cô xung quanh.
-
Chọn phương pháp học phù hợp
Một phương pháp học đúng không có nghĩa là có hiệu quả khi nó không phù hợp với bạn. Có người ghi nhớ từ việc tiếng Trung bằng phương pháp này nhưng với người khác là phương pháp kia. Điều quan trọng là nó phù hợp và nó cho bạn hiệu quả. Hình ảnh, âm thanh, hay vận động… tùy vào sự tương thích với bạn.
-
Hòa nhập tất cả giác quan
Việc ghi nhớ từ vựng tiếng Trung không hề dễ dàng. Bởi vậy bạn cần huy động tất cả các giác quan trên cơ thể. Bạn có thể học bằng mắt, mũi, miệng, tai, và toàn bộ cơ thể. Tạo ra một động tác đặc thù gắn với từ vựng đó. Để khi bạn thực hiện động tác đó bạn sẽ nhớ ngay đến từ vựng tiếng Trung mà bạn học.
-
Cảm xúc phải được kết nối
Nơ ron thần kinh của chúng ta rất nhạy cảm. Vì vậy, việc tạo ra sự hưng phấn, kích thích là điều vô cùng quan trọng. Khi học bạn có thể tạo ra sự liên kết giữa các cảm xúc. Vui, buồn, hài hước, phẫn nộ đều có thể thể hiện để ghi nhớ từ vựng tiếng Trung.
-
Flashcard thần kỳ
Cải thiện 50% khả năng ghi nhớ là nghiên cứu của đại học Washington cho việc sử dụng flashcard. Bạn có thể dễ dàng mang theo và học mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt với một từ mới sẽ được lý giải cặn kẽ và có ví dụ cụ thể. Do đó đây là một trong những cách thần kỳ để ghi nhớ từ vựng tiếng Trung.
-
Viết, viết và viết
Việc gõ trên máy tính là điều đang khiến cho chúng ta thụ động và quên đi mặt chữ trong tiếng Trung. Thay vì học bằng cách gõ trên máy tính, bạn có thể tự viết tay thật nhiều lần. Mỗi lần đưa nét chữ lại ghi nhớ thêm nhiều hơn.
-
Lặp đi lặp lại bằng lời nói
Lặp lại bằng cách nói lớn chiêu bài chuẩn cho việc ghi nhớ từ vựng tiếng Trung. Bạn không nói ra mà chỉ học không thì chỉ là những kiến thức trên sách vở. Chỉ có khi bạn phát ra bằng chính miệng mình không những giúp bạn kiểm tra phát âm mà còn giúp bạn nhớ lâu hơn
-
Các khái niệm liên kết với nhau
Ghi nhớ từ vựng tiếng Trung không phải là ghi nhớ từng chữ cái riêng lẻ. Đấy là việc học từ trong câu, câu trong đoạn và đoạn trong bài. Bạn phải học trong từng ngữ cảnh thì mới có thể ứng dụng nó trong từng hoàn cảnh khi gặp phải.
-
Cảm thụ thông qua âm nhạc
Từng giai điệu của bài hát sẽ thẩm thấu nhanh đến mức bạn sẽ bất ngờ đấy. Bạn biết đấy có thể hát một bài hát dù bạn không hiểu nghĩa của nó. Vậy tại sao bạn không thông qua các bài hát để ghi nhớ từ vựng tiếng Trung tốt hơn?
-
Tạo khoảng ngắn thời gian nghỉ xen lẫn việc học
Thời gian nghỉ giữa các buổi học khoảng 10 phút cũng đủ để giúp duy trì ghi nhớ 20% lượng thông tin. Đây là con số do các nhà tâm lý của trường đại học Edinburgh tìm ra.Điều này rất đúng với cách nhớ từ vựng tiếng Trung hay bất kỳ ngôn ngữ nào.
-
Chia thông tin thành nhóm
7 nhóm thông tin là giới hạn mà hầu hết chúng ta có thể ghi nhớ trong trí nhớ ngắn hạn. Nếu một số điện thoại bạn phải đọc thành cụm để dễ nhớ thì tương tự ghi nhớ từ vựng tiếng Trung cũng vậy.
Xem thêm: Tam thập nhi lập tiếng Trung có nghĩa là gì?Bạn cần chia từ vựng tiếng Trung thành từng nhóm nhất định. Điều này sẽ giúp bạn nhớ từng cụm thông tin mà không bị rối.
-
Tạo không gian trí nhớ
Khi chia thành nhóm riêng lẻ nhưng không có nghĩa là không có liên kết. Tệp thông tin cần ghi nhớ sẽ được tập hợp trong một không gian chung để bạn có thể đi đi lại lại trong không gian đó. Bạn cần phải định hướng từng nội dung và sắp xếp nó thật lô gic để phản xạ nhanh hơn.
CÁCH NHỚ MẶT CHỮ
1. Tập viết chữ Hán mỗi ngày và chỉ cần nhớ nhưng từ cơ bản và quan trọng
Không cần thiết để biết hết 50,000 từ tiếng Trung để có thể đọc và viết tiếng Trung vì ngay cả người Trung Quốc cũng không biết được hết.
– Chỉ 1500 từ có thể khám phá 95% ngôn ngữ viết của mọi loại ngôn ngữ. – Bạn muốn đọc và viết tiếng Trung nhanh? Vậy hãy chắc chắn các bạn đang tập trung vào tài nguyên chuẩn ! – Các vấn đề về sự trùng lặp hữu dụng trong tiếng Trung – 100 từ có thể tạo được 70% của MỌI ngôn ngữ viết – Với 500 từ thông dụng, bạn sẽ có tỷ lệ là 80%+ – Nếu bạn muốn đọc và viết tiếng Trung nhanh, đừng phí thời gian học những chữ cái hiếm gặp vì bạn chẳng bao giờ dùng mà hãy tập trung vào những từ thông dụng nhất
Tạo flashcard – thẻ nhớ từ là cách tập nhớ chữ Hán rất hiệu quả
– Hãy chọn ra 1500 từ Trung Quốc hữu dụng nhất và in ra thành 1 poster. Tải 1500 chữ Hán thông dụng tại đây – Hãy xử lý để poster có độ phân giải cao nhất để khi in ra các chữ không bị mờ – Mỗi từ nên bao gồm phần chữ Hán (Phồn thể hoặc giản thể tuỳ việc bạn học tiếng Đài Loan hay tiếng Phổ thông), phần dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh (cho các bạn muốn ôn luyện cả tiếng Anh) và phần Pinyin
2. Tập Ghi nhớ 214 bộ thủ cơ bản và Quy tắc viết chữ Hán
Chữ Trung Quốc là chữ tượng hình được chia làm hai loại là chữ đơn thể (人,口,女,手,…) và chữ hợp thể (你,难,笑,男,…). Chữ hợp thể chiếm đa số trong tiếng Trung, thường có kết cấu trái – phải, trên – dưới, ngoài – trong, một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm đọc. Từ đó chỉ cần nhìn chữ chúng ta sẽ có thể đoán được nghĩa và cách đọc của từ.
Ở đây chúng ta cũng cần tìm hiểu bộ thủ là gì? Và học bộ thủ thì có lợi ích gì?
“Bộ thủ: là thành phần cốt yếu của chữ Trung Quốc. Trong tiếng Trung có tất cả 214 bộ thủ, phần lớn những bộ thủ này không thể phân tách ra nữa nếu không chúng sẽ trở nên vô nghĩa, Vì vậy muốn học tốt chữ Trung Quốc chúng ta nên học thuộc các bộ thủ..
Học thuộc các bộ thủ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Khi chúng ta không biết cách đọc một từ chúng ta có thể dựa vào bộ thủ để tra nghĩa cũng như cách đọc của từ ấy. Như đã nói ở trên chữ hợp thể chiếm hần lớn. trong tiếng Trung vì vậy có những chữ được ghép từ hai hoặc nhiều bộ thủ lại với nhau, Vì vậy học thuộc bộ thủ cũng là một cách để ghi nhớ chữ Trung Quốc.
Phương pháp chiết tự (chẻ chữ, phân tích chữ) là một cách nhớ chữ Trung Quốc nhanh và hiệu quả. Một số ví dụ về chiết tự dưới đây Ví dụ 1 – Chữ 安 (Ān) An: An toàn.
Ở trên là bộ MIÊN ‘宀’: mái nhà, mái che.
Ở dưới là bộ NỮ: ‘女’: người phụ nữ.
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “AN” toàn.
Ví dụ 2 – Chữ 男 (Nán) Nam: nam giới
Ở trên là bộ ‘田’ Điền: ruộng
Ở dưới là bộ ‘力’ Lực: sức mạnh
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai là người đàn ông, nam giới.
Ví dụ 3 – Chữ “休“ nghĩa là nghỉ ngơi
Chữ này được ghép từ chữ “人” : người và chữ “木”: gốc cây. Có nghĩa là khi người ta làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại gốc cây.
Xem thêm: Tam thập nhi lập tiếng Trung có nghĩa là gì?Đoán nghĩa của chữ dựa vào bộ thủ: Khi biết bộ thủ chúng ta có thể đoán được phần nào nghĩa của từ.
Những từ có bộ “水” thì thường liên quan đến nước, sông, hồ,…, bộ “心、忄” thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc,…
Mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, vì vậy chúng ta nên chú tâm học thuộc các bộ thủ để giúp ích cho việc học chữ Trung Quốc của chúng ta.
3. Học từ mới qua phim ảnh, tiểu thuyết tiếng Trung
Nghe nhưng bài hát yêu thích của mình bằng tiếng Trung có phụ đề phiên âm. Nghe nhiều sẽ nhớ được chữ Hán lâu hơn
Thay vì xem phim phụ đề hoặc thuyết minh, đọc bản dịch sẵn của truyện, tại sao các bạn không tự thử thách khả năng tiếng Trung của mình bằng việc xem phim đọc truyện thuần tiếng Trung? Việc gắn liền niềm yêu thích phim ảnh, tiểu thuyết với việc học ngoại ngữ sẽ tạo cho bạn một động lực to lớn để học từ mới. Hiện nay các phim tiếng Trung đều có phụ đề chữ Hán. Vậy khi xem phim bạn hãy nhanh tay note những từ mới lại và học chúng.
4. Ghi nhớ chữ tượng hình và chữ hội ý
Trong tổng số chữ Trung Quốc có những chữ mô phỏng theo hình dáng của sự vật, là những hình vẽ, kiểu phác thảo những vật có thể thấy bằng mắt như: Mặt trăng, mặt trời, con ngựa,…tính chất tượng hình của chữ Trung Quốc nằm ở chữ độc thể, cũng là các bộ chữ, tạo trực quan sinh động cho người học.
Vd: “月”: Mặt trăng; “日”: Mặt trời; “水”: Nước,…
Chữ hội ý và chữ chỉ sự là loại chữ thể hiện lối tư duy trí tuệ của người xưa
Dưới đây là 1 số chữ tượng hình:
Mộc tức là cây
Vd: “木” có nghĩa là cây, 2 chữ “木”sẽ tạo thành chữ “林”. Chữ “好”nghĩa là tốt được ghép từ chữ “女”và chữ“子”, ý chỉ người phụ nữ sinh được con trai là việc tốt.
5. Học qua ca dao, tục ngữ, câu đố. Đây là cách nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt xưa
Khi đi học chữ Hán, mấy người không nhắc cho nhau câu:
Chim chích mà đậu cành tre Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
(Chiết tự chữ đức 德) Đó là một trong những mẹo nhớ chữ Hán của người xưa thường được gọi là chiết tự.
Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.
Như chúng ta đã biết, ở chữ Hán luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: hình – âm – nghĩa. Vàchiết tự trong những chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này để tạo nên nét riêng độc đáo so với chiết tự ở những hệ thống văn tự khác. Chiết tự trong chữ Hán không chỉ chiết về mặt hình thể chữ mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa. Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ. Về mặt âm, chiết tự sử dụng các trithức mang tính ngữ âm học như nói lái và phiên thiết. Về mặt nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của chữ Hán. Một chữ Hán bất kỳ cũng gồm nhiều nét hay các phần tạo nên. Với chữ độc thể là các nét. Với chữ hợp thể là các bộ phận hợp thành phức tạp hơn về cấu trúc.
Chính nhờ nét riêng độc đáo này, chiết tự trong chữ Hán trở nên đa dạng về hình thức và kiểu loại, phong phú về nghệ thuật ngôn từ. Để dễ nhớ, chiết tự thường được thể hiện dưới dạng thơ hoặc văn vần qua hàng loạt các bài thơ, câu đố chiết tự, rất cuốn hút đối với người học chữ.
Những câu chiết tự kiểu như:
Cô kia đội nón chờ ai Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.
Câu trên là chữ (Chữ an 安) Chiết tự trong chữ Hán đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ học chữ Hán (đặc biệt là với trẻ nhỏ). Người ta còn dùng câu đố chiết tự để thử tài chữ nghĩa, thử tài suy đoán của nhau. Nhờ đó, chiết tự có điều kiện đi sâu vào trong đời sống Hán học, dần dần trở thành thói quen khi học chữ.
Chiết tự xảy ra với cả ba mặt hình – âm – nghĩa của chữ Hán, nhưng chủ yếu là ở hai mặt hình vànghĩa. Chẳng hạn:
– Đấm một đấm, hai tay ôm quàng Thuyền chèo trên núi, thiếp hỏi chàng chữ chi ?
– Lại đây anh nói nhỏ em nì Ấy là chữ mật một khi rõ ràng.
Đấm một đấm hai tay ôm quàng là dáng dấp của bộ miên thuyền chèo là dáng dấp của chữ tất 必, thuyền chèo trên núi, trên chữ sơn 山 có chữ tất 必. Ghép lại chúng ta được chữ mật 密 (bí mật, rậm rạp) (Chiết tự dựa vào hình thể). Hay như:
Hai người đứng giữa cội cây, Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao.
Đó là hình chữ lai 來. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 人 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 人 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là đến. (Chiết tự về mặt hình thể).
Xem thêm: Tam thập nhi lập tiếng Trung có nghĩa là gì?Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm. Tây quốc hữu nhân danh viết Phật, Đông môn vô thảo bất thành “lan”.
Câu trên có thể dịch là: “Nước phương Tây có người tên là Phật”. Phật Thích Ca là người Tây Trúc (ấn Độ) so với nước ta thì ở phương Tây, chữ Phật được viết với chữ nhân 亻đứng cạnh chữtây 西 trên chữ quốc 國. Chữ này không thấy có trong các từ điển, tự điển của Trung Quốc (nhưKhang Hy tự điển, Từ nguyên, Từ hải…) nhưng có mặt trong một số câu đối tại các chùa Việt Nam.
Câu dưới có nghĩa: “Cửa phía Đông không có cỏ không thành lan”. Chữ lan 蘭 (hoa lan) được viết:thảo đầu 艸 (cỏ), ở dưới là chữ lan 闌 (lan can) gồm chữ môn 門 (cánh cửa), bên trong có chữ đông 東 (phương Đông). Trong cách viết chính quy phải thay đông 東 bằng giản 柬 (Chiết tự về mặt ý nghĩa).
Chiết tự về mặt âm đọc trong chữ Hán tiêu biểu nhất là lối phiên thiết phục vụ cho việc chú âm trong các sách học, các tự điển. Nó cũng xuất hiện rải rác trong các câu đố chữ Hán. Ví dụ như:
Con gái mà đứng éo le, Chồng con chưa có kè kè mang thai.
Đây là câu đố chiết tự chữ thủy 始.Chữ thủy 始 vốn là một chữ hình thanh, có chữ thai 台 chỉ âm, chữ nữ 女 (con gái) nói nghĩa.
Những trường hợp này xuất hiện rất ít và thường thì không chỉ thuần nhất chiết tự về âm đọc mà còn kèm theo cả phần hình thể hoặc ý nghĩa.
Qua những ví dụ chúng tôi vừa dẫn ra trên đây, có thể thấy các câu đố chiết tự này có ý nghĩa không nhỏ đối với việc học nhớ chữ Hán. Dựa vào việc phân tích và mô tả cụ thể, sinh động hình thể chữ Hán, các câu đố chữ Hán đã giúp cho người giải đố có khả năng tái hiện lại những chữ đã học không mấy khó khăn. Đồng thời, nó cũng giống như một bài kiểm tra định kỳ cho người mới học mà việc thuộc lòng đề bài và lời giaỉ là rất dễ dàng (do tính ấn tượng của nó). Chẳng hạn những câu như:
Anh kia tay ngón xuyên tâm. (Chữ tất 必)
Mặt trời đã xế về chùa. (Chữ thời 時)
Việc vận dụng các liên tưởng hình ảnh vào hình thể, âm đọc hay ý nghĩa của chữ đã làm cho chiết tự nói chung và chiết tự trong câu đố chữ Hán nói riêng có tính sáng tạo cao. Nhờ đó mà các bộ phận cấu thành chữ Hán trở nên sống động, có hồn.
Trong số 70 câu đố chữ Hán trong kho tàng câu đố Việt Nam mà chúng tôi sưu tập được. có đặc điểm chiết tự khá thú vị.
Dưới đây là một số ví dụ:
– Có tú mà chẳng có tài, Cầm ngang ngọn giáo, đâm ngoài đít dê. (Chữ hy 羲)
– Chữ lập đập chữ nhật, chữ nhật đập chữ thập. (Chữ chương 章)
– Đất thì là đất bùn ao, Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay. Con ai mà đứng ở đây, Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào. (Chữ hiếu 孝)
– Một vại mà kê hai chân, Con dao cái cuốc để gần một bên. (Chữ tắc 則)
– Nhị hình, nhất thể, tứ chi, bát đầu, Tứ bát, nhất bát phi toàn ngưỡng lưu. (Chữ tỉnh 井)
– Đóng cọc liễn leo, tả trên nhục dưới, giải bơi chèo. (Chữ tùy 隨)
– Đêm tàn nguyệt xế về Tây, Chó sủa canh chầy, trống lại điểm tư. (Chữ nhiên 然)
– Con dê ăn cỏ đầu non, Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi. (Chữ mỹ 美)
– Thương em, anh muốn nên duyên, Sợ e em có chữ thiên trồi đầu (Chữ phu 夫)
– Khen cho thằng nhỏ có tài, Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm. (Chữ dũng 勇)
– Thiếp là con gái còn son, Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề. (Chữ hảo 好)
– Ruộng kia ai cất lên cao, Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời. (Chữ tư 思)
– Đất cứng mà cắm sào sâu, Con lay chẳng nổi, cha bâu đầu vào. (Chữ giáo 教)
– Em là con gái đồng trinh Chờ người tuổi Tuất gá mình vô em. (Chữ uy 威)
– Ông thổ vác cây tre, đè bà nhật. (Chữ giả 者)
– Đất sao khéo ở trong cung, Ruộng thời hai mẫu, bờ chung ba bờ. (Chữ cương 疆)
– Muốn cho nhị mộc thành lâm Trồng cây chi tử tiếng tăm lâu ngày. (Chữ tự 字)
– Hột thóc, hột thóc, phẩy đuôi trê, Thập trên nhất dưới bẻ què lê. (Chữ pháp 法)
Với các cách nhớ chữ Hán cơ bản phần nào sẽ giúp được việc học tiếng Trung đơn giản hơn. Chúc các bạn học hành tiến tới
Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.
Chúng tôi chuyên đào tạo tiếng Hoa, tiếng Trung online qua internet và tại trung tâm. Quý bạn có nhu cầu học xin vui lòng liên hệ số điện thoại 094 950 9692.
Xin cảm ơn!
Nếu bạn cần từ điển Trung Việt cho điện thoại, chúng tôi khuyên dùng từ điển dưới đây: Tải TỪ ĐIỂN TRUNG VIỆT HÁN NÔM cho ANDROIDTags: cách học từ vựng tiếng hoacach nho nhanh tieng hoacach nho nhanh tieng trungcách nhớ từ vựng tiếng hoacách nhớ từ vựng tiếng trungcách nhớ từ vựng tiếng trung lâunhớ mặt chữ hán
Từ khóa » Cách Nhớ Chữ Trong Tiếng Trung
-
Cách Nhớ Mặt Chữ Tiếng Trung Quốc Nhanh Nhất - Ngoại Ngữ Tomato
-
Cách Nhớ Chữ Hán Nhanh Và Dễ Dàng Hơn 50% So Với Học Thông ...
-
Cách Nhớ Chữ Hán Bá đạo | 1001 Câu Hỏi Học Tiếng Trung - YouTube
-
7 Cách Học Chữ Hán Dễ Nhớ Nhất! [cho Người Mới Bắt đầu]
-
5 Mẹo Giúp Bạn Học Chữ Hán Nhanh Và Dễ Nhớ
-
Bí Quyết Nhớ Chữ Hán Cực Hiệu Quả Và Nhanh - Tiếng Trung Cầm Xu
-
6 CÁCH NHỚ TỪ VỰNG TIẾNG TRUNG NHANH NHẤT
-
Cách Nhớ Chữ Hán - Bài 2 - 你学习什么? - Bạn Học Cái Gì?
-
Cách Học Tiếng Trung Dễ Nhớ Và Nhớ Lâu Cho Người Mới Bắt đầu
-
Cách Nhớ Mặt Chữ Tiếng Trung
-
Cách Nhớ Chữ Trong Tiếng Trung
-
Nhớ Chữ Hán Nhanh Và Lâu Làm Thế Nào?
-
Chiết Tự Chữ Hán – Nhớ Chữ Hán Không Khó - Thanhmaihsk
-
10 TUYỆT CHIÊU NHỚ TỪ TIẾNG TRUNG NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT