Cách Nuôi Bọ Cánh Cứng Mau Lớn Nhất Khỏe Mạnh

Bạn muốn tìm cách nuôi bọ cánh cứng sao cho hiệu quả nhất? Hiện nay mọi người nuôi bọ cánh cứng với nhiều mục đích về tiêu khiển, nghiên cứu, làm thú cưng,…. Nhưng dù mục đích nào thì việc đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và sức khỏe cho bọ cánh cứng là điều tối quan trọng. Cụ thể là về chuồn nuôi, môi trường, thức ăn,…những thông tin bạn cần biết sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây.

1. Chuồng nuôi (Beetle Tank)

Cách nuôi bọ cánh cứng hiệu quả nhất, đầu tiên bạn cần quan tâm về chuồng nuôi. Thông thường, mọi người thường chọn những chiếc chiếc hộp nhựa hoặc dùng một bể cá nhỏ để làm chuồng nuôi bọ cánh cứng. Tùy kích thước bọ cánh cứng mà kích thước khác nhau, trung bình khoảng 25cm X15cm X15cm là đã đủ.

Khi chọn chuồng nuôi, bạn nên lựa chọn các loại có nắp đậy ở trên, đồng thời đục các lỗ nhỏ để có oxy cho bọ cánh cứng, các lỗ tầm lỗ ống hút là được. Hộp mua về rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ các chất hóa học bám trong thành hộp.

Chuồng nuôi bọ cánh cứng nên đặt ở những nơi mát mẻ và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, đặt biệt tránh xa những khu vực có nhiều kiến (nếu có). Một chuồn chỉ nên để 1 bọ đực và một bọ cái. Tuyệt đối không để hai con đực ở chúng với nhau nhé.

2. Chất nền (Nền chuồng)

Bọ cánh cứng thích những nơi ẩm ướt có độ ẩm cao, vì thế người ta thường trộn gỗ mùn cùng bùn đất để lót bên dưới. Sau đó họ đổ nước vào để tạo độ ẩm và dựng thành tổ cho bọ cánh cứng. Mỗi quốc gia sẽ có cách làm tổ khác nhau nhưng yếu tố tiên quyết phải có trong chuồng nuôi chính là là gỗ và đất.

Tại Việt Nam, người ta thường lót mùn dừa để lót và làm tổ cho bọ cánh cứng. Bởi mùn dừa có độ ẩm rất cao và có tính kháng khuẩn. Vì thế, bọ cánh cứng nuôi trong bùn dừa là vô cùng thích hợp. 1 tháng nên thay đất nền một lần, vệ sinh và phơi vỏ hộp để loại bỏ vi khuẩn.

Chuồng nuôi bọ cánh cứng
Chuồng nuôi bọ cánh cứng và mùn dừa lót nền

3. Máng ăn

Cách nuôi bọ cánh cứng tại nhà, bạn nên chuẩn chuẩn bị một mẩu gỗ tròn có độ cao vừa phải đường kính khoảng 10cm, ở giữa đục một rãnh sao cho vừa đủ nhét thức ăn vào. Chỉ cần thấy thức ăn là bọ cánh cứng sẽ tự động bọ ra ngoài.

Ưu điểm của việc dùng máng ăn bằng gỗ sẽ giúp cho bọ cánh cứng có giảm giác như ngoài tự nhiên. Nếu không tìm được máng gỗ, bạn có thể thay thế bằng nắp nhựa, bọt biển,….

Bạn không nên để máng thức ăn quá thấp bởi bọ cánh cứng đào đất rất khỏe có thể khiến đất cát rơi vào thức ăn. tránh đất cát sẽ vương vãi vào trong thức ăn.

4. Thức ăn của bọ cánh cứng

Lựa chọn nguồn thức ăn kỹ lưỡng chính là cách nuôi bọ cánh cứng tốt nhất đấy. Thức ăn yêu thích của bọ cánh cứng là các loài côn trùng có kích thước nhỏ hơn như: cánh cam, đom đóm, cào chào, châu chấu. Bên cạnh đó, chúng cũng rất thích các loại lá hoa hồng, lá sầu riêng và trái cây có vị ngọt.

Bọ cánh cứng đặc biệt hứng thú với rau câu, tại các nước Tây Âu thường cho bọ cánh cứng ăn rau câu. Hơn nữa bạn nên cho bọ cánh cứng ăn khoảng 5h chiều bởi tập tính kiếm ăn của chúng thường vào chiều tối. Đồng thời bạn nên thay đổi thức ăn mới mỗi ngày và đảm bảo nguồn thức ăn luôn sạch sẽ, không bị ôi thiu,…

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về cách nuôi bọ cánh cứng sao cho tốt nhất. Thực tế việc nuôi bọ cánh cứng đơn giản hơn nhiều so với các loài thú cưng khác. Bạn nên chú ý trong việc vệ sinh chuồng nuôi bọ cánh cứng và đảm bảo nguồn thức ăn. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cách nuôi bọ cánh cứng hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

  • Top 6 loài bọ cánh cứng quý hiếm ở Việt Nam
  • Các loài nhện cảnh phổ biến nhất tại Việt Nam

Từ khóa » Bọ Cánh Cứng Tê Giác ăn Gì