Cách Nuôi Cá Phượng Hoàng Ngũ Sắc Lên Màu đẹp, Khỏe Mạnh

Cá phượng hoàng ngũ sắc hiện nay đang là loại cá khá “hot”. Được rất nhiều người nuôi cá cảnh ưa chuộng. Mặc dù chúng khá khó nuôi nhưng bù lại màu sắc và dáng vẻ mỹ lệ của chúng vẫn thu hút những người nuôi cá cảnh sảnh sỏi.

Nội dung bài viết

Toggle
      • >> Xem thêm: Tổng quan về cá la hán rồng xanh và chứng bệnh hay giật mình ?
  •   
  • Nguồn gốc cá phượng hoàng ngũ sắc
  • Cách nuôi cá phượng hoàng ngũ sắc
    • Môi trường sống
  • Cách chăm sóc cá phượng hoàng ngũ sắc
    • Nước trong bể
      • >> Xem thêm: Hướng dẫn làm lọc đáy bể cá cảnh một cách đơn giản nhất
    • Thức ăn của cá
  • Cá phượng hoàng sinh sản
    • Phân biệt cá phượng hoàng trống mái
    • Cách sinh sản
    • Cách phòng bệnh cho cá phượng hoàng ngũ sắc

>> Xem thêm: Tổng quan về cá la hán rồng xanh và chứng bệnh hay giật mình ?

cá  

Nguồn gốc cá phượng hoàng ngũ sắc

Cá phượng hoàng ngũ sắc thuộc họ chili có tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi. Chúng có họ hàng với các loại cá cảnh phổ biến khác như: Cá ông tiên, Cá dĩa… Cá sinh sống tại một số con sông ở Nam Mỹ, với vẻ đẹp cuốn hút, ngày nay chúng đã được nhân giống và nuôi làm cảnh ở nhiều quốc gia tại khắp các châu lục trong đó có Việt Nam. Ngoài Cá phượng hòa Ngũ sắc ra thì chúng cũng có rất nhiều loại cá phượng hoàng khác như: Cá phượng hoàng lùn xanh lam, cá phượng hoàng lùn vàng… Tuy nhiên không có loại nào nổi bật và được ưa chuộng hơn Cá phượng hoàng ngũ sắc

Đặc điểm cơ bản của cá phượng hoàng ngũ sắc

cá phượng hoàng ngũ sắc 1

  • Hình dáng: Chúng có 2 hình dáng cơ bản là thân dài hình elip hoặc thân ngắn và tròn. Cá thân ngắn thì có vây khá ngắn, nhìn khá là ngộ nghĩnh. Cá thân dài thì có vây đuôi khá dài nhìn rất “diêm dúa”, đẹp mắt.
  • Kích thước: Khi trưởng thành chúng có kích thước khoảng 5cm.
  • Màu sắc: Như tên gọi. Cá phượng hoàng ngũ sắc có 5 màu trên cơ thể bao gồm: đỏ, vàng, trắng, xanh dương, đen. Ngoài ra chúng còn có lớp vảy rấ bóng và lấp lánh.
  • Tính cách: Chúng khá hiền lành, có thể sống hòa bình với các loại cá khác trong bể cộng đồng.

Cách nuôi cá phượng hoàng ngũ sắc

cá phượng hoàng ngũ sắc 5

Môi trường sống

  • Cá phượng hoàng ngũ sắc là loại sống ở nhiều tầng nước. Chúng cần một bể nuôi khá rộng rãi vì loài cá này ưa bơi lội. Cũng nên trồng một số loài thủy sinh, rong rêu rậm rạp trong bể cho cá trú ẩn. Ngoài ra việc tạo các hang đá nhân tạo cho cá cũng rất cần thiết do loại cá này khá nhát.
  • Nhiệt độ thích hợp nuôi chúng là khoảng từ 25 độ C đến 28 độ C.
  • Độ pH trong nước dao động từ 6 đến 7.

Cách chăm sóc cá phượng hoàng ngũ sắc

Nước trong bể

Cá phượng hoàng ngũ sắc khá khó nuôi, ưa nước sạch. Do chúng rất nhạy cảm với nitrit do phân và thức ăn thừa. Bạn cần phải thay nước định kỳ thường xuyên khoảng 2 đến 3 ngày một lần cho cá. Mỗi lần thay nước bạn nên thay khoảng 1/3 số nước trong bể để tránh cá bị shock và phải dọn sạch rác thải có trong bể. Ngoài ra bạn cũng cần cung cấp oxy ngoài cho cá một lượng cần thiết. Và phải có một bộ lọc hiệu quả ( như tôi nói ở trên cá phượng hoàng ngũ sắc rất nhạy cảm với môi trường nước )

>> Xem thêm: Hướng dẫn làm lọc đáy bể cá cảnh một cách đơn giản nhất

Thức ăn của cá

Cá phượng hoàng ngũ sắc là loại ăn khá tạp, chúng không kén thức ăn. Tuy nhiên thức ăn thích hợp nhất với chúng vẫn là các loại thức ăn tươi như: trùng chỉ, loăng quăng, các loại giáp xác, côn trùng nhỏ. Tuy nhiên nếu bạn bận hoặc không có điều kiền thì cho chúng ăn các loại thức ăn viên cũng được.

Cá phượng hoàng sinh sản

cá phượng hoàng ngũ sắc 4

Phân biệt cá phượng hoàng trống mái

Cá phượng hoàng mái có kích thước bé hơn cá trống. bụng dưới thường có màu đỏ, màu sắc các vây cũng nhạt hơn cá trống. Khi đến thời điểm sinh sản cá mái có bụng rất to và nổi bật. Cá trống thì ngược lại. Màu sắc sặc sỡ, các vây dài và to hơn cá mái.

Cách sinh sản

Là loài cá đẻ quanh năm. Nhưng thường thì mùa sinh sản của chúng tập trung từ tháng 3 đên tháng 10. Để sinh sản trước tiên ta tách một cặp cá trống mái ra một bể riêng. Ta nên đặt ở đáy bể một lớp đã nhỏ. Vì cá có tập tính dọn ổ nên cũng không khó nhận ra khi chúng đẻ. Mỗi lần cá mái đẻ từ 150 đến 400 trứng, ta cần tách cá bố mẹ ra khỏi bể sau khi sinh sản xong. Tránh trường hợp cá bố mẹ ăn trứng. Tiếp đó chỉ cần để từ 2 đến 3 ngày là trứng sẽ nở.

Cách phòng bệnh cho cá phượng hoàng ngũ sắc

cá phượng hoàng ngũ sắc 3

Là loài cá ưa nhanh nhẹn, hoạt bát. Điểm dễ thấy nhất của một chú cá bị bệnh là chúng bơi từ từ, bỏ ăn. Ngoài ra nếu thấy màu sắc trên thâm của cá sậm màu và xuất hiện những sọc đen đậm dọc thân thì nên tách cá ra khỏi bể để tránh lây lan. Sau đó bạn cần vệ sinh bể lại thật sạch, chăm thay nước thường xuyên hơn. Cá sẽ khỏe mạnh, màu sắc rực rỡ trở lại.

Từ khóa » Cách Nuôi Cá Phượng Hoàng Xanh