Đặc điểm Và Lưu ý Khi Nuôi Cá Phượng Hoàng

Có thể bạn quan tâm :

>> Cách nuôi cá Phượng Hoàng trong hồ thủy sinh

>> Cá cánh buồm là gì ? Cách nuôi cá cánh buồm

Cá Phượng Hoàng thuộc họ chili là một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh. Các loài cá cùng họ chili với cá Phượng Hoàng là: cá dĩa, cá ông tiên, cá rô, diêu hồng... trong đó thì cá phượng hoàng và cá dĩa là dòng cá cảnh hơi khó nuôi nhưng bù lại thì nhan sắc cũng hơn hẳn các loài khác. Hiện nay cá phượng hoàng được lai tạo nhiều màu sắc khác nhau rất ấn tượng. Giống như cái tên của chúng, cá phượng hoàng trong giới thủy sinh cá cảnh còn được mệnh danh nà nữa hoàng sắc đẹp.

cá phượng hoàng

Đặc điểm cơ bản của cá phượng hoàng

- Hình dáng: Cá Phượng Hoàng có 2 hình dáng cơ bản: thân dài và thân ngắn như cá bình tích. Vay chúng cũng chia 2 dạng vay ngắn và vay dài.

- Phân loại: cá Phượng Hoàng ngũ sắc, cá Phượng Hoàng vàng, cá Phượng Hoàng xanh

- Kích thước: khoãng 5 cm - Màu sắc: đa dạng, phủ trên mình lớp vảy lấp lánh huyền ảo - Điều kiện sống: độ pH nước 6.0 - 7.0, nhiệt độ 25 – 30oC. - Thức ăn : Cá Phượng Hoàng ăn cám và động vật nhỏ khác - Cộng đồng: Cá Phượng Hoàng tương đối hiền có thể sống chung với các loài cá khác - Sinh sản: đẻ như cá dĩa, độ pH cần đẻ là 4.5 - 5.5

- Giới tính: Cá phượng hoàng mái thường bé hơn cá đực, và cái bụng dưới của cá màu đỏ

- Bể: Nuôi ở hồ thủy sinh cá phượng hoàng rất khỏe

- Quan hệ: Sống hòa bình với nhiều loại cá khác

cá phượng hoàng

Các lưu ý về cá phượng hoàng

Cá phượng hoàng rất khỏe trong hồ thủy sinh, khi cá đã khỏe thì sống rất dai

Cá phượng hoàng là loài ăn thịt vì vậy nếu nuôi chung với các loài cá dễ đẻ thì chúng sẽ ăn cá con khác

Cá phượng hoàng đa số bơi yên một chỗ và bảo vệ lãnh thổ riêng của mình

Loài cá Phượng Hoàng cơ bản

Cá phượng hoàng lam

Cá phượng hoàng lam

Cá phượng hoàng ngũ vàng

Cá phượng hoàng vàng

Cá phượng hoàng ngũ sắc

Cá phượng hoàng ngũ sắc

Từ khóa » Cách Nuôi Cá Phượng Hoàng Xanh