Cách Nuôi Chim Cu Gáy Non - Sống Khỏe, Gáy Hay 100%

Mục lục nội dung

  • 1 Chim cu gáy con nên nuôi như thế nào?
    • 1.1 Trang thiết bị
    • 1.2 Thức ăn
    • 1.3 Cách pha thức ăn
    • 1.4 Cách cho ăn
    • 1.5 Cách cho uống nước
  • 2 Tìm hiểu về chim cu gáy
  • 3 Những sự thật thú vị về chim cu gáy

Chim cu gáy con nên nuôi như thế nào?

Cách nuôi chim cu gáy non là vấn đề được rất nhiều người nuôi chim quan tâm. Để nuôi được chim cu khỏe, gáy hay, cần nhiều thời gian và tỉ mỉ trong chăm sóc. Đầu tư về trang thiết bị, không gian nuôi, thức ăn cho chim non.

Trang thiết bị

  • Thố đựng thức ăn
  • Xi – Lanh xịt nước
  • Lồng sắt
  • Rá đựng chất lót cho chim nằm.

Thức ăn

Các loại cám cho chim non. Đặc biệt là cám Ba Vì, loại này có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho chim non.

Cách pha thức ăn

  • Cho cám vào thố, cho một lượng vừa đủ, không quá nửa thố. Dùng xi – lanh xịt nước vào cho ngập cám.
  • Để tầm 10 giây sau đó chắt bỏ phần nước. Sau khi chắt nước, mặt cám sâm sấp nước là vừa đủ.
  • Sau 2 phút, vo viên hỗn hợp cám thành những viên nhỏ tầm bằng đầu đũa.
Cách nuôi chim cu gáy non

Cách cho ăn

Chim cu non chưa thể tự mổ thức ăn. Nhưng lại là loài rất háu đói. Chỉ cần nhìn thấy thức ăn chúng sẽ tự động há to miệng đòi ăn. Bắt chim ra khỏi lồng, nhét viên thức ăn vào miệng cho chim non, lần lượt từ con bé nhất trước. Tránh tranh giành dẫm đạp lên nhau. Mỗi lần cho ăn chỉ nên cho 5 viên / con / lần. Sau 3 tiếng, lại tiếp tục cho ăn tiếp. Cách nuôi chim cu gáy non hiệu quả là đảm bảo chế độ ăn và uống nước phù hợp.

Nên xem: Kỹ thuật nuôi bò thịt nhốt chuồng, cách nuôi bò thịt mau lớn

Cách cho uống nước

Tương tự như cho ăn, chim cu chưa thể tự mình uống nước. Mọi hoạt động ăn uống đều phải mớm tận miệng. Ngay sau khi ăn, dùng xi – lanh bơm nước vào họng cho chim cu. Giúp chim dễ dàng nuốt thức ăn, tránh trường hợp bị nghẹn.

Tìm hiểu về chim cu gáy

Nếu là một người yêu chim và thích sưu tầm các loại chim gáy thì chim cu không có gì xa lạ. Vào mùa hè, thời điểm của kết cặp và phối giống của chim cu. Vậy nên đây cũng là lúc chim gáy để thu hút bạn tình. Hoặc đơn giản là ra oai với các đối thủ khác.

Là một loài hiếu chiến và ưa thể hiện, chim cu rất thích phô diễn tiếng hót của mình. Với điều kiện bị nuôi nhốt thì điều này giảm thiểu đáng kể. Chim bị ảnh hưởng bởi không gian nuôi chật hẹp. Gây chứng stress, không thích hót. Bởi vậy, bên cạnh chế độ ăn hợp lý. Chúng ta cần lưu ý về không gian nuôi để chim được thoải mái. Tạo điều kiện gần gũi với môi trường nhất.

Vào mùa xuân, chim thường tạo tiếng kêu náo động, ầm ỹ để kêu gọi bạn tình. Nhưng để có được tiếng hot hay cần được tập luyện nhiều. Tạo môi trường cạnh tranh cho chim, kích thích chim phô diễn tiếng hot nhiều hơn. Thường xuyên cho chim giao lưu với các con chim cu gáy khác. Không để chim riêng lẻ, gây ra hiện tượng chim lười hót.

Nên xem: Kỹ thuật nuôi nhím cho người mới bắt đầu

Những sự thật thú vị về chim cu gáy

  • Trên thế giới có đến 15.000 loài cu gáy khác nhau.
  • Thức ăn yêu thích của chúng là côn trùng và đặc biệt thích sâu bướm có lông.
  • Có một số loài chimcu có tập tính đẻ trứng nhờ vào tổ loài chim khác.
  • Hầu hết các loại này đẻ trứng gần giống với trứng của chim chủ nhà. Các thí nghiệm với trứng mô hình tiết lộ rằng những con chim chủ nhà này từ chối trứng không giống như trứng của chúng. Vì vậy sự phù hợp là cần thiết để đánh lừa chim chủ nhà.
  • Một con chim cu mái có thể đẻ tới 25 quả trứng trong một mùa hè.
  • Khi không tìm thấy tổ của chim chủ nhà yêu thích hợp. Chim cu nằm luôn trong tổ của một loài chim khác. Nhưng quả trứng này có nhiều khả năng bị từ chối. Vì chim chủ nhà sẽ phát hiện ngay trứng chim lạ.
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Thức ăn Cu Gáy Non