Cách Nuôi Sóc đã Lớn. Cách Nuôi Sóc Trưởng Thành - Thú Cưng AZ

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc khi chúng đã lớn đối với những người mới nuôi không hề đơn giản. Tuy nhiên nếu đã hiểu và quen với các đặc điểm và tập tính của sóc các bạn sẽ thấy dễ dàng hơn rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu cách nuôi sóc và chăm sóc sóc trưởng thành qua bài viết này.

cach-nuoi-soc-da-lon-cach-nuoi-soc-truong-thanh

Nuôi sóc như thế nào

Chuẩn bị

– Việc lựa chọn những chú sóc nhanh nhẹn, khỏe mạnh và không mang mầm bệnh là hết sức quan trọng để hạn chế tối đa những phiền toái sau này. Bởi đặc điểm của loài này là tuổi thọ không cao, dễ bị nhiễm bệnh và việc chữa trị rất khó khăn.

– Chuồng nuôi sóc có thể là hộp giấy, lồng nhựa hoặc lồng nan, đảm bảo thông thoáng, rộng rãi, tránh được chuột bọ.

– Chuẩn bị đèn sưởi và lót chuồng bằng mùn cưa cho sóc. Có thể thêm một số mảnh khăn nhỏ lót trong ổ của sóc.

– Bình uống sữa để cho sóc ăn có thể sử dụng ống hút, chai, lọ nhỏ sạch, ống xilanh nhỏ.

Cách nuôi sóc trưởng thành

Thức ăn

Thức ăn cho sóc là các loại rau xanh, củ quả tươi như: cà rốt, rau muống, hoa quả, rau xanh. Ngoài ra có thể cho sóc ăn các loại thức ăn viên có thành phần từ ngũ cốc, bột đậu, bộ ngô, mật đường và men rượu.

Sóc có thể ăn các loại hạt, vừa giúp mài răng vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của sóc như hạt hướng dương, hạt dưa, hạt dẻ…

Các loại côn trùng, sâu bướm cũng là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, có ích cho sự phát triển của sóc giai đoạn trưởng thành.

Nên thường xuyên thay đổi các loại thức ăn, phối hợp đa dạng các khẩu phần ăn cho sóc từ các loại hạt cho tới các loại rau, hoa quả, côn trùng,… tránh cho ăn quá nhiều một loại thức ăn gây thiếu hụt dinh dưỡng.

Cho sóc ăn từ 3-4 lần mỗi ngày, không nên cho ăn quá no tránh gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của sóc, dẫn tới sình bụng, khó tiêu.

Chế độ chăm sóc, tập luyện

Sóc rất dễ mắc bệnh, việc điều trị cũng rất khó, đòi hỏi người nuôi phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian. Ngoài nguồn thức ăn đảm bảo, chế độ chăm sóc và tập luyện để sóc luôn khỏe mạnh cũng cần chú ý các điểm sau:

– Ở giai đoạn trưởng thành nên cho sóc phơi nắng thường xuyên, giúp tăng cường canxi, kích thích phát triển.

– Sóc là loài ưa hoạt động, vì vậy cần thường xuyên cho chúng hoạt động leo trèo, nên đặt trong chuồng nuôi một số dụng cụ, đồ chơi vận động để sóc có cơ hội hoạt động nhiều hơn, tránh béo phì và mắc các bệnh về xương khớp.

Trên đây là những kiến thức xoay quanh việc nuôi dưỡng và chăm sóc sóc trưởng thành. Hy vọng các bạn sẽ có thêm những hiểu biết về việc chăm sóc sóc một cách khoa học và hợp lý. Chúc các bạn áp dụng thành công với thú cưng của mình!!!

Từ khóa » Sóc đất Trưởng Thành