Cách Nuôi Sóc Rừng Và Thuần Hóa Chi Tiết Nhất - Mẹo Hay Cho Bạn
Có thể bạn quan tâm
Sóc rừng trong những năm gần đây đã thành một vật nuôi cưng của rất nhiều người hiện nay. Và cũng là một chú PET đáng yêu được nhiều người quan tâm về cách nuôi sóc rừng và cách để thuần chủng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
- 1 Nguồn gốc sóc rừng
- 2 Đặc tính của sóc rừng
- 3 Cách thuần chủng sóc rừng
- 4 Cách nuôi và chăm sóc
- 5 Lưu ý khi nuôi sóc rừng
Nguồn gốc sóc rừng
Sóc rừng là loài vật được xuất xứ từ khu rừng miền Đông Bắc Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam. Và theo thời gian được du nhập trở thành một chú PET cưng rất phù hợp để nuôi trong gia đình mình. Họ hàng nhà Sóc rừng bao gồm: sóc đất, sóc bay, sóc chuột và marmot. Nhưng hầu hết các loại đều có các đặc tính và cách nuôi tương tự như nhau.
Đặc tính của sóc rừng
Sóc rừng là loại động vật có vú với tập tính ăn gặm nhấm. Về ngoại hình của sóc rừng khá bé với chiều cao khi chúng ngồi khoảng 18cm và chiều dài sóc từ 23-30cm, cân nặng khi trưởng thành chỉ 1.5 – 2kg. Thời gian mang thai từ 30- 40 ngày và sinh sản 1 đến 2 lần trên mỗi năm. Tuổi thọ trung bình của sóc rừng từ 7-12 năm tuổi.
Điểm nổi bật của sóc rừng là với đuôi dài rậm rạp, bộ lông mềm mượt. Các chân sau dài hơn các chân trước, mỗi chân có 4 hay 5 ngón, chân trước có thêm ngón cái.
Sóc rừng là loài động vật có thể sống được trong mọi môi trường sống từ rừng mưa nhiệt đới tới sa mạc khô cằn. Với thức ăn chủ yếu là hạt và quả và côn trùng và các loại động vặt có xương sống nhỏ.
Với những đặc tính hoang dã tự nhiên của sóc rừng nếu bạn muốn sở hữu một bé Sóc để làm PET thì việc thuần chủng chúng phải cần biết tới và áp dụng đầu tiên.
Hiểu về đặc tính của sóc rừng để rút ra cách nuôi sóc rừng hiệu quả
Cách thuần chủng sóc rừng
Sóc rừng với nguồn gốc xuất từ rừng nên mang bản chất hoang giã khá hung dữ, với tập tính nhảy múa leo trèo ở rừng rộng rãi nễn khi bị nuôi nhốt thì chúng càng dễ kích động rồi quay sang cắn người. Do vậy khi nuôi bạn không nên nhốt chúng quá lâu trong lồng, Khi đã thuần hóa chúng không sợ hãi thì thỉnh thoảng hãy thả chúng ra ngoài để sóc được vận động ít nhiều.
Với tâm lý khi có một con PET mới thì các bạn sẽ luôn muốn bên cạnh bé để nô đùa và ngắm chúng. Nhưng để thuần chủng chúng một cách hiệu quả thì tuyệt đối hạn chế tiếp xúc với chúng. Khi mới mua bạn lấy một miếng vải của mình treo làm võng cho bé vào trong lồng để chúng quen lồng và quen dần với mùi của chủ.
Trong 3 ngày đầu không nên nô đùa hay trêu chọc mà từ từ đi qua làm ngơ nó. Và ngồi cạnh lồng của chúng nhưng cũng chỉ làm việc của mình không nên dọa để sóc rừng quen dần với những hoạt động xung quanh. Thuần được sóc rừng khi mới mua về không khó đòi hỏi bạn phải thật kiên trì
Khi cho ăn cầm lên tay để chúng quen hơi và khi ăn nhớ vuốt ve nhẹ nhàng để tạo cảm giác gần gũi khiến chúng không cảnh giác và sợ khi thấy người nữa.
Sau 1 tuần đầu khi lại gần mà bạn thấy bé sóc rừng không sợ xệt khi người lại gần mà vẫn nhẩy múa. Thì lúc đó bạn đã thành công
Cách nuôi và chăm sóc
Để giúp sóc rừng phát triển tốt, mạnh khỏe và có bộ lông đẹp thì không thể tìm hiểu về thức ăn, nước uống và những lưu ý khi nuôi sóc rừng dưới đây.
Thức ăn khi chăm nuôi sóc rừng
Về thức ăn của sóc rừng rất dễ kiếm như: sâu bọ, giun, nhộng, các loại hạt,…và có thể kết hợp với các thức ăn cho động vật để giúp chúng dễ dàng phát triển. Khi mới đưa bé sóc rừng về nuôi bạn nên cần tìm hiểu về thức ăn chúng ưa thích bằng cách bỏ tầm 3-5 loại thức ăn khác nhau vào trong lồng và theo dõi xem chúng có sở thích ăn loại thức ăn nào để dễ dàng chăm sóc.
Nước uống khi chăm nuôi sóc rừng
Nước uống của sóc rừng bạn nên chú ý để bé phát triển toàn diện và hạn chế các bệnh đường ruột thì nên sử dụng nước đun sôi để nguội. Thình thoảng cho chúng uống sữa để bổ sung chất và tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra khi đã thuần hóa được sóc rừng bằng những cách trên thì bạn nên đưa chúng ra những môi trường mới dưới ánh nắng điều này sẽ hỗ trợ cho khả năng phát triển hệ xương khớp của chúng trong thời gian khoản 15-20 phút.
Lưu ý khi nuôi sóc rừng
-Không nên nuôi sóc rừng tại những nơi ẩm ướt, tối tăm gần với các nguồn điện.
-Không nên để chúng một mình khi thả ra bởi rất dễ bị các con vật khác làm hại khiến chúng bỏ đi.
-Không nên cho ăn các loại thức ăn nhiều caffein sẽ ảnh hưởng tới đường ruột, tăng huyết áp…
Trên đó là cách nuôi sóc rừng mà Mẹo Hay Cho Bạn đã gửi tới độc giả để tham khảo. Mong rằng với những tư vấn trên sẽ giúp bạn chăm sóc và nuôi dưỡng bé PET của mình phát triển thật tốt nhé !
Xem thêm:
>> Giống chó nhỏ nuôi trong nhà đáng yêu
>> Cách huấn luyện sóc đất thân với người chi tiết nhất
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Sóc đất Trưởng Thành
-
Kỹ Thuật Cách Nuôi Sóc Đất Con Tới Khi Trưởng Thành | Pet Mart
-
Cách Nuôi Sóc đã Lớn. Cách Nuôi Sóc Trưởng Thành - Thú Cưng AZ
-
Sóc đất Khi Trưởng Thành - YouTube
-
Cách Nuôi Sóc đất Từ Baby Cho Tới Trưởng Thành. - PetXinh
-
Sóc đất ăn Gì? Cách Nuôi Và Huấn Luyện Ngay Tại Nhà - IAS Links
-
Tất Tần Tật Về Cách Nuôi Sóc Đất Tốt Nhất - Nobipet
-
Sóc Đất Baby, Trưởng Thành, Mới Mở Mắt Giá Rẻ - Nobipet
-
Nuôi Sóc đất Trưởng Thành - Chonmuacanho
-
Sóc đất Khi Trưởng Thành được 5 Tháng Tuổi Sẽ Có Hình Dáng ú ú Xinh ...
-
Cách Nuôi Sóc đất Từ Baby Cho Tới Trưởng Thành.
-
Chia Sẻ Cách Nuôi Sóc Rừng Cho Người Mới
-
Cách Nuôi Sóc đất Con Chưa Mở Mắt đúng Cách - Wiki Cách Làm
-
Sóc đất Giá Bao Nhiêu? Cách Nuôi Sóc đất Và Phòng Bệnh
-
Thức Ăn Cho Sóc Đất Là Gì? Cách Nuôi Sóc Đất Đúng Cách
-
Nuôi Sóc đất Trưởng Thành
-
3 Cách Huấn Luyện Sóc Đất Cực Dễ Và Hiệu Quả Ai Cũng Làm ...
-
Nên Nuôi Sóc Bông Hay Sóc đất - THÚ CƯNG TÍ HON
-
Cách Nuôi Sóc đất Từ Baby Cho Tới Trưởng Thành. | TTTVM