Cách Nuôi Thỏ Cảnh Tại Nhà Cho Người Mới Bắt đầu - Food News
Có thể bạn quan tâm
Anh Ken Lee (biệt danh trên mạng xã hội) sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, anh đã nuôi những con thỏ cách đây 12 năm. Anh cho biết, thỏ rất hiền, ngoan thỉnh thoảng thỏ cũng thích chạy nhảy. Đến nay, chăm sóc thỏ không chỉ là sở thích là đam mê mà nó dần trở thành niềm vui trong cuộc sống của anh. Nếu bạn đang có ý định nuôi 1 bé thỏ trong nhà thì nhưng kinh nghiệm của anh Ken là vô cùng quý giá.
Về không gian sống, lúc trước anh Ken chia sẻ anh cũng rất siêng năng, mày mò nghiên cứu đủ thứ kiểu chuồng. Vì không có nhiều diện tích nhưng lại muốn thỏ có đủ không gian tối thiểu để thoải mái, chị bắt đầu tìm đủ loại lưới ghép, đủ kích thước khác nhau làm các kiểu chuồng tầng.
Sau một thời gian dài sử dụng thì do số lượng thỏ đông hơn nên mình chuyển dần sang lồng chuyên dụng. Nếu bạn nuôi 1-2 bé thỏ, anh Ken khuyến khích nuôi chuồng dạng lưới ghép để thoải mái sáng tạo, tùy ý nới rộng hoặc thu hẹp không gian. Lưu ý là thỏ phải được hướng dẫn đi vệ sinh đúng chỗ.
Về thức ăn, thỏ cảnh không nên cho ăn quá nhiều rau củ quả tươi vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và tuổi thọ của thỏ nên chủ yếu là thức ăn đã sấy khô. Ngoài chế độ ăn 80% là cỏ khô thì 10% là nén, còn 10% là thực phẩm khác (như ớt chuông , tía tô, rau om, bánh cỏ v.v...) Chúng ta thường hay nhầm tưởng rằng thỏ thì phải ăn cà rốt. Nhưng đây là một sai lầm vì cà rốt có chứa lượng đường khá cao, nếu ăn nhiều sẽ dễ bị sâu răng và béo phì. Một tuần chỉ nên cho thỏ ăn một vài lát rau củ quả như dứa hỗ trợ tiêu huỷ các búi lông mà thỏ nuốt vào bụng khi chúng liếm lông làm vệ sinh cá nhân. Táo giúp đẹp lông, bóng mượt hơn. Ớt chuông cung cấp vitamin C, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho thỏ và rất nhiều loại trái cây khác…
Về nước uống, nguồn nước cho thỏ phải đảm bảo sạch sẽ và được thay mới hàng ngày. Những thứ thỏ không được ăn như thực phẩm có chứa tinh bột ví dụ như cơm, gạo, khoai tây... vì thỏ hầu như không tiêu hoá được tinh bột. Và đặc biệt là cà chua.
Những thứ thỏ hay cắn, phá như cắn xé thùng giấy carton, báo, dây điện, đặc biệt là dây chuột máy tính, tai nghe, sạc điện thoại nên nếu thả ra thì bạn phải luôn để mắt đến.
Thỏ có đường ruột yếu nên mọi thứ cần phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh từ môi trường sống, đến thức ăn, nước uống. Khi đủ 2 tháng tuổi thì nên tiêm ngừa vacxin phòng bệnh Bại Huyết và uống ngừa thuốc các bệnh Cầu trùng/ecoli từ 5ngày tuổi. Nếu có điều kiện các bạn nên cho thỏ đi spa vệ sinh chuyên sâu, kiểm tra sức khoẻ định kỳ ở những nơi uy tín.
Từ khóa » Cách Nuôi Thỏ Cảnh Tại Nhà
-
Chuẩn Bị Nuôi Thỏ Kiểng Cho Người Mới Bắt đầu - Lolipet
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cách Nuôi Thỏ Cảnh Tại Nhà | Pet Mart
-
Từ A - Z Cách Nuôi Thỏ Cảnh đúng Cách Cho Người Mới - Chợ Tốt
-
Cách Nuôi Thỏ Cảnh Trong Nhà, Shop Không để Lại Mùi Hôi Lâu Vệ Sinh
-
Hướng Dẫn Nuôi Thỏ Cảnh/thỏ Kiểng đúng Cách
-
Cách Nuôi Thỏ Con Trong Vườn Nhà
-
Nuôi Thỏ Cảnh Làm Thú Cưng - Nên Hay Không, Cần Lưu ý Những Gì?
-
Cách để Chăm Sóc Thỏ Nhà - WikiHow
-
Những điều Cần Biết Cho Người Lần đầu Nuôi Thỏ - Alicepetmart
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cách Nuôi Thỏ Cảnh Tại Nhà | Pet Mart
-
Học Cách Nuôi Thỏ Kiểng Mini Cùng Nobipet
-
Hướng Dẫn Nuôi Thỏ Toàn Tập - PetXinh
-
Kỹ Thuật Nuôi Thỏ Thịt Tại Nhà | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Có Nên Nuôi Thỏ Làm Thú Cưng? Cách Nuôi Thỏ Có Dễ Không?