Từ A - Z Cách Nuôi Thỏ Cảnh đúng Cách Cho Người Mới - Chợ Tốt

Mục lục

  • Phân biệt các loại thỏ
  • Chọn lồng cho thỏ
  • Chọn thức ăn cho thỏ cảnh
  • Tiếp xúc và chơi với thỏ cưng

Là loại động vật mang bản tính hiền lành, ưa sạch sẽ cùng vẻ ngoài dễ thương nên thỏ cảnh được nhiều người lựa chọn trở thành thú cưng để nuôi. Tuy nhiên, để chăm sóc thỏ cách đúng cách không phải là điều dễ dàng nhất là đối với những ai mới bắt đầu. Từ cách chọn chuồng, thức ăn đến cách chơi cùng chúng đều cần được chú ý. Bởi nếu không thực hiện đúng cách, chính bạn sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của thỏ. Trong bài viết dưới đây, Chợ Tốt sẽ chỉ cho các bạn cách nuôi thỏ cảnh đúng cách để có sự chuẩn bị và chăm sóc tốt nhất cho bé thỏ của bạn!

cách nuôi thỏ

cách nuôi thỏ

Phân biệt các loại thỏ

Trước khi biết cách nuôi thỏ cảnh hiệu quả, bạn cần phân biệt được các loại thỏ khác nhau.  Thông thường có hai loại thỏ là thỏ rừng và thỏ nhà. Thỏ rừng khỏe, lớn hơn thỏ nhà, khi mới sinh thỏ rừng có lông ở mắt. Thỏ nhà có vẻ ngoài dễ thương hơn và không có lông ở mắt. 

Bạn nên chọn thỏ từ hai tháng tuổi trở lên

Bạn nên chọn thỏ từ hai tháng tuổi trở lên

Thỏ rừng thường làm tổ trên nền đất, không sống theo bầy đàn. Do không tiếp xúc nhiều với con người nên thỏ rừng thường nhút nhát và sợ người. Ngược lại, thỏ nhà mạnh dạn với con người hơn. Khi quyết định nuôi chúng thì bạn sẽ đóng cho thỏ những chiếc chuồng nhỏ bằng sắt để chúng ở.

Một kinh nghiệm là bạn nên chọn bé thỏ từ 2 tháng tuổi trở lên. Đây là thời điểm bé hoàn toàn cai sữa, khó mắc các bệnh truyền nhiễm và có thể sống tự lập. Bé thỏ phải đảm bảo khỏe mạnh, mắt sáng, tinh nhanh, mũi sạch, đi lại bình thường, chân và tai không bị khuyết gì. Hãy cố gắng kiểm tra thật kỹ, đảm bảo bé không bị bệnh gì, bởi vì riêng điều trị bệnh cho bé thỏ sẽ tiêu tốn của bạn số tiền không nhỏ.

Mua thỏ cảnh đẹp, chất lượng, truy cập ngay Chợ Tốt!

Chọn lồng cho thỏ

Chọn lồng cho thỏ cảnh chính công đoạn tiếp theo nếu bạn đang tìm hiểu cách nuôi thỏ cảnh đúng cách. 

Lồng của thỏ phải có kích thước tương đối, đảm bảo cho bé thỏ lớn lên vẫn có khoảng không gian để thỏ giãn người

Lồng của thỏ phải có kích thước tương đối, đảm bảo cho bé thỏ lớn lên vẫn có khoảng không gian để thỏ giãn người

Bạn nên chọn lồng sắt, thay vì lồng gỗ, bởi lồng sắt khô thoáng, sạch sẽ, dễ vệ sinh. Bạn nên lót chuồng bằng gỗ nén ở phía dưới để tránh gây tổn thương cho chân thỏ, giúp chúng dễ dàng nằm nghỉ và bạn cũng dễ dàng vệ sinh hơn. Gỗ nén là loại gỗ hút ẩm tốt, sạch sẽ và khô ráo.

Lồng của thỏ phải có kích thước tương đối, đảm bảo cho bé thỏ lớn lên vẫn có khoảng không gian để bé giãn người, đứng hai chân hoặc thực hiện một vài bước nhảy.

Thiết kế đáy chuồng, cần có khay đựng khi bé đi vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ, bạn có thể sử dụng khay nhựa, inox, hoặc gỗ.

Bạn nên đặt lồng thỏ trong không gian thoáng mát, sạch sẽ, tránh xa các khu vực nguy hiểm như ổ điện, máy móc bởi thỏ là loại động vật gặm nhấm, ưa khám phá.

Trong lồng thỏ, cần có chỗ ngủ, chén đựng thức ăn, bình nước sạch, và một khúc gỗ để thỏ mài răng. Ngoài ra có thể thêm đồ chơi, vải giữ ấm (vào mùa lạnh).

Chọn thức ăn cho thỏ cảnh

Để đảm bảo có cách nuôi thỏ đúng đắn, bạn cần biết cách chọn thức ăn cho thỏ. Thức ăn cho thỏ đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Cho uống nước đầy đủ, cho ăn thức ăn nhiều. Chú ý thức ăn cho thỏ phải khô không được ướt. 

Bạn nên chọn những loại rau cỏ có màu xanh đậm và nhiều lá như  rau diếp, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh và cây húng quế…

Đừng để thỏ ăn quá nhiều cà rốt

Đừng để thỏ ăn quá nhiều cà rốt

Có thể cà rốt là món ăn khoái khẩu của thỏ nhưng bạn nên hạn chế cho thỏ ăn với mức độ phù hợp. Bởi trong cà rốt cũng như các loại trái cây có chứa rất nhiều đường.Tương tự, các loại rau củ chứa nhiều bột như khoai tây cũng nên tránh. Khi cho thỏ ăn, nên bắt đầu với một loại rau nhất định, sau đó mới tăng thêm nhiều loại khác, cho đến khi thỏ đã quen với 3 loại rau trở lên. Việc cho bé ăn nhiều loại hơn nữa sẽ khiến bé thích thú. Khi bắt đầu cho thỏ ăn rau cỏ, bạn có thể cho thỏ ăn kém với cỏ đuôi mèo hay yến mạch hàng ngày.

Ngoài các loại rau, bạn có thể cho bé thỏ của mình ăn thức ăn dạng viên, khoảng 28g cho thỏ tầm 450g. Bạn chỉ nên xem loại thức ăn này như thực phẩm phụ. Bởi khi ăn nhiều sẽ gây hại cho răng của thỏ. 

Tiếp xúc và chơi với thỏ cưng

Bạn nên dành thời gian để vui chơi cùng thỏ cưng, mang thỏ đi dạo, tạo không gian để thỏ thoải mái chạy nhảy linh hoạt.

Không cầm 2 tai thỏ để nhấc lên

Không cầm 2 tai thỏ để nhấc lên

Khi tiếp xúc, tránh nhấc thỏ bằng cách cầm 2 tai, vì có thể làm chúng vùng vẫy, ảnh hưởng đến xương sống, cũng không được véo vào phần bụng hoặc ôm quá chặt vì sẽ khiến cho ruột thỏ bị đau thắt, vỡ túi mật. 

Cách tốt nhất bạn nên làm là xòe tay ra để chúng tự bò lên lòng bàn tay của bạn, hay xách nó một cách nhẹ nhàng.

Những thông tin về cách nuôi thỏ mà Chợ Tốt vừa chia sẻ hy vọng đã phần nào giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để nuôi một bé thỏ cảnh thật tốt. Tuy là công việc có phần không đơn giản, tuy nhiên, chỉ cần bạn thực sự yêu thích loài động vật dễ thương này, bạn sẽ sớm thực hiện thật tốt thôi. Chúc bạn sớm sở hữu bé thỏ thật cưng và khỏe mạnh!

Đừng quên truy cập Chợ Tốt để chọn được thú cưng chất lượng với giá cả phải chăng!

Trải nghiệm mua bán thú cưng nhanh chóng, uy tín tại Chợ Tốt

Từ khóa » Cách Nuôi Thỏ Cảnh Tại Nhà