Cách ổn định Giấc Ngủ Cho Học Sinh Mùa Thi
Có thể bạn quan tâm
Ngủ là một trong những hành vi phổ biến nhất của con người vì mỗi người cần 1/3 cuộc đời để ngủ. Mặc dù chức năng chính xác của giấc ngủ đến nay vẫn chưa được biết rõ nhưng giấc ngủ rất cần thiết cho con người. Nhu cầu ngủ của con người không giống nhau, trung bình cần 6-9 giờ mỗi ngày. Các chức năng của cơ thể đều giảm đi trong giấc ngủ sâu.
Vai trò của giấc ngủ ban đêm đối với cơ thể là vô cùng quan trọng
Nhờ giấc ngủ mà cơ thể có điều kiện điều hòa lại quá trình chuyển hóa. Tuy nhiên giấc ngủ đêm là rất cần thiết, thời lượng ngủ ngày cho dù nhiều như đêm cũng không thể thay thế được giấc ngủ đêm. Vì vậy không những cần ngủ đủ giờ mà còn không nên “ngủ ngày cày đêm”. Những trường hợp mất ngủ hoặc thiếu ngủ sẽ dẫn đến các bệnh tâm thần, ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.
Trong mùa thi, áp lực học tập khiến học sinh dễ bị mệt mỏi, căng thẳng.
Đối với học sinh mùa thi
Vì cần nhiều thời gian để học bài, ôn bài nên thời gian ngủ không đầy đủ. Nhiều học sinh tranh thủ học, học trưa, học tối, thâu đêm suốt sáng. Như vậy cơ thể cũng như thần kinh không được nghỉ ngơi, không có điều kiện để phục hồi là hết sức nguy hiểm. Bên cạnh đó, mùa thi là mùa hè nóng bức, độ ẩm cao, ăn uống không hợp lý, thiếu chất, thiếu vitamin, thiếu nước uống làm cho cơ thể thêm mệt mỏi. Áp lực thi cử nặng nề, có người tự đặt cho mình mục tiêu quá cao hoặc cao hơn khả năng của mình, cộng thêm áp lực do gia đình, nhà trường tạo ra làm cho học sinh càng thêm căng thẳng về tinh thần. Mệt mỏi về cơ thể, căng thẳng về tinh thần làm cho học sinh khi ngủ sẽ khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay mộng mị. Điều này làm cho học sinh thiếu về thời gian và giảm chất lượng giấc ngủ. Tình trạng này làm cho người học khó tiếp thu bài, tập trung chú ý kém, trí nhớ sẽ giảm, như vậy chất lượng học tập sẽ giảm và kết quả thi chắc chắn không được như ý.
Một số trường hợp, để chống lại cơn buồn ngủ, học sinh sử dụng cà phê, chè,... Tuy nhiên nếu uống vào buổi tối sẽ gây khó ngủ khi đi ngủ. Một số bệnh lý tâm thần hay gặp ở lứa tuổi học sinh như rối loạn stress, trầm cảm, tâm thần phân liệt... có thể tăng lên vào mùa thi khi mà học sinh bị căng thẳng, bị áp lực, thiếu ngủ, ăn uống không đảm bảo, nghỉ ngơi không hợp lý... Tất nhiên khi đó kết quả thi sẽ không tốt, thậm chí rất không tốt. Kết quả thi không tốt sẽ làm bệnh nặng thêm hoặc có trường hợp chưa bị bệnh có thể làm bệnh khởi phát.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để giữ gìn sức khỏe, đạt được kết quả thi tốt nhất có thể, học sinh cần có kế hoạch học tập tốt, có chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước. Kết hợp tập thể dục, vui chơi giải trí, không tạo áp lực quá lớn, đặc biệt cần ngủ đủ thời gian và có giấc ngủ tốt. Để ngủ tốt, phòng ngủ cần thoáng mát về mùa hè, không bị ồn ào. Trước khi ngủ không nên dùng các chất kích thích như cà phê, chè, rượu, bia, thuốc lá. Khi đi ngủ cần để đầu óc được nghỉ ngơi, không nên tiếp tục suy nghĩ, lo lắng,... có thể sử dụng một số thuốc vào buổi sáng như vitamin B1, B6, B12, nootropin, tanakan để bồi dưỡng sức khỏe, tăng trí nhớ và cũng giúp giấc ngủ tốt hơn.
Từ khóa » Không Ngủ được Trước Ngày Thi
-
Làm điều Này Trước Ngày Thi Không Khác Gì Khiến Bộ Não Hoảng Loạn ...
-
9 MẸO GIÚP SĨ TỬ NGỦ NGON TRƯỚC KÌ THI THPT QUỐC GIA 2020
-
Bị Khó Ngủ Trước Ngày Thi Chạy Bộ Thì Giải Quyết Thế Nào?
-
Tại Sao Bị Mất Ngủ đêm Sau Kỳ Thi? | Vinmec
-
Vì Sao Bạn Mệt Mỏi Nhưng Không Thể Ngủ? | Vinmec
-
Làm đủ Cách Mà Vẫn Không Ngủ được, Bạn Hãy Thử 5 Cách Này!
-
Không Ngủ Được Phải Làm Sao? 5 Việc Cần Làm Khi Khó Ngủ
-
“Chiến Thuật Ngủ” Hợp Lý Cho Sĩ Tử - Tiếp Sức Mùa Thi
-
Không Ngủ được Phải Làm Sao? Cần Làm Gì để Dễ Ngủ?
-
Chuyên Gia Tâm Lý Hướng Dẫn Bạn Cách Giải Quyết Nỗi Lo Trước Kỳ Thi ...
-
Mất Ngủ Phải Làm Sao: 10 Biện Pháp Hữu Hiệu Cần Biết | Pacificcross
-
Đừng Chủ Quan Trước Những Tác Hại Của Mất Ngủ Kéo Dài
-
Tình Trạng Mất Ngủ Khó Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? | TCI Hospital
-
Tối Trước Ngày Thi THPT Quốc Gia 2019, Sĩ Tử Cần Lưu ý Một Số điều ...