Đừng Chủ Quan Trước Những Tác Hại Của Mất Ngủ Kéo Dài
Có thể bạn quan tâm
Mất ngủ có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy nguy hiểm mà bạn khó có thể lường trước được. Nếu chỉ mất ngủ tạm thời 1-2 ngày (mất ngủ ngắn hạn) thì không đáng lo ngại lắm, nhưng nếu mất ngủ lâu ngày (mất ngủ mạn tính hay mất ngủ kinh niên) thì sẽ “tàn phá” sức khỏe của bạn ghê gớm. Cùng điểm danh các tác hại của mất ngủ trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Tác hại của mất ngủ
- 1.1 Tác hại của mất ngủ ngắn hạn
- Mệt mỏi, cáu gắt
- Khó tập trung
- Buồn ngủ vào ban ngày
- Có thể gây tai nạn
- 1.2 Tác hại của mất ngủ kéo dài
- Rối loạn tâm lý
- Tai nạn giao thông
- Suy giảm trí nhớ
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ
- Lão hóa sớm
- Tăng nguy cơ vô sinh
- 1.1 Tác hại của mất ngủ ngắn hạn
- 2. Mất ngủ lâu ngày nên đi khám chuyên khoa nào?
1. Tác hại của mất ngủ
1.1 Tác hại của mất ngủ ngắn hạn
Mệt mỏi, cáu gắt
Nếu như từng bị mất ngủ rồi, ắt hẳn bạn sẽ hiểu cảm giác mệt mỏi vào sáng ngày hôm sau. Người mệt mỏi, đau nhức, lờ đờ, uể oải không muốn làm bất cứ việc gì.
Mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, dễ cáu gắt, nổi nóng, khó giữ bình tĩnh.
Khó tập trung
Giấc ngủ khiến bạn hồi phục cả về sức khỏe thể chất và tinh thần, để chào đón ngày mới đầy hứng khởi. Nếu bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi và các tế bào ở não bộ của bạn sẽ hoạt động kém hơn, khả năng tư duy, ghi nhớ và giải quyết vấn đề sẽ chậm chạp, khó tập trung, điều này ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Với học sinh, mất ngủ khiến khả năng tiếp thu kiến thức bị hạn chế, khả năng ghi nhớ giảm. Với người lớn tuổi, mất ngủ khiến khả năng tư duy, ghi nhớ, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề trở nên kém nhạy bén hơn.
Buồn ngủ vào ban ngày
Sau một đêm ngủ không ngủ được, ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ kém chất lượng, ngày hôm sau bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng “ngủ gà ngủ vịt”. Điều này ảnh hưởng tới việc học tập và công việc, sinh hoạt của bạn. Trong một số trường hợp, buồn ngủ vào ban ngày có thể do chứng rối loạn giấc ngủ (còn gọi là chứng ngủ rũ). Nếu đêm hôm trước bạn ngủ đủ giấc, giấc ngủ vẫn đảm bảo chất lượng mà ban ngày vẫn buồn ngủ thì nên đi khám hội chứng rối loạn giấc ngủ với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh.
Có thể gây tai nạn
Mất ngủ hay thiếu ngủ khiến bạn mệt mỏi, khó tỉnh táo nhất là khi đang lái xe hay làm các công việc mang tính chất nguy hiểm sẽ dễ gây tai nạn.
1.2 Tác hại của mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Những tác hại của mất ngủ kéo dài sẽ nguy hiểm và để lại nhiều hệ lụy trầm trọng hơn so với mất ngủ cấp tính (mất ngủ ngắn hạn). Sau đây là những mối nguy hiểm mà mất ngủ kéo dài gây ra.
Rối loạn tâm lý
Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, dễ cáu gắt. Mất ngủ ở người trẻ hiện nay, nhiều người có thể dẫn tới trầm cảm, rối loạn tâm thần và có những hành động tự làm tổn thương mình hoặc người khác như tự sát, sát hại người khác,…
Tai nạn giao thông
Thiếu ngủ lâu ngày khiến cơ thể kém minh mẫn và kém nhạy bén trong việc ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. Rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra với nguyên nhân được điều tra là do tài xế lái xe bị mất ngủ, thiếu ngủ triền miên, ngủ gục, ngủ quên khi đang lái xe.
Suy giảm trí nhớ
Ngủ giúp não bộ được nghỉ ngơi và thư giãn. Thiếu ngủ hoặc mất ngủ đồng nghĩa với việc não bộ của bạn phải thường xuyên hoạt động và không được nghỉ ngơi, lâu dần sẽ bị tổn thương và làm giảm năng suất làm việc. Người bị mất ngủ kéo dài thường rơi vào trạng thái nhớ nhớ, quên quên.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ
Thiếu ngủ lâu ngày có thể là nguyên nhân khởi phát các bệnh đau tim, suy tim, cao huyết áp,… Theo thống kê, những người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) so với người ngủ đủ 7-8 giờ.
Lão hóa sớm
Bạn sẽ sớm nhận ra da bị sạm, khô, nhiều mụn nếu thiếu ngủ hoặc mất ngủ trong một thời gian dài. Ngoài ra, khi thiếu ngủ hệ miễn dịch của bạn sẽ bị suy giảm chức năng, điều này khiến khả năng phục hồi của làn da kém hơn và da dễ bị chảy xệ.
Tăng nguy cơ vô sinh
Theo nghiên cứu, ở những phụ nữ thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc có thể là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giải phóng các hormone kích thích rụng trứng. Ở nam giới, mất ngủ triền miên sẽ làm giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng.
2. Mất ngủ lâu ngày nên đi khám chuyên khoa nào?
Nếu bị mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ dưới 1 tháng) bạn nên sử dụng các biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ ngon hơn như: ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút; ngồi thiền, đọc sách hoặc tập thể dục nhẹ nhàng và thư giãn trước khi đi ngủ; nên đi ngủ sớm vào một giờ cố định và hạn chế tối đa việc thức khuya; bữa tối nên ăn vừa phải, không nên ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước; phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng phù hợp; có thể sử dụng một số loại trà hoặc thảo dược bằng đông y có tác dụng an thần dễ ngủ.
Nếu bị mất ngủ kéo dài bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử trí hiệu quả.
Từ khóa » Không Ngủ được Trước Ngày Thi
-
Làm điều Này Trước Ngày Thi Không Khác Gì Khiến Bộ Não Hoảng Loạn ...
-
9 MẸO GIÚP SĨ TỬ NGỦ NGON TRƯỚC KÌ THI THPT QUỐC GIA 2020
-
Bị Khó Ngủ Trước Ngày Thi Chạy Bộ Thì Giải Quyết Thế Nào?
-
Cách ổn định Giấc Ngủ Cho Học Sinh Mùa Thi
-
Tại Sao Bị Mất Ngủ đêm Sau Kỳ Thi? | Vinmec
-
Vì Sao Bạn Mệt Mỏi Nhưng Không Thể Ngủ? | Vinmec
-
Làm đủ Cách Mà Vẫn Không Ngủ được, Bạn Hãy Thử 5 Cách Này!
-
Không Ngủ Được Phải Làm Sao? 5 Việc Cần Làm Khi Khó Ngủ
-
“Chiến Thuật Ngủ” Hợp Lý Cho Sĩ Tử - Tiếp Sức Mùa Thi
-
Không Ngủ được Phải Làm Sao? Cần Làm Gì để Dễ Ngủ?
-
Chuyên Gia Tâm Lý Hướng Dẫn Bạn Cách Giải Quyết Nỗi Lo Trước Kỳ Thi ...
-
Mất Ngủ Phải Làm Sao: 10 Biện Pháp Hữu Hiệu Cần Biết | Pacificcross
-
Tình Trạng Mất Ngủ Khó Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? | TCI Hospital
-
Tối Trước Ngày Thi THPT Quốc Gia 2019, Sĩ Tử Cần Lưu ý Một Số điều ...