Cách Pha Chế Sơn Pu Và Cách đánh Sơn Pu Bằng Tay Chuẩn

3.2 05

Để có được màu sơn PU phù hợp thì việc pha chế sơn hết sức quan trọng. Bài viết này thợ mộc sửa chữa đồ gỗ Tuấn Tường chuyên đánh vecni – Sơn Pu sẽ hướng dẫn bạn các kỹ thuật đơn giản để pha chế và sơn PU lên đồ gỗ, mời bạn cùng theo dõi.

Hướng dẫn cách pha chế sơn PU

Trong thành phần của sơn pu có 2 thành phần chính phần nước và phần sơn ở 2 dạng. Nếu hai thành phần chính này pha không đúng cách thì các cấu trúc và các chất bản chất sẽ không hòa quyện với nhau đúng cách và sẽ không cho ra sản phẩm sơn để thi công đúng chuẩn.

Cách pha chế sơn Pu và cách đánh sơn Pu bằng tay chuẩn

Sau khi đã hiểu rõ về các thành phần của sơn PU, bạn có thể tiến hành pha chế theo các bước sau:

  • Bước 1 (PHA DUNG DỊCH LÓT): Bạn tiến hành pha sơn lót theo công thức: 2 phần sơn lót, 1 thành phần cứng và 5 phần xăng. Bạn tiếp tục dùng dụng cụ quấy đều lên.
  • Bước 2 (PHA DUNG DỊCH MÀU): Tiếp đó bạn pha màu sơn theo tỷ lệ 2 phần sơn lót, 1 phần cứng và 5 phần xăng với màu đậm đặc chỉ dành riêng cho sơn màu. Phần màu sơn chỉ cho một phần rất nhỏ là có thể đáp ứng yêu cầu của bạn.  Hiện nay trên thị trường có tinh màu đó là: Tinh màu cánh dán; tinh màu căm xe; tinh màu trắng; tinh màu vàng; tinh màu đen. Từ các tinh màu này ta trộn chúng với nhau để ra màu mình cần làm.
  • Bước 3 (PHA DUNG DỊCH BÓNG): Cuối cùng bạn tiến hành pha sơn bóng Pu theo tỷ lệ chuẩn nhất là 2 phần sơn bóng Pu; 1 phần cứng và 3 phần xăng và dùng gậy ngoáy đều.

Cách sơn Pu bằng tay

Sơn Pu có 3 bước chính là:

  • Sơn lót: làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn
  • Sơn màu: tạo cho gỗ có màu đẹp, theo ý thích của người dùng
  • Sơn bóng: tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.

Sau khi các bạn pha chế sơn như phần trên chúng tôi đã giới thiệu. Bước tiếp theo là các bạn tiến hành sơn. Cách sơn PU thực ra khá dễ hiểu, các bạn tiến hành sơn như sau:

  • Bước 1: Chà nhám cho bề mặt gỗ thật mịn. Dùng bột matit trám các lỗ sâu; lỗ đinh hay các cạnh ván nếu có.
  • Bước 2: Sơn DUNG DỊCH LÓT mà chúng ta đã pha lên bề mặt gỗ vừa chà nhám xong. (Dùng súng phun hay quét bằng cọ cũng được)
  • Bước 3: Dùng nhám 240 dán vào máy rung và xả lót. Tiếp tục thực hiện phủ lót và xả lót lần 2. (Với hàng làm kỹ thì thường phải lót 2 lần). Còn hàng bán giá rẻ thì chỉ cần lót 1 lần. Lót càng nhiều lần thì bề mặt sản phẩm càng láng mịn.
  • Bước 4: Tem màu bằng DUNG DỊCH MÀU đã pha ở trên. Dùng súng phun lia đều tay, nhanh và dứt điểm. Chỗ nào nhiều giác, thớ trắng thì tem đậm; chỗ nào gỗ đen, mắt thì tem nhẹ màu thôi. (Hơn nhau tay nghề thợ sơn là khâu này)
  • Bước 5: Bước cuối cùng là sơn bóng bằng DUNG DỊCH BÓNG PU đã pha ở trên. Khâu này liên quan đến độ dẻo của tay; làm lâu thì tay càng dẻo. Y như chạy xe máy người ta hay gọi là tay lái lụa ấy. Lia súng đều, nhanh theo hàng ngang xong đến hàng dọc. Phải dứt khoát, để dung dịch khỏi bị chảy sệ. Nếu chưa quen tay thì để sản phẩm nằm ngửa cho dễ. Khi quen tay thì có thể dựng đứng, nằm nghiêng hay bất cứ tư thế nào cũng chẳng lo bị sệ.

Cách sơn PU cho đồ gỗ thật đơn giản chỉ với vài bước bạn có thể làm được mà không cần phiền tới các bác thợ. Trường hợp bạn có máy phun sơn, máy nén khí thì có thể sử dụng để phun sơn thay vì quét sơn, như vậy các lớp sơn sẽ được đều màu và mịn hơn. Chúc bạn thực hiện thành công! Nếu cần dịch vụ sửa chữa đồ gỗ chuyên nghiệp hãy gọi cho chúng tôi nhé – 0987.425.271

Từ khóa » Cách Pha Sơn Quét Gỗ