Cách Pha Sơn Bóng Pu Hiệu Quả Trong ứng Dụng Ngành Mộc

Không phải ai cũng có thể có thể pha chế sơn bóng Pu đạt tiêu chuẩn và chính xác nhất. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Hướng dẫn cách pha chế Sơn bóng PU

Các thành phần trong sơn PU

Trước khi cùng nhau tìm hiểu về cách pha chế sơn PU, bạn nên hiểu qua về các thành phần nằm trong sơn để có thể pha chế sơn PU cho đúng cách.

Trước tiên vào pha chế sơn PU và sơn bóng Pu bạn cần nắm được các thành phần chính của sơn PU như sau:

– Sơn lót: Polyurethan hai thành phần gốc dung môi, khô bằng chất đóng rắn lsocyanate, có công dụng làm phẳng bề mặt và che khuyết điểm trên bề mặt gỗ để sơn đẹp hơn.

– Sơn PU bóng mờ (polyisocyanate)

– Cứng (lsocyanate): còn được gọi là chất đóng rắn

– Xăng thơm: xăng PU, xăng Nhật

– Màu: loại này chỉ sử dụng cho sơn PU, gồm có màu đậm đặc, màu stain, tinh màu.

Khi đã hiểu rõ về sơn PU thì bạn có thể tiến hành để pha chế theo các bước sau:

Bước 1: Pha sơn lót ( sơn lót có tác dụng che các lỗ, làm phẳng bề mặt gỗ để sơn được đẹ hơn ) Pha sơn lót bạn tuân thủ theo tỉ lệ: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng

Bước 2: Pha sơn màu ( Sơn màu giúp cho bề mặt gỗ có màu đẹp hơn ) Tùy theo yêu cầu mà bạn cho lượng tinh màu khác nhau và làm theo tỷ lệ sau: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu

Bước 3: Pha sơn bóng ( Sơn bóng chính là loại sơn giúp cho bề mặt gỗ được bóng đẹp ) Sơn bóng để đẹp bạn nên pha theo tỷ lệ: 2 bóng + 1 cứng + xăng ( tùy thuộc theo sở thích mà cho lượng xăng phù hợp ).

2. Kỹ thuật sơn bóng PU trên bề mặt đồ gỗ

Đã xong công đoạn pha chế sơn, tiếp đến chúng ta sẽ bắt tay vào để tiếp tục công việc sơn PU trên bề mặt gỗ. Sao cho đẹp và tiết kiệm được thời gian.

Bước 1: Việc đầu tiên bạn cần sử dụng đến giấy nhám để chà nhám cho bề mặt gỗ. Việc chà nhám càng kĩ, càng tốt thì việc sơn PU trở nên dễ dàng và đều đẹp hơn. Ngoài ra nó còn giúp bạn có một bề mặt gỗ đẹp với các thớ gỗ bằng cách bả bột hoặc không bả bột.

Bước 2: Chỉnh màu sơn sao cho phù hợp với yêu cầu về sản phẩm. Công việc này đòi hỏi sự kinh nghiệm về kỹ thuật và tay nghề cao nên đòi hỏi phải là những người thợ lành nghề.

Bước 3: Bạn cần sơn lót 2 lần để tạo cho bề mặt sản được bằng phẳng và đẹp. Theo tỷ lệ 2:1 bạn chia ra sơn 2 lần. Sau khi sơn lót lần 1 bạn tiếp tục chà nhám và sửa lại làm sao cho bề mặt được phẳng nhất rồi mới sơn lót. Sau lần sơn lót thứ 2 này thì màu gỗ mới trở nên đẹp, đều và đúng yêu cầu người tiêu dùng.

Bước 4: Sau khi đã sơn lót bạn sơn màu lần 1 để tạo cho bề mặt gỗ một màu sắc tự nhiên. Việc này cũng cần đến kỹ thuật và chuyên môn cao để làm sao tạo nên một lớp sơn thật tự nhiên cho đồ dùng bằng gỗ. Nếu giai đoạn này làm không đúng sẽ ảnh hưởng đến các bước hoàn thiện sản phẩm về sau, vậy nên bước sơn màu này khá quan trọng.

Bước 5: Sau khi sơn màu lần 1, chờ bề mặt gỗ khô và tiếp tục sơn để hoàn thiện toàn bộ màu sơn cho sản phẩm. Ở bước này, bạn sẽ sơn vào những điểm thiếu sót khi lần 1 chưa hoàn thành. Để mang đến một sản phẩm có một bề mặt sơn phẳng mịn, màu sắc đạt yêu cầu của người tiêu dùng.

Bước 6: Bước cuối cùng chính là phun bóng cho bề mặt sản phẩm. Với việc phun bóng giúp cho bề mặt sản phẩm trở nên bóng đẹp, chống bụi bẩn và các tác động bên ngoài đến bề mặt sản phẩm.

>>> Xem ngay: Công dụng của Kính bảo hộ lao động ĐKT

Tweet

Từ khóa » Cách Pha Sơn Quét Gỗ