Cách Pha Nước Chấm Của Người Miền Bắc

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó nước chấm giữ một phần quan trọng tạo nên “hồn” của món ăn. Chẳng vậy mà bún chả, chả rán, bánh cuốn, ốc luộc mà không có nước chấm ngon tròng vị thì không thể làm nên được một món ăn hoàn chỉnh.

Về cơ bản thì khẩu vị người miền Bắc ăn mặn, “miền Bắc ăn mặn, miền Trung ăn cay, miền Nam ăn ngọt”. Nước chấm về cơ bản phải đủ vị: Chua, cay, mặn, ngọt, bùi bùi…

  • Vị Chua: đến từ vị chanh, quất, giấm, sử dụng giấm nuôi thì vị sẽ đầm hơn, ít gắt hơn chanh và quất, quất thì sẽ có vị thơm đặc trưng hơn. Tỉ lệ nên khoảng 10-15% cho bát nước chấm.
  • Vị cay: vị cay đến từ ớt, tùy theo sở thích và vị của mỗi người mà cho cay nhiều hay ít
  • Vị mặn: Vị mặn đến từ nước mắm, bạn nên sử dụng nước mắm truyền thông nguyên chất thay vì nước chấm công nghiệp, vì nếu ai sành về nước mắm nguyên chất thì sẽ cực thích cái mùi đó, mắm truyền thống sẽ có màu đậm hơn và mùi nặng hơn, thêm nữa là độ đạm cao, không hóa chất an toàn và có lợi cho sức khỏe. Tỉ lệ nước mắm là 1:1
  • Vị ngọt: Vị ngọt ở đây là vị ngọt của đường, nó làm dịu đi sự gắt gỏng của chanh, quất, sự mặn mà của nước mắm, đường và mì chính làm trung hòa tất cả
  • cách pha nước chấm người Bắc

Nguyên tắc chung trong các cách pha nước chấm là pha theo tỉ lệ 1:1:1 chua ngọt mặn, rồi chỉnh nếu cần. Đánh chua và ngọt rồi thử độ cân bằng, sau đó thì cho thêm nước mắm, cuối cùng là nước (hay nước dùng gà hoặc nước dừa) . Tỏi băm nhỏ ngâm giấm/ chanh và ớt thì lúc nào ăn hoặc sắp ăn mới cho. Nước chấm chưa cho tỏi và ớt có thể để trong tủ lạnh 2 tuần, nếu hay dùng thì bạn cứ pha sẵn cho vào chai, để trong tủ lạnh rồi khi cần, tuỳ theo món mà chỉnh thêm một chút.

Nước chấm nem

Nước chấm nem được pha theo tỉ lệ 1 đường + 1/2 giấm + 1/2 nước cốt chanh + 1 mắm + 3-4 nước tùy khẩu vị. Bạn có thể dùng nước luộc gà hoặc nước dùng tươi thay cho nước để tạo nét đặc biệt cho nước chấm nem của mình. Ớt thái lát hoặc băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ và ngâm vào trong giấm chanh.

5 cách pha nước chấm cơ bản của người miền Bắc

Để làm nước chấm nem, đầu tiên bạn hoà đường, giấm và chanh cho tan (hoặc cho vào nồi đun tan – hoặc cho vào cối nghiền), nếm xem cân bằng chua ngọt chưa để chỉnh, cho mắm vào, rồi cho thêm 3 phần nước, nếm và cho thêm nước nếu cần.

Nước chấm bún chả và bánh cuốn

Nước chấm bún chả và bánh cuốn được pha theo tỉ lệ: 1 đường + 1/2 giấm + 1,5 nước mắm + 3-4 nước (cũng có thể dùng nước luộc gà hoặc nước dừa tươi tùy thích). Ớt thái lát hoặc băm nhỏ và chanh hoặc quất.

5 cách pha nước chấm cơ bản của người miền Bắc

Để làm nước chấm bún chả hay bánh cuốn, trước tiên bạn chưng đường, khi đường tan và chuyển màu vàng nhạt thì thêm giấm, rồi nước mắm, hoà thêm nước (nước luộc gà là tuyệt nhất). Lúc nào ăn thì vắt quất và cho ớt. Cách này ngon nhưng dễ bị hỏng: đường cháy, không biết khi nào cho giấm, cho mắm, cho nước – giải pháp an toàn là bạn nên pha như thông thường với cách pha nước chấm cơ bản được giới thiệu ở đầu bài viết.

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu về cơ bản cách pha nước chấm của người miền Bắc, để các bạn hiểu được vị của người Bắc cần gì. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính tham khảo chung, bạn nên lựa cho vừa vị mình dùng để có thể tùy chỉnh sao cho nước chấm chuẩn vị nhất, ngon nhất.

Từ khóa » Cách Pha Nước Chấm Bún Chả Miền Bắc