Cách Phân Biệt Chà Là, Kiến Vương, Sùng đất, Đuông Dừa
Có thể bạn quan tâm
Cách phân biệt Chà là, Kiến Vương, Sùng đất, Đuông dừa
Chà là, Kiến Vương, Sùng đất, Đuông dừa là gì? Các con vật này rất dễ nhầm lẫn mặc dù hình dáng chúng khác nhau. Tuy mỗi loại có tên gọi khác nhau nhưng đôi khi bạn vẫn bị nhầm lẫn. Dưới đây VBio xin hướng dẫn các bạn cách tìm hiểu về từng loại con vật này nhé.
1.Con Đuông dừa là gì? Tên khoa học: Rhynchophorus ferruginenus Họ: Curculionidae (họ vòi voi) Bộ: Coleoptera
Nếu nói về mức độ tàn phá thì bọn Kiến vương gọi Đuông dừa bằng cụ. Bởi Kiến vương phá dừa khi chúng đã trưởng thành, chủ yếu ăn các lá cây, thường là tấn công từ bên ngoài vào cây dừa. Còn bọn Đuông dừa chơi dã man hơn. Con trưởng thành âm thầm đục lỗ thân cây dừa, bay vào đó rồi đẻ vài chục tới vài trăm quả trứng. Trứng nở ra ấu trùng sẽ bào cây dừa từ trong thân cây. Tới lúc phát hiện thì đã muộn, cây dừa chết nhăn răng bởi đám sâu béo mũm mĩm đang bò bên trong.
Con đuông dừa cũng rất thích cây cau, cây chà là (chà là có họ hàng với cau, trồng để lấy quả) nên bọn Đuông chà là, Đuông dừa cùng là một loài, chỉ khác cây mà chúng gây hại thôi.
Phân biệt đực, cái Đuông đực và cái nhìn bề ngoài rất khó phân biệt. Tuy khó chứ không phải là không thể. Phân biệt Đuông đực và cái dựa vào cái vòi của nó. Vòi con đực sẽ ngắn hơn vòi con cái và có một nhúm lông tơ màu vàng hoặc nâu sẫm nằm phía đầu của vòi. Con cái thì không có lớp lông này.
Con Đuông đực vòi ngắn và có lông tơ ở đầu vòi
Con Đuông cái có vòi dài hơn và không có lông tơ
Ngoài ra, còn có một loài hại dừa nữa rất giống con Đuông, tên khoa học là Diocalandra frumenti, còn gọi Bọ vòi voi, vì nó có cái vòi cong xuống như con voi.
Bọ vòi voi giống Đuông tới 90%, chỉ khác một chút về kích thước và màu sắc. Con vòi voi nhỏ hơn Đuông một chút, toàn thân màu đen hoặc nâu đậm, chỉ có hai đốm vàng ở đầu và cuối cánh. Trong khi con Đuông trưởng thành có màu nâu đỏ, miệng có một vòi cong dài, có nhiều sọc đỏ trên cánh và 6 chấm đen trên ngực, dài khoảng 2-5 phân.
Một đặc điểm khác lạ của con Đuông cũng như Bọ vòi voi so với các loài bọ cánh cứng khác, đó là chúng rất ghét ánh sáng. Nên hầu như không thể bắt được chúng bằng bẫy đèn.
Ấu trùng của con Đuông Ấu trùng mới nở có màu trắng và không có chân (khác với ấu trùng kiến vương có 3 cặp chân), màu vàng nhạt, phình to ở phần giữa thân, đầu màu nâu đỏ. Khi ăn uống no nê, béo mũm mĩm ở giai đoạn L3 chúng có thể đạt chiều dài từ 40 – 50 mm. Ấu trùng của Đuông sống từ 50 – 70 ngày trong thân cây trước khi hóa nhộng
Nhiều người bảo ấu trùng của Đuông có màu trắng ngà (trắng sữa). Thật ra đó chính là ấu trùng của Đuông chà là. Vì sống ở hai loài cây khác nhau nên thức ăn của chúng khác nhau, có thể từ đó chúng có màu khác nhau chứ thực tế đều cùng một loài Rhynchophorus ferruginenus cả.
Nhộng (Pupa) Đuông có vòng đời giống với hầu hết các loài bọ cánh cứng khác, tức là có 4 giai đoạn phát triển. Tới giai đoạn L3, ấu trùng ăn uống no say, cơ thể béo mập sẽ tạo một kén giả hình bầu dục (Cocoon) bằng các sợi xơ có trong thân cây (dừa, chà là) hoặc trong các bẹ lá trên ngọn.
Trong cái kén này, con Đuông mới chính thức hóa thành nhộng. Giai đoạn Nhộng kéo dài khoảng 15 – 20 ngày. Khi trưởng thành, nó chui ra khỏi kén, bay ra ngoài để tìm bạn tình.
Trong cái kén, ấu trùng Đuông chính thức hóa thành Nhộng (Pupa)
Quá trình hình thành của con đuông
Tác hại Con Đuông trưởng thành cái dùng vòi đục lỗ nhỏ hoặc lợi dụng những kẽ nứt tự nhiên trên thân cây hoặc những lỗ hang do kiến vương đục trên thân cây, cuống lá rồi đẻ trứng vào những phần mềm của cây. Ngoài ra chúng cũng có thể đẻ trứng trực tiếp trên các phần mềm gần đỉnh sinh trưởng.
Sau vài ngày, trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng có hàm rất khoẻ, ăn mạnh và có thể ăn cả phần nhu mô lẫn phần sợi già của cây dừa. Khi mới nở ấu trùng đục vào phía trong thân cây hoặc vào bó lá ngọn. Khi tấn công vào bó lá ngọn thì chúng cắn phá củ hủ, làm cho củ hủ bị hư thối, dẫn đến hư đỉnh sinh trưởng, các lá ngọn héo vàng và đổ ngã xuống, cây chỉ còn những lá già xanh, rồi các lá già cũng từ từ rụng đi, cuối cùng cây sẽ bị chết.
Thức ăn Đuông dừa, Đuông chà là hiện đang là đặc sản được ưa chuộng ở các thành phố lớn. Trước đây bà con toàn bắt chúng cho gà ăn. Nhiều người sau đó ăn thử ấu trùng và thấy khá ngon. Quanh năm bọn ấu trùng chỉ ăn củ hũ dừa nên thịt chúng có vị thơm của dừa kết hợp với vị ngậy của ấu trùng đã biến chúng thành một món ăn giàu chất dinh dưỡng và khó kiếm.
Cung không đáp ứng nổi cầu, dẫn tới việc nhiều gia đình quyết định nuôi thử Đuông tại gia, và nhiều người trong số đó đã thành công khi cho ra đời hàng ngàn con Đuông to tròn, béo ngậy, nhìn rất thích mắt.
Trung bình một kg Đuông dừa có giá khoảng 400 ngàn, có những thời điểm hiếm hàng, giá đội lên 700k, 800k nhưng vẫn không đáp ứng được những cái bụng ham muốn thưởng thức món đặc sản đậm chất miền Tây này.
Tuy nhiên Đuông dừa là loài dịch hại nguy hiểm trên cây dừa, khó phòng trừ nên bị nghiêm cấm nhân nuôi, buôn bán dưới mọi hình thức theo Điều 7 của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001 quy định rõ: “Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại tài nguyên thực vật, sức khỏe nhân dân, môi trường và hệ sinh thái”.
Quan sát kỹ sẽ thấy có nhiều kén của sâu ở các bẹ lá ngọn thân. Nếu bị tấn công trên thân, cây vẫn còn sống, nhưng cho năng suất giảm. Tong trường hợp này trên thân thấy có nhiều lỗ đục nhỏ, đường kính khoảng 1-2 phân, có xác bã rơi ra ở mỗi lỗ đục và ít nhựa màu nâu rỉ ra, chảy dọc theo thân, có thể ngửi thấy mùi khai bốc ra từ các lỗ đục này do các mô bên trong bị lên men. Trường hợp nặng cây có thể bị gẫy ngang do thân cây đã bị rỗng.
Với những cây dừa bị Đuông tấn công, phần ngọn sẽ chết, lá dừa khô héo. Áp tai vào thân dừa, bạn có thể nghe thấy tiềng xào xạo là do các ấu trùng đang ăn tạp bên trong. Lúc đó mà bổ cây dừa ra bắt được vài chục con là ít.
Món ăn ngon từ nhộng đuông dừa
Theo quan điểm của cá nhân mình, đúng là con Đuông gây hại cho cây trồng, nhưng rõ ràng ấu trùng của chúng hoàn toàn là một thành phẩm có giá trị, không những trong nước mà có thể trên toàn thế giới. Mình biết chắc chắn sẽ khó ngăn chặn được nhiều gia đình nuôi lén lút, thay vì cấm hươu chạy, chi bằng chúng ta vẽ đường cho hươu chạy đúng đường. Các cấp chính quyền hướng dẫn cho bà con cách nuôi, cách bảo quản, cách hạn chế sự phát tán của chúng ra tự nhiên thì nghề nuôi Đuông này sẽ phát triển như một ngành chăn nuôi thực thụ.
2.Kiến Vương (Kiến Dương)
Tên khoa học: Oryctes rhinoceres Linneus (kiến vương một sừng) và Xylotrupes gideon Linneus (kiến vương hai sừng) Họ: Scarabaeidae Bộ: Coleoptera
Hai tên này là một. Loài này sống chủ yếu ở miền Nam (khu vực Tây Nam Bộ). Mà người miền Tây khi đọc chữ “v” và “d” thì rất giống nhau, nên khi viết thì nhầm “vương” thành “dương”.
Kiến Vương thuộc phân họ Dynastinae của họ Scarabaeidae (Bọ hung). Một số loài trong phân họ này có kích thước lớn và hình dạng khá ngầu. Các loài nổi tiếng như Chalcosoma atlas (bọ hung 3 sừng), Xylotrupes ulysses, Megasoma elephas, Oryctes nasicornis (kiến vương châu Âu), Hercules Beetle (bọ hung Hercules – Dynastes hercules), Japanese Rhinoceros Beetle hay Kabutomushi (theo phiên âm tiếng Nhật, còn tên khoa học là Allomyrina dichotoma), Ox Beetle (Strategus aloeus), Dynastes tityus…
Trên cây dừa có nhiều loài Kiến Vương gây hại, nhưng tại Việt Nam và các quốc gia Châu Á (Thái Lan, Malaysia, Indo…) thường thấy 2 loài xuất hiện nhiều và gây hại quan trọng là:
Kiến Vương Một Sừng (bọ hung tê giác): Oryctes rhinoceros Linneus
Kiến Vương Hai Sừng: Xylotrupes gideon Linneus
Cả hai loài trên thuộc họ Bọ Hung (Scarabaeidae), bộ Cánh Cứng (Coleoptera).
Kiến Vương Một Sừng Oryctes rhinoceros là gây hại rất nhiều cho cây dừa ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trồng dừa trên thế giới. Còn loài Hai Sừng Xylotrupes gideon cũng hại dừa nhưng không tàn phá nặng bằng loài một sừng.
Quá trình phát triển
Vòng đời phát triển của kiến vương một sừng và hai sừng rất giống nhau, chủ yếu khác nhau ở hình dáng khi trưởng thành mà thôi. Chúng cũng trải qua giai đoạn Trứng –> Ấu trùng (L1, L2, L3) –> Nhộng –> Trưởng thành. (xem thêm về vòng đời bọ cánh cứng tại đây)
Trứng (Egg)
Kiến vương đẻ trứng trong những thân dừa, gốc dừa mục, ẩm, đống rác, phân trâu bò, rơm mục, thân bắp, lá mía… Trứng có hình tròn, màu trắng, có đường kính từ 3 – 4mm. Sau 7 – 18 ngày trứng phát triển thành ấu trùng.
Ấu trùng (Larvae)
Ấu trùng kiến vương có màu trắng đục, thường gập cong thân lại với đầu màu nâu và mang 3 đôi chân. Ấu trùng phát triển đầy đủ có kích thước từ 60 – 105mm. Chúng nằm trong lòng đất, ăn các thức ăn có xung quanh như gỗ mục, rơm rạ phân hủy, mùn dừa…
Nhộng (Pupa) Nhộng có màu nâu nhạt, được bao phủ bởi một cái kén làm từ đất, gỗ mục hoặc xơ dừa. Nhộng phát triển trong kén từ 14 – 29 ngày. Sau đó phá kén bay ra ngoài, bắt đầu quá trình phá hoại của chúng.
Quá trình hình thành của kiến vương
Trưởng thành (Adult) Vào mùa mưa, kiến vương kết thúc quá trình hóa nhộng, đục vỏ kén bay ra ngoài kết đôi sinh sản. Chúng xuất hiện nhiều nhất là khoảng từ tháng 7 –> tháng 10 dương lịch. Ban ngày kiến vương ẩn mình trong tán cây, kẽ lá. Ban đêm bay ra ngoài kiếm ăn và tìm bạn tình.
Chúng rất dễ bị ánh sáng trắng hấp dẫn, nên chỗ nào mà có đèn đường (đèn trắng không phải đèn vàng) nhiều khả năng sẽ có kiến vương tụ tập.
Một đặc điểm nhận biết kiến vương, khi bị bắt hoặc bị chọc phá, nó sẽ rít lên những tiếng kêu, nghe như người ta nghiến răng vậy.
Về nhận biết loài một sừng và hai sừng thì cụ thể như sau:
Kiến Vương Một Sừng (bọ hung tê giác): Oryctes rhinoceros Linneus
Con trưởng thành có chiều dài khoảng 30 – 50mm, toàn thân màu đen, nâu đậm hoặc màu cánh gián. Con đực nhỏ hơn con cái một chút. Dưới bụng con đực có một lớp lông vàng hoặc nâu đỏ. Con đực có sừng to, cong và dài hơn con cái. Sừng con cái chỉ nhú lên một chút ở đỉnh đầu.
Con cái có sừng ngắn hơn và phần phía đuôi phía sau sần sùi hơn con đực. Chiếc sừng trên đầu Kiến Vương một sừng cong từ dưới lên, quặt vào trong, nhìn giống sừng tê giác, vì vậy mới được gọi là bọ hung tê giác (nhưng chả thấy ai bắt bọ Kiến Vương để cưa sừng đem bán cả). Phía trên đỉnh đầu có một phần nhú ra, trông tựa như chiếc sừng nào đó định mọc ra nhưng mãi ko mọc được vì con bọ ăn uống thiếu chất.
3.Sùng đất, sâu đất
Tên khoa học: Holotrichia Sauteri Moser Tên Việt Nam: Bù rầy, bọ rầy Họ: Melonihidae (Sùng đất) Bộ: Coleoptera
Khác với Kiến vương và Đuông, loài Holotrichia Sauteri Moser không tấn công trên thân cây mà chúng đào đất ở dưới gốc cây rồi đẻ trứng vào đó. Khi trứng nở thành ấu trùng, chúng sẽ gặm hư hết rễ cây.
Con Sùng đất
Trứng Con bọ rầy cái sẽ dùng chân, đào xới khu vực gần gốc rễ cây rồi đẻ khoảng 15 – 17 trứng vào đó rồi vỗ cánh bay đi. Địa điểm được chọn thường là các bãi bồi ven sông hoặc tại các vùng đất pha cát và nhiều lá mục, hay ven các sườn đồi. Trứng có dạng hình tròn, kích thước khoảng 2 – 3mm. Trứng nằm sâu dưới đất, và nở sau khoảng 10 – 15 ngày.
Ấu trùng Ấu trùng nở ra sẽ bắt đầu cắn phá cây trồng, sở thích của chúng là ăn rễ cây. Người ta gọi ấu trùng của Holotrichia Sauteri Moser (bọ rầy) là Sùng đất, sâu đất, cờ đang (hoặc thậm chí có nơi gọi là Đuông đất). Kích thước trung bình to bằng ngón tay út, có các màu sắc trắng ngà, trắng xanh hoặc màu vàng. Cơ thể có 3 cặp chân. Nói chung ấu trùng Sùng đất giống Kiến vương tới 99%.
Phải mất tới gần 1 năm (270 – 300 ngày) tụi ấu trùng này mới hóa nhộng. Thời gian “nằm vùng” của tụi Sùng đất này có thể nói là kỷ lục trong số những loài bọ cánh cứng có mặt tại Việt Nam. Chúng ẩn mình từng đó thời gian cũng là từng đó vụ mùa bị mất trắng bởi bọn này.
Nhộng Tính từ khi Sùng đất đã bắt đầu nhả kén để hóa nhộng, chúng phải mất khoảng 10 – 15 ngày để hoàn tất chiếc kén của mình. Và tốn thêm khoảng 20 – 30 ngày để hoàn toàn lột xác bay ra khỏi kén. Như vậy giai đoạn Nhộng của Sùng đất cũng tương đối dài, khoảng 40 – 45 ngày.
Trưởng thành Có lẽ cả vòng đời của bọ rầy đã nằm sâu dưới đất rồi, nên tuổi thọ của bọ rầy trưởng thành thường rất ngắn, chưa đến một tháng. Thỉnh thoảng có con nào ăn chay tích đức may ra sống được thêm 1, 2 tháng nữa. Ban ngày bọ rầy ẩn nấp trên các cây xoan, cây mía, cây điều… và ăn các lá cây này để sống qua ngày.
Món ăn từ sùng đất Cách chế biến món sùng đất cũng rất đơn giản, chỉ cần ướp nước mắm, bột ngọt, ớt, tiêu, sả cho vừa ăn, để khoảng 30 phút cho gia vị thấm đều. Sau đó phi củ hành hoặc củ nén với dầu phụng rồi cho sùng đất vào chảo đảo đều. Khi sùng có màu vàng sém và tỏa mùi thơm lựng thì múc ra đĩa để thưởng thức…
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng tự hào là đơn vị chuyên về nghiên cứu, ứng dụng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản. VBio luôn đưa ra giải pháp hữu ích nhất đến bà con.
Để nhận được tư vấn hữu ích về các loại chế phẩm sinh học từ đội ngũ kỹ sư sinh học hàng đầu đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869 Website: https://vbio.vn/ Email: vbiovn1@gmail.
Từ khóa » Bọ Kiến Vương 1 Sừng
-
Kiến Vương Một Sừng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kiến Vương Một Sừng - Wikiwand
-
0101 Tìm Đuông Bắt Được Kiến Vương 1 Sừng - YouTube
-
Rhino Beetle ( Kiến Vương Or Kiến Dương) - Facebook
-
Kiến Vương Hại Dừa Và Cách Phòng Trừ
-
Tìm Hiểu Về Kiến Vương Hai Sừng (bọ Hung Tê Giác) - Diệt Côn Trùng
-
Thú Chơi Bọ Cánh Cứng Khó Cưỡng Của Giới Trẻ
-
[Wiki] Kiến Vương Một Sừng Là Gì? Chi Tiết Về Kiến Vương ... - LATIMA
-
Ấn Tượng Những Loài Bọ Cánh Cứng Có Vẻ Ngoài Quái Dị Nhất Thế Giới
-
Cách Bắt Ấu Trùng Bọ Cánh Cứng ? PHÂN BIỆT ẤU ... - LATIMA
-
Trứng Có Màu Trắng Vàng, Hình Bầu Dục, đường Kính 3 Mm, Khoảng ...
-
Xylotrupes Gideon - Wikimedia Tiếng Việt
-
Kiến Dương & Đuông
-
Bán Bọ Cánh Cứng Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Lên Biên Viễn Xứ Nghệ Săn, Chế Biến Món Bọ Hung Tê Giác