Cách Phân Biệt Dây Nóng Dây Nguội
Có thể bạn quan tâm
Xác định dây nóng dây nguội chính xác để đảm bảo an toàn khi tiến hành kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện.
Điện dân dụng tại Việt Nam sử dụng nguồn điện từ lưới điện quốc gia đều là dòng điện xoay chiều 220v. Đây là dòng điện có 2 cực 1 cực âm và một cực dương thông thường hay gọi là dây nóng và dây nguội
Dây nóng hay còn gọi là dây pha ký hiệu chuẩn là P hoặc L là dây có luôn có dòng điện
Dây nguội hay còn gọi là dây trung tính không có điện và được nối đất từ nhà máy phát điện
Vậy làm thế nào để phân biệt dây nóng dây nguội hãy cùng điện nước Ánh Dương tham khảo một số phương pháp đơn giản sau nhé!
Nội Dung Chính
- Phương pháp phân biệt dây nóng và dây nguội
- Nhận biết dây pha dây mass bằng phương pháp trực quan
- Dùng dụng cụ đo để nhận biết dây nóng dây nguội
- Cách dùng bút thử điện để xác định dây nóng dây nguội
- Những điều cần biết về dây nóng dây nguội
Phương pháp phân biệt dây nóng và dây nguội
Nhận biết dây nóng dây nguội rất quan trọng trong quá trình đấu nối thiết bị để đảm bảo chính xác, cực của dòng điện giúp thiết bị hoạt động đúng chức năng.
Bên cạnh đó đảm bảo sự an toàn cho người thợ lắp đặt
Dưới đây là 2 phương pháp giúp nhận biết ngay dây nóng dây nguội
Nhận biết dây pha dây mass bằng phương pháp trực quan
Trực quan là nhận biết dây thông qua các quy chuẩn kỹ thuật chung như :
Dựa vào ký hiệu đánh dấu
Dây pha hay thường gọi là dây nóng có ký hiệu là chữ L hoặc chữ P
Dây trung tính hay thường gọi là dây nguội có ký hiệu là chữ N
Dựa vào màu sắc của dây điện
Theo cấp độ nguy hiểm của màu sắc từ đỏ – vàng – xanh – đen mà dựa vào đó để xác định
Mặc định dây nguội luôn luôn là dây màu đen
Đi kèm với dây màu đen là các màu còn lại đỏ, vàng thường sẽ là dây nóng
Ngoài ra khi lắp đặt còn dựa vào hướng để nhận biết đâu là dây nóng – dây lạnh
Thường khi đấu nối thiết bị như CB hướng bên tay trái sẽ là dây nóng và bên phải sẽ là dây nguội
Dựa vào trực quan các bạn có thể trả lời cho nhiều bạn thắc mắc dây pha màu gì hay dây nóng màu gì rồi nhé !
Tuy nhiên các xác định trực quan này không hoàn toàn chính xác vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào người đấu nối.
Nên cẩn thận khi thao tác với các thiết bị điện hoặc sử dụng phương pháp thứ 2 để xác định chính xác nhất
Dùng dụng cụ đo để nhận biết dây nóng dây nguội
Sử dụng thiết bị đo điện áp để xác định được đâu là dây nóng đâu là dây lạnh là phương pháp chuẩn xác nhất
Tuy nhiên không phải ai cũng có sẵn đồng hồ đo điện áp
Một dụng cụ nhỏ gọn khác đó là sử dụng bút thử điện để kiểm tra dây nóng dây nguội cũng mang lại kết quả chuẩn xác.
Đảm bảo an toàn khi lắp đặt và sửa chữa điện tại nhà
Cách dùng bút thử điện để xác định dây nóng dây nguội
Mặc dù đây là một dụng cụ khá đơn giản tuy nhiên nhiều bạn không có kiến thức căn bản về điện vẫn khó khăn trong việc sử dụng
Dưới đây là một vài thao tác đơn giản với bút thử điện để xác định dây nóng
Muốn xác định dây nào là dây nóng dây nào là dây lạnh trước hết bạn chọn 1 trong 2 đường dây.
Chọn một điểm có thể là ổ cắm hay đầu dây đã được tách lớp vỏ cách điện.
Cho đầu bút điện chạm vào điểm hở
Đối với loại bút điện tử sẽ hiện điện áp
Đối với bút thử điện có đèn sẽ sáng
Lưu ý đối với bút thử điện có đèn, tay cầm bút phải dùng một ngón tay giữ vào điểm đầu của bút để bóng đèn bên trong bút nhận được điện âm để phát sáng.
Những điều cần biết về dây nóng dây nguội
Nhiều bạn thắc mắc dây nguội có giật hay không ?
Dây nóng khi đã đấu nối với điện lưới luôn luôn có dòng điện bên trong rất nguy hiểm không nên chạm vào nếu không có đồ bảo hộ
Dây nguội nếu không đấu nối với bất kỳ thiết bị nào sẽ không có dòng điện chạy qua như vậy trong trường hợp này sẽ không giật.
Tuy nhiên nếu có đấu nối với bất kỳ thiết bị điện nào nó sẽ mang dòng điện khi chạm vào sẽ giật.
Trường hợp cả 2 dây khi dùng bút thử đều sáng đèn xác định đều là dây nóng thì phải làm sao?
Cả 2 dây đều là dây nóng do quá trình đấu nối thiết bị bị thiếu dây nguội dẫn đến tình trạng dòng điện từ dây nóng đi qua thiết bị thông qua đầu bên kia không kết nối được với dây nguội để tiếp đất dẫn đến cả 2 dây đều giữ điện.
Cả 2 dây đều là dây nguội
Trường hợp này có thể do trong quá trình đấu nối chưa kết nối được với nguồn điện dẫn đến đường dây không mang điện nếu thử bằng bút thử điện thông thường không thể xác định được.
Trên đây là 2 phương pháp thường dùng để nhận biết dây nóng dây nguội đơn giản nhất giúp bạn có thể xác định chính xác được dây
Dựa vào đó để đảm bảo an toàn khi xử lý các số sự cố điện đơn giản tại nhà
Xem ngay các sự cố điện thường gặp và cách sửa chữa ngay tại đây :
Nếu bạn gặp sự cố vượt ngoài tầm kiểm soát hãy liên hệ ngay đơn vị sửa điện tại nhà uy tín để được tư vấn, khắc phục sự cố nhanh chóng, an toàn nhất
Nếu bài viết này hữu ích hãy bấm vào hình trái tim bên dưới để mình có động lực chia sẻ những kiến thức hay hơn nhé !
Thanks !!
Sửa điện tại nhà uy tín nhất Đà Nẵng liên hệ tại đây
Từ khóa » Pha Nóng Là âm Hay Dương
-
Dây Nóng Và Dây Nguội: Khái Niệm, Phân Biệt, Kí Hiệu
-
Dây điện Nóng Lạnh Là Gì - 3 Cách Xác định Dây âm Dương
-
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Dây Nóng Dây Nguội đơn Giản Nhất
-
Quy định Màu Dây điện Âm Dương
-
Dây Nóng được Kí Hiệu Là + Hay
-
Cách Xác định Dây Nóng Dây Nguội Nhanh đơn Giản Dễ Hiểu
-
Dây Nóng – Dây Nguội Là Gì? - Thiết Bị điện BamBo
-
Ý Nghĩa Các Kí Hiệu L, N, E Trên Các Sơ đồ đấu Dây - EWeLink
-
Ký Hiệu Dây Nóng Dây Nguội, Cách Xác định Màu Các Dây Chuẩn
-
Cách để Phân Biệt Dây điện âm Và Dương - WikiHow
-
Hướng Dẫn Phân Biệt Dây Nguội Và Dây Nóng - Đèn Công Trình
-
Dây Dẫn điện Nhiều Màu Sắc: Làm Thế Nào để Phân Biệt?
-
Khái Niệm, Ký Hiệu Và Cách Xác định Dây Nóng Dây Nguội - Kyoritsu