Khái Niệm, Ký Hiệu Và Cách Xác định Dây Nóng Dây Nguội - Kyoritsu
Có thể bạn quan tâm
Trong một số công việc sửa chữa, lắp đặt điện/thiết bị điện sẽ yêu cầu cần phải xác định dây nóng dây nguội. Tuy nhiên nhiều người lại không hiểu rõ dây nóng dây nguội là gì và cách xác định dây nóng dây nguội ra sao. Do vậy, trong bài viết này, Kyoritsuvietnam.net sẽ giải thích cho bạn dây nóng là gì, dây nguội là gì và cách làm sao biết dây nóng dây nguội đơn giản nhất.
Dây nóng dây nguội là gì?
Tại Việt Nam, dòng điện được sử dụng phổ biến là dòng điện xoay chiều 220V. Dòng điện này có 2 cực là cực âm và cực dương và thường được gọi với cái tên là dây nóng (dây pha) và dây lạnh (dây trung tính).
Trong đó, dây nóng mang dòng điện xoay chiều - luôn mang điện và dòng điện thay đổi theo thời gian. Hầu hết các ổ cắm hai chân được sử dụng tại Việt Nam thường không có sự phân biệt giữa chân nóng và chân lạnh.
Dây nguội còn có tên gọi khác là dây mát, dây trung tính của nguồn điện. Dây này thường không mang điện và được nối đất tại nhà máy điện. Nó có chức năng cân bằng dòng điện 3 pha và làm kín mạch trong dòng điện 1 pha.
Nhiều người cho rằng dây nóng và dây nguội đều có điện là chưa đúng, bởi vì dây nguội không có điện. Tuy nhiên khi sử dụng điện, người dùng cần cẩn thận bởi khi việc truyền tải không cân, điện áp trên dây nguội có thể chiếm 5% điện áp trên dây nóng và mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn rất nguy hiểm.
Ký hiệu dây nóng dây nguội và quy ước màu dây điện
Sau khi tìm hiểu dây nóng và dây nguội là gì, tiếp theo đây, chúng ta sẽ đến với ký hiệu dây nóng dây nguội và quy ước về màu dây điện đối với hai loại dây này.
Thông thường, dây nóng sẽ được ký hiệu là P hoặc L. Dây nguội được ký hiệu là N. Bạn có thể dựa vào ký hiệu dây nóng dây lạnh này để xác định đúng loại dây khi cần tiến hành sửa chữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa theo quy ước về màu dây điện để xác định được dây nóng dây lạnh màu gì:
-
Đối với dòng điện 1 pha: dây nóng sẽ có màu đỏ, dây lạnh thường có màu trắng, xanh, đen.
-
Đối với dòng điện 3 pha: pha 1 sẽ có màu đỏ; pha 2 màu vàng. màu trắng; pha 3 màu xanh dương.
Xem thêm:
- Thứ tự pha là gì? Nguyên lý đo thứ tự pha và cách xác định
- Tìm hiểu đồng vị pha là gì? Cách đo đồng vị pha bằng đồng hồ vạn năng
Cách xác định dây nóng dây nguội
Cách xác định dây nóng dây nguội bằng bút thử điện
Cách kiểm tra dây nóng dây nguội bằng bút thử điện khá đơn giản. Vì dây nóng luôn có điện và sử mức điện áp là 220V nên khi bút thử điện chạm vào thì đèn báo của bút sẽ sáng lên. Còn dây nguội vốn là dây trung tính không có điện (điện áp gần như bằng 0) nên khi bút thử điện chạm vào sẽ không phát sáng. Tuy nhiên, trong trường hợp kiểm tra mà thấy dây nguội sáng thì nhiều khả năng là đường dây điện có vấn đề. Điều này rất nguy hiểm và tiềm ẩn tai nạn trong quá trình sử dụng.
Lưu ý: Đối với các dòng điện lớn không thể sử dụng được bút thử điện thì chúng ta bắt buộc phải áp dụng cách xác định dây nóng dây nguội bằng đồng hồ. Bạn nên sử dụng các dòng đồng hồ đo điện vạn năng chịu được các dòng lớn để xác định đâu là dây nóng, đâu là dây nguội.
Cách nhận biết dây nóng dây nguội thông qua kích thước (tiết diện) dây
Kích thước của dây nóng và dây lạnh là khác nhau. Thông thường, dây nóng sẽ có tiết diện đường kính lớn hơn dây nguội (dây trung tính) để đảm bảo an toàn khi truyền tải và sử dụng các thiết bị điện.
Trên thực tế, bạn có thể thấy ngay điều này ở các mạng điện hạ thế đầu vào ở đầu cột điện gia đình. Do đó, bạn có thể dựa vào điều này để xác định dây nóng lạnh bằng mắt thường.
Xác định dây nóng dây nguội dựa vào màu sắc dây
Tùy theo cấp độ nguy hiểm của màu sắc là đỏ – vàng – xanh – đen mà chúng ta có thể xác định được dây nóng và dây lạnh. Dây nguội thường mặc định là dây màu đen. Đi kèm với dây màu đen là các màu còn lại đỏ, vàng thường sẽ là dây nóng.
Ngoài ra, khi lắp đặt còn dựa vào hướng để nhận biết đâu là dây nóng – dây lạnh. Khi đấu nối thiết bị như CB hướng bên tay trái thường là dây nóng và bên phải sẽ là dây nguội.
Như vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm dây nóng dây lạnh là gì cũng như các cách xác định dây nóng dây nguội đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng khi cần lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện gia đình, tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Từ khóa » Pha Nóng Là âm Hay Dương
-
Dây Nóng Và Dây Nguội: Khái Niệm, Phân Biệt, Kí Hiệu
-
Dây điện Nóng Lạnh Là Gì - 3 Cách Xác định Dây âm Dương
-
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Dây Nóng Dây Nguội đơn Giản Nhất
-
Quy định Màu Dây điện Âm Dương
-
Dây Nóng được Kí Hiệu Là + Hay
-
Cách Phân Biệt Dây Nóng Dây Nguội
-
Cách Xác định Dây Nóng Dây Nguội Nhanh đơn Giản Dễ Hiểu
-
Dây Nóng – Dây Nguội Là Gì? - Thiết Bị điện BamBo
-
Ý Nghĩa Các Kí Hiệu L, N, E Trên Các Sơ đồ đấu Dây - EWeLink
-
Ký Hiệu Dây Nóng Dây Nguội, Cách Xác định Màu Các Dây Chuẩn
-
Cách để Phân Biệt Dây điện âm Và Dương - WikiHow
-
Hướng Dẫn Phân Biệt Dây Nguội Và Dây Nóng - Đèn Công Trình
-
Dây Dẫn điện Nhiều Màu Sắc: Làm Thế Nào để Phân Biệt?