Cách Phân Biệt Gạo Lứt Thường Và Gạo Lứt Huyết Rồng

Để nắm được sự khác nhau cơ bản giữa 2 loại gạo này, chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản rằng gạo lứt thường là gạo lứt được xay từ gạo thông thường. Còn riêng gạo huyết rồng được nhận biết bằng màu đỏ bên trong hạt gạo, được xay từ một loại lúa có màu đỏ nâu. Gạo huyết rồng được ưa chuộng hơn vì giàu dinh dưỡng và trị bệnh tốt hơn gạo lứt thường.

Gạo lứt thường được xay sơ từ các loại gạo thông thường, có màu nâu do vẫn còn lớp cám bao bên ngoài. Nếu bẻ đôi hạt gạo, bạn sẽ thấy lõi trắng bên trong. Gạo này đem giã sạch lớp cám sẽ cho ra gạo trắng, chính là loại gạo được nấu thành cơm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Gạo lứt có thành phần chính gồm chất béo, chất đạm, chất xơ, tinh bột cùng các vitamin, axit thiết yếu cho cơ thể. Nếu gạo lứt bị xay giã thành gạo trắng, có nghĩa là 77% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6 và hầu hết chất xơ bị mất đi.

Gạo lứt nổi tiếng trong việc chữa bệnh nhờ công thức gạo lứt muối mè, được mệnh danh là có khả năng chữa bách bệnh. Có thể liệt kê vô số công dụng tuyệt vời của gạo lứt như: cung cấp complex carbohydrate, lipid, glucid, chất xơ, khoáng, vitamin B1, Omega 3,6,9, đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn gạo lứt thường xuyên giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, phòng chống loãng xương, sỏi thận và đặc biệt hữu hiệu trong làm đẹp da, giảm béo.

Trong dân gian hay lưu truyền một số bài thuốc trị bệnh bằng gạo lứt như:

  • Cốm gạo lứt: gạo lứt vo sạch, nấu thành cơm, sau đó để nguội, bóp tơi ra và phơi khô sau đó rang lên. Kết quả thu được sẽ là những hạt cốm thơm ngon, giòn tan, ăn thường xuyên để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Trà gạo lứt: vo sạch gạo, để ráo nước. Khi vừa ráo nước thì rang nhỏ lửa và  đảo đều tay đến khi hạt gạo có màu hơi sậm lại và có mùi thơm là được. Đem hãm khoảng 3 thìa trà gạo lứt với nước trong 10p, gạn ra uống thay nước lọc mỗi ngày 2 lit trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy ngay kết quả da đẹp, hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru hơn.
  • Cơm gạo lứt, muối mè: Nấu cơm gạo lứt như nấu gạo trắng rồi ăn với muối mè, nhai kỹ, mỗi ngày một bát sẽ thấy sức khoẻ cải thiện, tinh thần sảng khoái.

Gạo huyết rồng là sản phẩm của giống lúa sạ được trồng ở vùng nước ngập sâu, có sức sống mãnh liệt để có thể thích nghi với điều kiện sinh sống. Hạt lúa sạ khác với hạt lúa thường ở hình dáng mẩy hơn và có màu đỏ nâu. Nếu gạo bị bẻ đôi sẽ thấy màu đỏ bên trong, còn khi nấu thành cơm sẽ có mùi thơm ngậy, rất hấp dẫn. Gạo huyết rồng rất giàu giá trị dinh dưỡng nên thường được dùng làm bột trẻ em.

 

Cái tên huyết rồng được bắt nguồn từ màu vỏ nâu đặc biệt nhờ vào lớp cám dày bên ngoài sau khi được xay sơ qua. Gạo lứt huyết rồng chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, các acid, các loại vitamin: B1, B2, B3, B5, B6…và các acid như: paraaminobenzoic (PABA), Folic (vitamin M), phytic cùng các nguyên tố vi lượng: calci, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali, natri.

Gạo huyết rồng đặc biệt có nhiều công dụng về chữa bệnh như: ngăn ngừa tim mạch, phòng chống ung thư, giảm cholesterol, phòng chống hen suyễn, chống loãng xương, tốt cho phụ nữ và trẻ nhỏ, tạo cảm giác no lâu từ đó hỗ trợ giảm béo...Lưu ý, bênh nhân tiểu đường không nên dùng nhiều vì sẽ gây mất ổn định lượng đường huyết. Để sử dụng gạo huyết rồng đúng cách bạn cần ngâm lâu hơn so với gạo thường trước khi nấu để  giữ lại tối đa chất dinh dưỡng.

Gạo huyết rồng thường được ăn kèm với muối vừng hoặc lạc rang để tăng khẩu vị. Tuy nhiên, đa số vẫn ưa chuộng nhất là gạo huyết rồng chế biến thành sữa vì vừa thơm ngon lại giữ được toàn bộ dưỡng chất.

Sữa gạo lứt Koshi được chế biến từ gạo huyết rồng chính là trợ thủ đắc lực trong việc bồi bổ cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật. Hãy chọn Koshi để được thưởng thức sữa từ gạo huyết rồng nguyên chất nhất!

Từ khóa » Gạo Lứt đỏ Có Phải Là Gạo Huyết Rồng Không