Gạo Huyết Rồng - Loại Gạo Quý Từ Vùng Nước Ngập Sâu - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Gạo huyết rồng là gì?
- Nhận biết gạo huyết rồng
- Giá trị dinh dưỡng bên trong gạo huyết rồng
- Lợi ích sức khỏe của gạo huyết rồng
- Cách sử dụng gạo huyết rồng
- Lưu ý khi dùng gạo huyết rồng
Gạo huyết rồng là một trong những loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất. Gạo thường được canh tác hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu nên đang rất được ưa chuộng. Hãy cùng YouMed tìm hiểu thêm về nguồn gốc cũng như những lợi ích sức khoẻ của loại gạo này.
Gạo huyết rồng là gì?
Gạo huyết rồng có tên khác gạo đỏ, red rice (Tiếng Anh). Tên khoa học là Oryza sativa L.
Gạo đỏ xuất phát từ những vùng khí hậu nhiệt đới châu Phi, Madagascar. Tại Việt Nam, gạo đỏ được trồng nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.
Nguồn gốc từ giống lúa sạ (một giống lúa hoang) nên sức sống của chúng rất bền bỉ. Quá trình sinh trưởng không cần thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu nên rất sạch. Gạo thường được trồng ở các vùng nước ngập sâu 1 – 2 m. Gạo đỏ được trồng 6 tháng, và chỉ trồng 1 vụ/năm.
Nhận biết gạo huyết rồng
Gạo có vỏ màu đỏ, bẻ đôi hạt gạo bên trong cũng màu đỏ nên tên có chữ “huyết”. Mặt khác, Đây được xem như giống gạo quý. Với 6 tháng hấp thu “tinh hoa đất trời” ở đồng bằng sông Cửu Long nên được gọi là “rồng”.
Gạo huyết rồng cần được phân biệt với gạo lứt. Gạo lứt cũng có thể có màu xám hoặc nâu đỏ, tuy nhiên khi bẻ đôi hạt gạo thì là màu trắng. Gạo lứt có nguồn gốc từ các loại gạo thông thường, được xay sơ bỏ vỏ nên vẫn còn lại lớp vỏ cám dinh dưỡng bên ngoài. Còn gạo lứt huyết rồng là hạt gạo huyết rồng được xay sơ còn lớp cám.
Giá trị dinh dưỡng bên trong gạo huyết rồng
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng gạo đỏ là một trong những loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Màu sắc của gạo đỏ được tạo thành do hợp chất anthocyanins. Đây là loại hợp chất thường có trong những loại trái cây có sắc đỏ, tím như việt quất, giúp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn bình thường.
Thành phần gạo chứa đầy đủ chất tinh bột, đạm, béo, chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất. Một số loại vitamin có hàm lượng cao như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6), M, C… Các khoáng chất hiện diện trong gạo đỏ phải kể đến như canxi, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali và natri.
Theo một số báo cáo, 100g gạo huyết rồng nấu chín sẽ cung cấp khoảng 189 Calorie. Trong đó, hàm lượng Carbonhidrat là 42,55 g, protein: 3,8 g, chất béo: 0,32g, chất xơ 6,2 g. Theo nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, gạo đỏ chứa lượng tinh bột lớn, có chỉ số đường huyết thuộc nhóm cao là 75,1. Trong khi các loại gạo khác thường có chỉ số mức trung bình hoặc thấp.
Lợi ích sức khỏe của gạo huyết rồng
Sở hữu thành phần dinh dưỡng cao với đa dạng vitamin, khoáng chất. Gạo huyết rồng không chỉ cung cấp năng lượng cho hoạt động mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Tốt cho hệ cơ xương
Gạo đỏ chứa khoáng chất cần cho sự phát triển hệ xương như magie, canxi, photpho, kẽm,… Một bát cơm gạo huyết rồng có thể cung cấp 21% lượng magie, 25% lượng canxi mà cơ thể cần mỗi ngày. Sử dụng gạo đỏ có thể góp phần giúp phát triển hệ xương, chống thoái hoá khớp.
Tăng cường sức khoẻ tim mạch
Hàm lượng chất xơ cao làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch, giảm LDL – C (một loại cholesterol xấu), qua đó giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, gạo huyết rồng chứa anthocyanins – một chất chống oxy hoá, gấp 10 lần so với gạo thông thường. Anthocyanins có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại.
Phù hợp cung cấp dinh dưỡng cho thai phụ, trẻ em
Gạo huyết rồng chứa hàm lượng dinh dưỡng, vitamin khoáng chất đa dạng nên rất phù hợp cung cấp năng lượng cho thai phụ và trẻ em. Đặc biệt ở thai phụ, việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt, magan là rất cần thiết. Nguồn năng lượng cao nên gạo đỏ cũng được sử dụng nhiều trong các sản phẩm bột dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, đặc biệt các trẻ biếng ăn.
Ngoài ra, một số phân tích nhỏ lẻ cho rằng sử dụng gạo đỏ thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa hen suyễn, ngăn ngừa táo bón, lợi khuẩn ruột,…
Cách sử dụng gạo huyết rồng
Gạo đỏ có thể rang, làm trà uống, xay bột hoặc nấu thành cơm ăn hằng ngày. Gạo cứng hơn so với các loại gạo thông thường nên cần ngâm khoảng 30 phút trước khi nấu. Ngoài ra, khi nấu cơm từ gạo đỏ, ta cần nhiều nước và thời gian hơn so với gạo trắng. Theo kinh nghiệm, nên nấu gạo nước theo tỷ lệ 1:2,5 trong thời gian khoảng 40 phút.
Lưu ý khi dùng gạo huyết rồng
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, gạo đỏ rất tốt cho nhiều đối tượng, đặc biệt thai phụ, trẻ em, người mới ốm dậy. Tuy nhiên, gạo đỏ không phù hợp bệnh nhân đái tháo đường hoặc trong chế độ ăn giảm tinh bột. Nguyên nhân là do này có chỉ số đường huyết cao.
Nguồn dinh dưỡng phong phú tạo nên nhiều lợi ích sức khoẻ khi sử dụng gạo huyết rồng hằng ngày. Loại gạo quý này giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ cơ xương, hệ miễn dịch,… Các lợi ích trên đặc biệt phù hợp với thai phụ và trẻ em.
Từ khóa » Gạo Lứt đỏ Có Phải Là Gạo Huyết Rồng Không
-
Những Nhầm Lẫn Giữa Gạo Lứt Và Gạo Huyết Rồng - PLO
-
Phân Biệt Gạo Lứt Và Gạo Huyết Rồng - VnExpress
-
Phân Biệt Gạo Lứt đỏ Và Gạo Huyết Rồng - Gạo Vinh Hiển
-
Gạo Huyết Rồng Và Gạo Lứt Có Gì Khác Nhau? - Bách Hóa XANH
-
Gạo Huyết Rồng Không Phải Là Gạo Lứt - Tuổi Trẻ Online
-
Cách Phân Biệt Gạo Huyết Rồng Và Gạo Lứt Chính Xác Nhất - Cooky
-
Cách Nhận Biết Gạo Lứt Đỏ Và Gạo Huyết Rồng - Cỏ May Gạo
-
GẠO LỨT ĐỎ - GẠO HUYẾT RỒNG - SỰ NHẦM LẪN TAI HẠI
-
Gạo Lứt Và Gạo Huyết Rồng Khác Nhau ở điểm Gì?
-
Gạo Lứt Có Mấy Loại? | Vinmec
-
Phân Biệt Gạo Lứt đỏ Và Gạo Huyết Rồng 2022 - Ẩm Thực - Sự Khác Nhau
-
Gạo Lứt Và Gạo Huyết Rồng Có Phải Là Một? - Beemart
-
Cách Phân Biệt Gạo Lứt Thường Và Gạo Lứt Huyết Rồng
-
Gạo Huyết Rồng Không Phải Là Gạo Lứt - MarryBaby