Cách Phân Biệt Oxit Axit Và Oxit Bazơ - Bài Tập Hóa 9

Phân biệt oxit axit và oxit bazơ là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình Hóa học lớp 9. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn chưa nắm vững được cách phân biệt. Vì vậy trong bài học hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu chi tiết cách phân biệt Oxit axit và Oxit bazơ.

Cách phân biệt Oxit axit và Oxit bazơ mang đến câu trả lời hay, ngắn gọn dễ hiểu nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách nhận biết được 2 loại oxit này. Từ đó biết cách trả lời câu hỏi để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 2 sắp tới. Ngoài ra để học tốt môn Hóa học các bạn xem thêm bài tập phương pháp tính pH, Công thức tính phần trăm khối lượng.

Cách phân biệt Oxit axit và Oxit bazơ

  • I. Oxit axit là gì?
  • II. Oxit bazơ là gì?
  • III. Cách phân biệt oxit axit và oxit bazơ
  • IV. Bài tập Oxit axit và Oxit bazơ

I. Oxit axit là gì?

1. Khái niệm

Oxit axit được gọi là anhidrit axit, là các oxit khi tác dụng với nước sẽ tạo ra axit, tác dụng với kiềm tạo thành muối hóa học. Oxit axit thường là oxit của phi kim ứng với một axit hoặc kim loại có hóa trị cao.

Ví dụ: Mn2O7 - HMnO4, CO2 - H2CO3, P2O5 - H3PO4.

2. Cách gọi tên

Để gọi tên oxit axit, người ta sẽ gọi theo công thức như sau:

Tên oxit axit: (tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + tên phi kim + (tên tiền tố của chỉ số nguyên tử oxi) + “Oxit”

3. Tính chất hoá học

a. Khái niệm: Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit

Ví dụ: SO3 tương ứng với bazơ H2SO4

b. Tính chất hóa học của Oxit axit

- Oxit axit tác dụng với nước H2O

Nhiều Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

Phương trình phản ứng: Oxit axit + H2O → Axit

Ví dụ:

SO3(k) + H2O(dd) → H2SO4 (dd)

N2O5 + H2O(dd) → 2HNO3

- Oxit axit tác dụng với Bazơ

Oxit axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

Phương trình phản ứng: Oxit axit + Bazơ → Muối + H2O

Ví dụ:

SO3 + Ca(OH)2 → CaSO4 + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

- Oxit axit tác dụng với Oxit bazơ

Một số oxit bazơ (là những oxit bazơ tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Phương trình phản ứng: Oxit axit + Oxit bazơ → Muối

Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3

II. Oxit bazơ là gì?

1. Khái niệm

Oxit bazơ là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi và có bazơ tương ứng. Các oxit bazơ tan được trong nước gồm các kim loại kiềm (Li, Na, K,...) và kim loại kiềm thổ (Mg, Ca, Ba,...) trừ Be.

Phân loại:

- Oxit bazơ tan: Là Oxit bazơ của các kim loại kiềm hoặc kiềm thổ: Na,Mg K, Ca, Ba, Li, Rb, Cs, Sr...

- Oxit bazơ không tan: Là Oxit bazơ của các kim loại còn lại (Fe, Cu,...) và các oxit khác kiềm.

2. Tính chất hoá học

a. Khái niệm: Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ

Ví dụ: Na2O tương ứng với bazơ NaOH

Cu2O tương ứng với bazơ Cu(OH)2

b. Phân loại:

Oxit bazơ tan: Na2O, K2O, BaO, CaO,…

Oxit bazơ không tan: CuO, Fe2O3, MgO,…

c. Tính chất hoá học

- Oxit bazơ tác dụng với nước H2O

Một số Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)

Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + H2O → Bazơ

Ví dụ:

BaO (r) + H2O (dd) → Ba(OH)2

BaO + H2O (dd) → Ba(OH)2

Một số oxit bazơ khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,…

- Oxit bazơ tác dụng với Axit

Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + Axit → Muối + H2O

Ví dụ:

CuO(r) + HCl (dd) → CuCl2(dd) + H2O

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

- Oxit bazơ tác dụng với Oxit axit

Một số oxit bazơ (là những oxit bazơ tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + Oxit axit → Muối

Ví dụ:

CaO + CO2 → CaCO3

BaO + CO2 → BaCO3

III. Cách phân biệt oxit axit và oxit bazơ

Lời giải

Dựa vào định nghĩa và tính chất hoá học, ta phân biệt oxit axit và oxit bazo như sau:

1. Oxit axit

- Khái niệm: Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit

- Tính chất hoá học:

- Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

- Oxit axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

- Oxit axit tác dụng với Oxit bazơ tạo thành muối

2. Oxit bazơ

- Khái niệm: Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ

- Tính chất hoá học:

- Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)

- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước

- Oxit bazơ (là những oxit bazơ tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

IV. Bài tập Oxit axit và Oxit bazơ

Câu 1. Cho 2,24 lít khí CO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch bari hiđroxit tạo bari cacbonat và nước. Khối lượng bari cacbonat tạo ra là:A. 9,85 gam.B. 19,7 gam.C. 39,4 gam.D. 29,55 gam.

Câu 2. Sục khí SO2 vào cốc đựng nước cất, cho quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím sẽ:

A. chuyển màu đỏ.B. chuyển màu xanh.C. chuyển màu vàng.D. mất màu.

Câu 3. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?

A. Al2O3 , CaO, P2O5 , CuO, CO2B. CuO, CaO, P2O5 , CO, CO2C. Na2O, CaO, P2O5 , SO3 , SO2D. Fe2O3 , BaO, SO2 , SO3 , SO2

Câu 4. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?

A. Dung dịch bari hiđroxit và dung dịch axit clohiđricB. Dung dịch đồng (II) sunfat và dung dịch natri hiđroxitC. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch kali cloruaD. Dung dịch bari clorua và dung dịch natri sunfat

Câu 5. Cho m gam bột sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng dư, phản ứng hoàn toàn tạo ra 6,72 lít khí hiđro (đktc). Giá trị của m là:

A. 16,8.B. 8,4C. 11,2D. 15,6

Câu 6. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là:

A. Chỉ có màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.B. Chỉ một phần đinh sắt bị hoà tan.C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không bị hoà tan.D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.

Câu 7. Oxit nào sau đây tác dụng với CO2 tạo muối cacbonat?

A. BaOB. Fe2O3C. Al2O3D. CuO

Câu 8. Oxit nào sau đây là oxit bazơ?

A. P2O5B. SO2C. CaOD. CO

Câu 9. Muối nào sau đây không điều chế từ oxit bazơ và dung dịch axit?

A. CaSO4B. Mg(NO3)2C. MgCO3D. MgSO4

Câu 10. Bazơ nào sau đây không tan trong nước?

A. Kali hiđroxitB. Đồng (II) hiđroxitC. Bari hiđroxitD. Natri hiđroxit

Câu 11. Cho 8 gam đồng (II) oxit phản ứng với dung dịch axit clohiđric lấy dư, sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được có chứa m gam muối đồng (II) clorua. Giá trị của m là:

A. 27.B. 15,3.C. 20,75.D. 13,5.

Câu 12. Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?

A. BaOB. Al2O3C. SO3D. MgO

Câu 13. Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO2, SO2. Hoá chất rẻ tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?

A. H 2 O cất.B. dung dịch HCl.C. dung dịch nước vôi trongD . dung dịch xút.

Câu 14. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng chỉ tạo muối và nước?

A. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch sắt (II) clorua.B. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch bari clorua.C. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch axit clohiđric.D. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch natri hiđrocacbonat.

Câu 15. Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

A. Dung dịch natri cloruaB. Dung dịch canxi clorua.C. Dung dịch axit sunfuricD. Dung dịch nước vôi trong.

Câu 16: Oxit là:

A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố khác.B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác.C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác.D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.

Câu 17: Oxit axit là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.C. Những oxit không tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ.D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 18: Oxit bazơ là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.C. Những oxit không tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ.D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 19: Oxit lưỡng tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.B. Những oxit tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 20: Oxit trung tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.C. Những oxit không tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ và nước.D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 21: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2B. Na2OC. SO2D. P2O5

Câu 22: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. K2OB. CuOC. P2O5D. CaO

Câu 23: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2OB. CuOC. COD. SO2

Câu 24: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaOB. BaOC. Na2OD. SO3

Câu 25: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. CO2B. O2C. N2D. H2

Câu 26. Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là bazơB. Axit, sản phẩm là bazơC. Nước, sản phẩm là axitD. Bazơ, sản phẩm là axit

Câu 27: Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng với :

A. Nước, sản phẩm là bazơB. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.C. Nước, sản phẩm là bazơD. Axit, sản phẩm là muối và nước.

Câu 28: Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với

A. Nước, sản phẩm là axitB. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.C. Nước, sản phẩm là bazơD. Axit, sản phẩm là muối và nước.

Câu 29: trong các oxit dưới đây, đâu là oxit axit?

a) Fe2CO3b) Cr2O3c) CrO3d) FEO

Gợi ý đáp án

CrO3 là oxit axit, còn Fe2O3 và FeO là oxit bazơ, Cr2O3 là oxit lưỡng tính

Câu 30: Hãy tính nồng độ của muối thu được sau khi cho 1,68 lít CO2 (ở đktc) sục vào bình đựng 250ml dung dịch KOH dư. Biết rằng, thể tích của dung dịch là không thay đổi trước và sau phản ứng.

Gợi ý đáp án

Theo bài ra, ta có:

nCO2 = V/22,4 = 1,68/22,4 ≈ 0,075 mol

Do KOH dư nên sản phẩm thu được sau phản ứng là muối trung hòa

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

Từ PTPƯ ta được: nK2CO3 = nCO2 = 0,075 mol

Do thể tích của dung dịch không thay đổi ở trước và sau phản ứng nên:

Vdd = 250ml = 0,25l

Nồng độ của muối thu được sau phản ứng:

CMK2CO3 = n/V = 0,0075/ 0,25 = 0,3 mol

Câu 31: dùng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M để hấp thụ hết hoàn toàn V lít khí SO2 (ở đktc). Thu được muối BaSO3 không tan sau phản ứng. Tính V

Gợi ý đáp án

Theo đề ra, ta có: Vba(OH)2 = 0,4l

nBa(OH)2 = V.CM = 0,4 x 0,1 = 0,04 mol

PTPƯ:

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 + H2O

Theo PTPƯ ta có:

nSO2 = nBa(OH)2 = 0,04 mol

=> VSO2 = 22,4 x 0,04 = 0,896l

Câu 32 

Sục từ từ V lít khí SO2 ở đktc vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, thu được 23,3 gam kết tủa. Tính giá trị của V.

Lời giải:

Ta có: nBa(OH)2 = 0,15 mol; nBaSO3 = 0,1 mol.

Vì n↓ < nBa(OH)2 nên kết tủa chưa cực đại ⇒ Có các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Ba(OH)2 dư ⇒ muối tạo thành chỉ có BaSO3

PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

0,1 0,1 (mol)

⇒ VSO2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít

- Trường hợp 2: SO2 hết nhưng đã hòa tan 1 phần kết tủa.

PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1)

0,15 0,15 0,15 (mol)

Theo (1) thì nBaSO3 = 0,15mol, nhưng theo đề thì nBaSO3 = 0,1mol ⇒ nBaSO3 bị hòa tan: 0,15 – 0,05 = 0,1 mol

SO2 + H2O + BaSO3 → Ba(HSO3)2 (2)

0,05 0,05 (mol)

⇒ VSO2 = (0,15 + 0,05) x 22,4 = 4,48 lít

Câu 33: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit?

A. K2O.B. H2S.C. CuSO4.D. Mg(OH)2.

Lời giải:

Đáp án A.

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Hợp chất thuộc loại oxit là: K2O

Câu 34: Oxit bắt buộc phải có nguyên tố nào?

A. Oxi .B. Halogen.C. Hiđro.D. Lưu huỳnh.

Lời giải:

Đáp án A.

Oxit bắt buộc phải có nguyên tố oxi.

Vì theo định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Câu 35: ZnO thuộc loại oxit gì?

A. Oxit axit.B. Oxit bazơ.C. Oxit trung tính.D. Oxit lưỡng tính.

Lời giải:

Đáp án D.

ZnO thuộc loại oxit lưỡng tính vì tạo bởi ZnO vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ.

Câu 36: Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?

A. CO2B. SO2C. CuOD. CuS

Lời giải:

Đáp án D.

Hợp chất không phải là oxit là: CuS vì không có nguyên tử O.

Câu 37: Cho các công thức sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là:

A. CaO, CuOB. NaO, CaOC. NaO, CO3D. CuO, CO3

Lời giải:

Đáp án C.

Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO

Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO

Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O

C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2

=> không có công thức oxit NaO và CO3.

Câu 38: Chỉ ra các oxit bazơ trong các oxit sau: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O

A. P2O5, CaO, CuOB. CaO, CuO, BaO, Na2OC. BaO, Na2O, P2O3D. P2O5, CaO, P2O3

Lời giải:

Đáp án B.

Oxit bazơ là oxit của kim loại. Các kim loại là: Ca, Cu, Ba, Na…

=> các oxit bazơ là: CaO, CuO, BaO, Na2O

Câu 39 Chỉ ra các oxit axit trong các oxit sau: P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2.

A. P2O5, CaO, CuO, BaOB. BaO, SO2, CO2C. CaO, CuO, BaOD. SO2, CO2, P2O5

Lời giải:

Đáp án D.

Oxit axit thường là oxit của phi kim. Các phi kim là: P, S, C…

=> các oxit axit là: SO2, CO2 , P2O5.

Câu 40: Axit tương ứng của oxit axit SO2 là

A. H2SO3.B. H2SO4.C. HSO3.D. SO3.2H2O.

Lời giải:

Đáp án A.

Axit tương ứng của oxit axit SO2 là H2SO3.

Câu 41: Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.

A. C, oxit axit.B. Fe, oxit bazơ.C. Mg, oxit bazơ.D. Fe, oxit axit.

Lời giải:

Đáp án B.

Từ khóa » Cách Nhận Biết Axit Oxit