Phân Biệt Oxit - Bazơ - Axit - Muối Hóa Học 8

Phân biệt Oxit - Bazơ - Axit - Muối Hóa học 8 được VnDoc biên soạn, là toàn bộ nội dung trọng tâm Hóa học 8 được tóm gọn đầy đủ nội dung. Giúp các bạn học sinh có thể phân biệt được oxit bazo, oxit axit, axit, muối, và bazơ một cách chính xác, rõ ràng nhất cũng như là tiền đề giúp các bạn học Hóa tốt hơn ở các chương trình lớp tiếp theo.

Chuyên đề Oxit - Bazơ - Axit - Muối lớp 8

  • I. Tài liệu theo chương trình Hóa học MỚI
  • II. OXIT BAZƠ - OXIT AXIT
  • III. AXIT – BAZO- MUỐI
  • IV. CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
  • V. BÀI TẬP VẬN DỤNG
    • 1. Bài tập trắc nghiệm
    • 2. Bài tập tự luận
  • VI. Đáp án hướng dẫn giải bài tập
    • 1. Câu hỏi trắc nghiệm
    • 2. Câu hỏi tự luận

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

I. Tài liệu theo chương trình Hóa học MỚI

  • Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC
  • Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC
  • Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7
  • Bảng tuần hoàn Hóa học Tiếng Anh
  • Cách đọc bảng tuần hoàn hóa học lớp 8

II. OXIT BAZƠ - OXIT AXIT

1. Định nghĩa

  • Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
  • CTTQ: MxOy
  • Gồm có kí hiệu oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu nguyên tố M (có hóa trị n) chỉ số x, theo quy tắc hóa trị ta có:
2 × y = n × x

2. Phân loại

Chia thành 2 loại chính

a. Oxit axit

  • Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit.

Ví dụ: CO2 tương với axit H2CO3

SO3 tương ứng với H2SO4

P2O5 tương ứng với H3PO4

b. Oxit bazo

  • Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ

Ví dụ: Na2O tương ứng với bazơ NaOH

Cu2O tương ứng với bazơ Cu(OH)2

  • Ngoài ra còn có:

Oxit lưỡng tính: Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Ví dụ: Al2O3, ZnO…..

Oxit trung tính: Oxit trung tính là oxit không phản ứng với nước để tạo bazơ hay axit, không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối. Ví dụ: CO, NO...

3.Cách gọi tên

Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

Ví dụ:

BaO: Bari oxit

NO: nitơ oxit

  • Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Fe( II, III)...

Tên oxit: Tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit

Ví dụ:

F2O3 - Sắt (III) oxit

FeO - Sắt (II) oxit

  • Nếu phi kim có nhiều hòa trị: N (II, III, IV...)

Tên oxit: Tên phi kim ( có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit( có tiền tố chỉ nguyên tố oxit)

1: mono           2: đi

3: tri                 4: tetra

5: penta

Ví dụ:

CO - cacbon monooxit, đơn giản cacbon oxit

CO2 - cacbon ddioxxit , cách gọi khác ( cacbonnic)

III. AXIT – BAZO- MUỐI

A. AXIT

1. Định nghĩa

Axit là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit

2. Phân loại

a. Axit không có oxi: HCl, H2S, HI, HBr

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

Ví dụ: H2S – axit sunfuhidric

b. Axit có oxi:

  • Axit có nhiều nguyên tử oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ: H2SO4- axit sunfric

  • Axit có ít nguyên tử oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

  • Các gốc axit thường dùng:
Gốc axitTên gọi

Phân tử axit có 1H -> có 1 gốc axit

HCl, HNO3, HBr,...

- Cl

- NO3

Clorua

nitrat

Phân tử axit có 2H

-> có 2 gốc axit

H2SO4, H2S, H2CO3

H2SO3

- HSO4

= SO4

- HS

= S

- HCO3

= CO3

- HSO3

Hidrosunfat

Sunfat

Hidrosunfua

Sunfua

Hidro cacbonat

Cacbonat:

hidrosunfit

Phân tử axit có 3H -> có 3 gốc axit

- H2PO4

= HPO4

≡ PO4 (III)

Đihidrophotphat

Hidrophotphat

Photphat

B. BAZƠ

1. Định nghĩa

Bazo là hợp chất mà phân tử gồm a1 nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH)

M(OH)n

M: Kim loại

n: hóa trị của kim loại

2.Tên gọi

Tên bazo = Tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ:

NaOH - Natri hidroxit

Fe(OH)3 - Sắt (III) hidroxit

3. Phân loại

Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2...

Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Fe(OH)3

C. MUỐI

1. Định nghĩa

Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiêu gốc axit

2. Tên gọi

Tên muối = Tên kim loại ( thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

Ví dụ:

KNO3 – Kali nitrat

CaCO3 – Canxi cacbonat

3. Phân loại

  • Muối trung hòa là muối trong gốc không có hidro

Ví dụ: Na2CO3, KNO3

  • Muối axit là muối trong gốc có hidro

Ví dụ: NaHCO3

IV. CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

Các hợp chất vô cơ được VnDoc biên soạn chi tiết về các loại hợp chất vô được học về tính chất hóa học, phân loại cách gọi tên tại:

  • Các hợp chất vô cơ

V. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Oxit là:

A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố khác.

B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác.

C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác.

D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.

Câu 2: Oxit axit là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 3: Oxit bazơ là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 4: Oxit lưỡng tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 5: Oxit trung tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ và nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 6: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2

B. Na2O

C. SO2

D. P2O5

Câu 7: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. K2O

B. CuO

C. P2O5

D. CaO

Câu 8: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2O

B. CuO

C. CO

D. SO2

Câu 9: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO

B. BaO

C. Na2O

D. SO3

Câu 10: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. CO2

B. O2

C. N2

D. H2

Câu 11. Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là bazơ

B. Axit, sản phẩm là bazơ

C. Nước, sản phẩm là axit

D. Bazơ, sản phẩm là axit

Câu 12: Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng với :

A. Nước, sản phẩm là bazơ

B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ

D. Axit, sản phẩm là muối và nước.

Câu 13: Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với

A. Nước, sản phẩm là axit

B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ

D. Axit, sản phẩm là muối và nước.

Câu 14: Công thức hóa học của sắt oxit, biết Fe (III) là:

A. Fe2O3

B. Fe3O4

C. FeO

D. Fe3O2

Câu 15: Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

A. MgO; Ba(OH)2; CaSO4; HCl

B. MgO; CaO; CuO; FeO

C. SO2; CO2; NaOH; CaSO4

D. CaO; Ba(OH)2; MgSO4; BaO

Câu 16: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02 mol HCl

B. 0,1 mol HCl

C. 0,05 mol HCl

D. 0,01 mol HCl

Câu 17: 0,5 mol CuO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,5 mol H2SO4

B. 0,25 mol HCl

C. 0,5 mol HCl

D. 0,01 mol H2SO4

Câu 18: Dãy gồm các oxit axit là:

A. CO2; SO2; NO; P2O5

B. CO2; SO3; Na2O; NO2

C. SO2; P2O5; CO2; SO3

D. H2O; CO; NO; Al2O3

Câu 19: Dãy gồm các oxit bazơ là

A. CuO; NO; MgO; CaO

B. CuO; CaO; MgO; Na2O

C. CaO; CO2; K2O; Na2O

D. K2O; FeO; P2O5; Mn2O7

Câu 20: Dãy chất sau là lưỡng tính:

A. Al2O3; ZnO; PbO2; Cr2O3

B. Al2O3; MgO; PbO; SnO2

C. CaO; ZnO; Na2O; Cr2O3

D. PbO2; Al2O3; K2O; SnO2

Câu 21: Hợp chất nào sau đây không phải là oxit

A. CO2

B. SO2

C. CuO

D. CuS

Câu 22: Oxit nào sau đây là oxit axit

A. CuO

B. Na2O

C. CO2

D. CaO

Câu 23: Oxit bắt buộc phải có nguyên tố

A. Oxi

B. Halogen

C. Hidro

D. Lưu huỳnh

Câu 24: Chỉ ra công thức viết sai: CaO, CuO, NaO, CO2, SO

A. CaO, CuO

B. NaO, CaO

C. NaO, SO

D. CuO, SO

Câu 25: Chỉ ra các oxit bazo: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3

A. P2O5, CaO, CuO

B. CaO, CuO, BaO, Na2O

C. BaO, Na2O, P2O3

D. P2O5, CaO, P2O3

Câu 26: Chỉ ra oxit axit: : P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2

A. P2O5, CaO, CuO, BaO

B. BaO, SO2, CO2

C. CaO, CuO, BaO

D. SO2, CO2 , P2O5

Câu 27: Chọn đáp án đúng

A. CO- cacbon (II) oxit

B. CuO- đồng (II) oxit

C. FeO- sắt (III) oxit

D. CaO- canxi trioxit

Câu 28: Axit tương ứng của CO2

A. H2SO4

B. H3PO4

C. H2CO3

D. HCl

Câu 29: Bazo tương ứng của MgO

A. Mg(OH)2

B. MgCl2

C. MgSO4

D. Mg(OH)3

Câu 30: Tên gọi của P2O5

A. Điphotpho trioxit

B. Photpho oxit

C. Điphotpho oxit

D. Điphotpho pentaoxit

Câu 31. Cho 2,24 lít khí CO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch bari hiđroxit tạo bari cacbonat và nước. Khối lượng bari cacbonat tạo ra là:

A. 9,85 gam.

B. 19,7 gam.

C. 39,4 gam.

D. 29,55 gam.

Câu 32. Sục khí SO2 vào cốc đựng nước cất, cho quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím sẽ:

A. chuyển màu đỏ.

B. chuyển màu xanh.

C. chuyển màu vàng.

D. mất màu.

Câu 33. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?

A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2

B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2

C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2

D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2

Câu 34. Oxit nào sau đây là oxit bazơ?

A. P2O5

B. SO2

C. CaO

D. CO

Câu 35. Bazơ nào sau đây không tan trong nước?

A. Kali hiđroxit

B. Đồng (II) hiđroxit

C. Bari hiđroxit

D. Natri hiđroxit

Câu 36. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là

A. 0,1M

B. 0,2M

C. 1M

D. 2M

Câu 37. Cho a gam SO3 tác dụng với một ượng nước lấy dư, thu được 1,96 gam axit. Giá trị của a là

A. 1,6

B. 3,2

C. 0,16

D. 0,32

Câu 38. Cho a gam FeO tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 150 ml dung dịch FeSO4 1M. Giá trị của a là

A. 5,4

B. 8,8

C. 10,8

D. 12,8

Câu 39. Dãy gồm các chất mà dung dịch làm quỳ tím đổi sang màu xanh là

A. KOH, NaOH và MgCl2

B. Ca(OH)2, Ba(OH)2 và NaOH

C. KOH, Ca(OH)2 và HCl

D. Ba(OH)2, BaCl2 và MgCl2

Câu 40. Dãy gồm các bazo bị nhiệt phân hủy là

A. Cu(OH)2, NaOH và Mg(OH)2 

B. Ca(OH)2, Ba(OH)2 và KOH

C. Cu(OH)2, Fe(OH)3 và Mg(OH)2

D. Fe(OH)3, NaOH và Ba(OH)2

Câu 41. Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

A. CO

B. CO2

C. SO2

D. CO2 và SO2

Câu 42. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và BaO?

A. H2O

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaCl

D. CO2

Câu 43. Hòa tan hết 15,5 gam Na2O vào nước thu được 250 ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là?

A. 0,2M

B. 2M

C. 0,5M

D. 5M

Câu 44. Cho dung dịch chứa 17,1 gam Ba(OH)2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 10,95 gam HCl. Nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được sau phản ứng thấy quỳ tím.

A. Đổi màu đỏ

B. Đổi màu xanh

C. Không đổi màu

D. Mất màu

Câu 45. Dẫn 22,4 lít khí CO2 (đktc) vào 200g dung dịch NaOH 20%. Sau phản ứng tạo ra sản phẩm nào trong số các sản phẩm sau:

A. Muối natricacbonat và nước.

B. Muối natri hidrocacbonat

C. Muối natricacbonat.

D. Muối natrihiđrocacbonat và natricacbonat

Câu 46. Điền chữ S(sai) vào ô trống đối với câu phát biểu sai:

A. Oxit được chia ra hai loại chính là : oxit axit và oxit bazơ.

B. Tất cả các oxit đều là oxit axit.

C. Tất cả các oxit đều là oxit bazơ.

D. Oxit axit thướng là oxit của phi kim.

E. Oxit axit đều là oxit của phi kim.

G. Oxit bazơ đều là oxit của kim loại tương ứng với bazơ.

Câu 47. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về oxit?

A. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxi.

B. Oxit được phân loại thành oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit trung tính.

C. Oxit axit có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Tất cả các oxit bazơ đều có thể tác dụng với nước tạo thành bazơ.

Câu 48. Cho các phát biểu sau về oxit:

(a) Trong thành phần nguyên tố của oxit bắt buộc phải có oxi.

(b) Tất cả các oxit kim loại đều thuộc loại oxit bazơ.

(c) Oxit lưỡng tính có thể tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ và nước.

(d) Oxit trung tính là oxit không tạo muối.

Trong số các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:

A. (b), (c), (d).

B. (a), (b), (c), (d).

C. (c), (d).

D. (a), (d).

Câu 49.  Số oxit tác dụng được với nước tạo dung dịch axit trong số các oxit sau là: CO2, Ag2O, CO, Al2O3, SO3, Fe3O4, P2O5, CaO, NO, CuO, SO2, Li2O, N2O5, ZnO.

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 50. Số oxit tác dụng được với nước tạo dung dịch bazơ trong số các oxit sau là: CO2, Ag2O, CO, Al2O3, SO3, Fe3O4, P2O5, CaO, NO, CuO, SO2, Li2O, N2O5, ZnO.

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4

2. Bài tập tự luận

Bài 1: Phân loại các oxit sau thuộc oxit bazo, oxit axit

MgO, FeO, SO2, Fe2O3, SO3, P2O5, Na2O, CuO, ZnO, CO2, N2O, N2O5, SiO2, BaO,

Baì 2: Viết công thức các axit hoặc bazo tương ứng với các oxit sau: MgO, Al2O3, SO2, SiO2, SO3, CO2, P2O5, N2O5, Fe2O3

Bài 3: Cho các công thức hóa học sau: phân loại và gọi tên, SO2, Al2O3, CaCO3, Na2CO3, CuO, K2O, HCl, ZnSO4, Fe(OH)3, H3PO4, Ca(OH)2, Al(OH)3, Fe2O3, CuO, CO2, NO, KHSO3, N2O5, SO3, P2O5, HNO3, H2O, Fe(NO3)3, Fe2(SO4)3, Na3PO4, NaHCO3, Ca(H2PO4)2

Bài 4: Cho các công thức hóa học sau: CaCl2. Cu2O, Na2O, KSO4, Al(SO4)3, Na2PO4, AlO3, Zn(OH)2, CuOH,. MgNO3, NaCO3. CaCO3. FeSO4, FePO4

Hãy cho biết công thức hóa học nào viết sai và sửa lại cho đúng.

Bài 5: Cho biết gốc axit và tính hóa trị của gốc axit trong các axit sau:

H2S, HNO3, H2SiO3, H3PO4, HClO4, H2Cr2O7, CH3COOH

VI. Đáp án hướng dẫn giải bài tập

1. Câu hỏi trắc nghiệm

1 C2 B3 A4 B5 C
6 B7 C8 A9 D10 A
11 C12 D13 D14 A15 B
16 B17 A18 C19 B20 A
21 D22 C23 A24 C25 B
26 D27 B28 C29 A30 D
31 A32 A33 C34 C35 B
36 C37 A3839 B40 C
41 A42 A43 C44 A45 B

2. Câu hỏi tự luận

Câu 1.

oxit axitoxit bazo
SO2, SO3, P2O5, CO2, N2O, N2O5, SiO2,MgO, FeO, Fe2O3, Na2O, CuO, ZnO, BaO,

Câu 2. 

MgO bazo tương ứng là Mg(OH)2

Al2O3 bazo tương ứng là Al(OH)3

SO2 axit tương ứng là H2SO3

SiO2 axit tương ứng là H2SiO3

SO3 axit tương ứng là H2SO4

CO2 axit tương ứng là H2CO3

P2O5 axit tương ứng là H3PO4

N2O5 axit tương ứng là HNO3

Fe2O3 bazo tương ứng là Fe(OH)3

Câu 3.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

OxitAxitBazơMuốiTên gọi
Oxit bazoOxit axit
SO2Lưu huỳnh đioxit
Al2O3Nhôm oxit
Fe(OH)3Sắt (III) hiđroxit
KHSO3Kali hiđrosunfit
Na2CO3natri cacbonat
Ca(OH)2Canxi hiđroxit
HBraxit hidro bromic
P2O5Điphotpho pentaoxit
Ca(H2PO4)2Canxi đihidro photphat
HClAxit clohidric
CuOĐồng oxit
Na3PO4Natri photphat
SO3lưu huỳnh trioxit
Al(OH)3Nhôm
Fe2(SO4)3Sắt (III) sunfat
Fe2O3Sắt (II) oxit
K2OKali oxit
HNO3Axit nitric
Fe(NO3)3Sắt (III) nitrat
H3PO3Axit Photphorơ
N2O5Đinito pentaoxit
CaCO3Canxi cacbonat
ZnSO4kẽm sunfat
CO2cacbon đioxit
NaHCO3Natri hidrocacbonat

Câu 4: 

K2SO4,

Al2(SO4)3,

Na3PO4,

Al2O3,

Cu(OH)2

Mg(NO3)2

Na2CO3

Fe3(PO4)2

Bài 5: Cho biết gốc axit và tính hóa trị của gốc axit trong các axit sau:

H2S, HNO3, H2SiO3, H3PO4, HClO4, H2Cr2O7, CH3COOH

H2S: gốc axit là S hóa trị II

HNO3: gốc axit là NO3 hóa trị I

H2SiO3: gốc axit là SiO3 hóa trị II

H3PO4: gốc axit là PO4 hóa trị III

HClO4: gốc axit là ClO4 hóa trị I

H2Cr2O7: gốc axit là Cr2O7 hóa trị II

CH3COOH: gốc axit là CH3COO hóa trị I

.................................................................

>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu mới nhất do VnDoc biên soạn:

  • Bộ đề thi hóa 8 giữa học kì 2 năm học 2021 - 2022 Có đáp án
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm học 2021 - 2022 Đề 1
  • Các dạng bài tập Hóa 8 đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
  • Tổng hợp công thức Hóa học 8 cần nhớ
  • Các bài tập về lượng chất dư Hóa học 8
  • Bài tập ôn hè môn Hóa học lớp 8 lên lớp 9
  • Tóm tắt kiến thức Hóa học 8

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Phân biệt Oxit - Bazơ - Axit - Muối Hóa học 8. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » Cách Nhận Biết Axit Oxit