CÁCH PHÂN BIỆT SỔ ĐỎ ĐỨNG TÊN HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN
HỘ GIA ĐÌNH
Khái niệm:
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Lưu ý: Không phải cứ có tên trong hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất, mà phải có đủ 02 điều kiện sau:
1 - Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
2 - Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
=> Con mà sinh ra sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất thì không có chung quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất thuộc là của ai ?!
- Những người có đủ 02 điều kiện trên thì có chung quyền sử dụng đất (quyền như nhau).
- Khi chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…) của hộ gia đình thì phải có văn bản đồng ý của các thành viên được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Thông tin ghi tại trang 1 của Sổ đỏ .
- Ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
- Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
CÁ NHÂN
- Cá nhân sử dụng đất là người có quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất bằng các hình thức như: Nhận chuyển nhượng (mua đất), nhận tặng cho, nhận thừa kế, chuyển đổi quyền sử dụng đất với người khác.
- Quyền sử dụng đất : là tài sản riêng cá nhân người đứng tên Sổ đỏ; cá nhân được cấp Sổ đỏ có toàn quyền quyết định trong việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…nếu đủ điều kiện theo quy định.
Trừ trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên.
Thông tin trên sổ :
- Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (chứng minh hoặc thẻ căn cước - Trường hợp chưa có chứng minh hoặc thẻ căn cước thì ghi “Giấy khai sinh số…”, địa chỉ thường trú.
KẾT LUẬN:
- Khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc khi có tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa vợ chồng, thành viên trong gia đình với nhau phải nắm rõ được ai là người có quyền sử dụng đất .
- Khi nhận cọc thì nếu là hộ gia đình chúng ta phải xin đầy đủ chữ ký của tất cả thành viên tránh trường hợp người bán người k đồng ý bán .
- Không phải mọi thành viên có cùng hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất, nên sẽ không có quyền gì khi thửa đất đó được chuyển nhượng, tặng cho.
(Theo Tạ Duy Cường)
Tham khảo thêm:
Khuyến cáo:
Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email: chodat.com.vn0@gmail.com. Chúng tôi sẽ cập nhật và bổ sung theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả. |
Được tài trợ:
Dịch vụ chạy quảng cáo Bất Động Sản: Chợ Đất
[LIKE] Bài viết hay Chia sẻ bài viết:Từ khóa » Sổ đỏ Tên Hộ Gia đình
-
Sổ đỏ Ghi Tên Hộ Gia đình Và Những điều Cần Biết Về Pháp Lý ?
-
Sổ đỏ Ghi Tên Hộ Gia đình: 3 điều Người Dân Phải Biết - LuatVietnam
-
Phân Biệt Sổ đỏ Ghi Tên Hộ Gia đình Và Cá Nhân - Báo Lao động
-
Sổ đỏ đứng Tên Hộ Gia đình, Chuyển Nhượng Thế Nào?
-
Sổ đỏ Ghi Tên Hộ Gia đình, Con Có Quyền Yêu Cầu Chia đất?
-
Những Lưu ý Khi Mua Sổ đỏ Hộ Gia đình
-
Sổ đỏ đứng Tên Hộ Gia đình, Một Người Trong Gia đình Không đồng ý ...
-
Sổ đỏ Ghi Tên Hộ Gia đình Chia Thừa Kế Như Thế Nào?
-
Hỏi: Sổ đỏ đứng Tên Hộ Gia đình, Chuyển Nhượng Thế Nào?
-
Sổ đỏ đứng Tên Cá Nhân Và đứng Tên Hộ Gia đình Khác Gì Nhau?
-
Những điều Người Dân Nên Biết Về Sổ đỏ Ghi Tên Hộ Gia đình
-
Sổ đỏ Hộ Gia đình Có ý Nghĩa Gì? - Luật Hồng Thái
-
Khi Nào Sổ đỏ đứng Tên Hộ Gia đình? - Công Ty Luật Số 1 Hà Nội