Cách Phòng Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm Hiệu Quả Và Dễ Thực ...
Có thể bạn quan tâm
1. Viêm khớp thái dương hàm có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng
Phần sọ mặt chỉ có một khớp động duy nhất chính là khớp thái dương hàm. Trong đó, bao gồm diện khớp của xương thái dương, diện khớp xương hàm dưới, dây chằng khớp, bao khớp, đĩa khớp và mô sau đĩa. Vai trò quan trọng của khớp thái dương hàm là giúp đóng-mở hàm trong quá trình thực hiện những hành động như nói, nuốt, ăn,...
Bệnh nhân đau do viêm khớp thái dương hàm
Lão hóa do tuổi tác là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm khớp thái dương hàm nói riêng và một số bệnh về khớp nói chung. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể được tính đến như yếu tố di truyền, các bệnh lý về xương khớp hoặc do chấn thương,…
Thời gian đầu, người bệnh chỉ xuất hiện những cơn đau khớp nhẹ và xảy ra ở một bên hoặc hai bên mặt. Sau một thời gian, khi bệnh đã tiến triển nặng, cơn đau sẽ tăng dần về mức độ và tần suất, khi nhai và ăn có thể cảm thấy đau dữ dội.
Do có cơn đau nhức vô cùng khó chịu nên bên nhân gặp nhiều khó khăn khi đóng và mở miệng. Khi ngậm miệng, bệnh nhân thường phải ngậm lệch sang một bên, gây mỏi miệng. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như tình trạng đau đầu, mỏi cổ, nhức mặt, đau tai, mệt mỏi,…
Khó đóng mở hàm khi bị viêm khớp thái dương
Trong trường hợp bị đau khi nhai và phát ra tiếng lục cục khi nhai, người bệnh không nên chủ quan vì đây là triệu chứng cho thấy, bệnh đã có những tiến triển khá nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần được đưa đi thăm khám kịp thời để được áp dụng những phương pháp điều trị hiệu quả nhất, phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng bệnh.
Ngược lại, nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp thái dương hàm sẽ gây ra giãn khớp, dính khớp, trật khớp, thậm chí là thủng đĩa khớp, phá hủy đầu xương và gây xơ cứng khớp. Khi đó, bệnh nhân gần như không thể há miệng được.
2. Một số lưu ý cho người bệnh viêm khớp thái dương hàm
Người mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm cần tuân thủ theo các phương pháp điều trị của bác sĩ,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ để nhanh chóng cải thiện bệnh. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho người bệnh:
-
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Đây là căn bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đóng mở hàm và nhai của người bệnh. Chính vì thế, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh. Nếu chọn những thực phẩm khô cứng, bệnh nhân sẽ rất khó nhai và dễ bị đau khi nhai.
Nên ăn những món ăn mềm và dễ tiêu hóa
Ngược lại, lựa chọn những loại thực phẩm mềm, có độ ẩm sẽ giúp bệnh nhân thực hiện động tác nhai một cách dễ dàng hơn và đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến xương hàm. Lưu ý, trong khi nhai nên tránh nhai quá lâu một bên để phòng ngừa tình trạng lệch hàm.
-
Giảm đau bằng túi chườm
Khi khớp thái dương hàm bị viêm, bệnh nhân phải chịu những cơn đau vô cùng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bạn có thể áp dụng một cách giảm đau khá hiệu quả và nhanh chóng là dùng túi chườm hoặc miệng dán giảm đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả tức thì, muốn đạt được hiệu quả lâu dài, bệnh nhân cần được can thiệp điều trị.
-
Mát xa
Ngoài việc cải thiện tình trạng căng thẳng, mỏi mệt, mát xa cũng là một phương pháp khá hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng bệnh viêm khớp thái dương hàm. Thời gian mát xa không cần quá lâu nhưng nên thực hiện lâu dài để mang đến tác dụng tối đa. Bạn chỉ cần thực hiện mát xa khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày.
-
Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Nhiều trường hợp bệnh nhân được điều trị bằng thuốc. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, chẳng hạn như uống đúng giờ, đúng liều lượng, đúng loại thuốc,… để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Với những trường hợp bệnh nhân cần đeo tấm nhựa gây ra những cản trở nhất định trong quá trình sinh hoạt, bạn cũng không nên tác động đến nó và tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ bị lệch hàm và khiến bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.
Thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh viêm khớp thái dương hàm
-
Thăm khám định kỳ
Người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện để thăm khám, theo dõi bệnh. Qua những buổi thăm khám này, bác sĩ sẽ đánh giá được hiệu quả của thuốc điều trị, tác dụng phụ của thuốc. Trong trường hợp phát hiện hàm không thể đóng hay mở ra thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ xử trí kịp thời và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
Như vậy có thể nói rằng, bệnh viêm khớp thái dương hàm tuy không trực tiếp ảnh hưởng, đe dọa tính mạng của người bệnh nhưng có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi nhai, nói và làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần điều trị bệnh sớm.
Bên cạnh đó, cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả thăm khám và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay, Khoa Xương khớp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế đáng tin cậy được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn trong việc thăm khám và chữa bệnh xương khớp.
Không chỉ là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành mà MEDLATEC còn đầu tư quy mô về cơ sở vật chất, các trang thiết bị y khoa như máy chụp X-quang, máy chụp cộng hưởng từ hiện đại bậc nhất. Từ đó, mang đến những kết quả chẩn đoán hình ảnh rõ nét, hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán bệnh.
Để được đặt lịch khám sớm, quý khách vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56.
Từ khóa » đau Tai Trong Khi Nhai
-
Đau Tai Khi Nhai Và Các Bệnh Lý Có Thể Liên Quan
-
Đau Tai Khi Nhai Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị An Toàn Nhất
-
Đau Trong Tai Khi Nhai Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Đau Tai Và Quai Hàm Bên Phải, đau Tăng Khi Nhai Thức ăn Là Biểu Hiện ...
-
Đau Tai Khi Nhai Chữa Bằng Cách Nào? - Chuyên Gia Hướng Dẫn
-
Đau Mang Tai Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì ? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Xương Hàm Gần Tai: Triệu Chứng Cảnh Báo Nhiều Bệnh
-
Các Bệnh Liên Quan đến Triệu Chứng đau Mang Tai Khi Nhai
-
Đau Nhói Trong Tai, Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Tai Bị đau Nhức Bên Trong: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục?
-
(đau Tai) - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Mang Tai – Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Sở Y Tế Nam Định
-
Bị đau Tai Khi Nuốt: Nguyên Nhân Vì Sao? - Hello Bacsi
-
Đau Lỗ Tai Khi Nhai Có Phải Là Bệnh ?
-
Đau Tai Trái Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Bị Bệnh Gì Mà đau Tai Khi Nhai? Cách điều Trị Như Thế Nào? [TPHCM
-
Viêm Tuyến Mang Tai - Tuổi Trẻ Online