Cách Phòng Tránh đeo Lens Bị đỏ Mắt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân đeo kính áp tròng bị đỏ mắt
- Khi đeo lens bị đỏ mắt có sao không?
- Cần làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt?
- Cách phòng tránh đeo lens không bị đỏ mắt
Nguyên nhân đeo kính áp tròng bị đỏ mắt
Khi đeo lens sai cách sẽ dễ khiến cho mắt bị tổn thương. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến mắt bạn bị đỏ :
Măt bị khô: Mỗi lần bạn nháy mắt, nước mắt tràn đều lên bề mặt nhãn cầu để bôi trơn nhãn cầu, rửa trôi các dị vật trong mắt và ngăn ngừa nhiễm khuẩn mắt. Tuy nhiên, khi đeo kính áp tròng thì chúng sẽ hút nước mắt bạn tạo ra để duy trì được độ mềm, khiến mắt bạn bị khô, dễ nhiễm khuẩn và có thể gây đỏ mắt. Chưa kể đến bụi bẩn bám lại sẽ khiến bạn đeo kính áp tròng bị mờ mắt, giảm tầm nhìn.
Dị ứng: Nếu bạn có cơ địa dễ dị ứng thì mắt bạn sẽ dễ kích ứng khi đeo lens. Kính áp tròng là nơi lý tưởng để lưu lại phấn hoa, bụi li và ti do đó nó có thể làm tình trạng dị ứng của bạn trở nên nặng hơn và khiến mắt bị đỏ, đeo lens bị rát mắt. Ngoài ra, nước ngâm lens và các thành phần của thấu kính cũng có thể khiến bạn bị dị ứng.
Thiếu oxy: Mắt cần được cung cấp oxy từ không khí để duy trì các chức năng sinh lý. Kính áp tròng có thể làm giảm khả năng hấp thu oxy của giác mạc, gây ra các vấn đề như mắt khô, đỏ, mỏi, viêm. Điều này thường xảy ra khi bạn đeo lens quá lâu, không bôi dưỡng ẩm cho mắt, hoặc sử dụng lens chất lượng kém. Đặc biệt, nếu bạn cận thị nặng, lens sẽ dày hơn và làm hạn chế lượng oxy đến mắt hơn nữa. Do đó, bạn nên chọn lens từ Silicone Hydrogel, loại vật liệu có độ thẩm thấu cao và cho phép mắt trao đổi oxy dễ dàng hơn.
- Đeo kính áp tròng qua đêm: Để tránh tình trạng mắt đỏ do đeo kính áp tròng, bạn nên lưu ý không để kính áp tròng trên mắt quá lâu, đặc biệt là qua đêm. Kính áp tròng càng đeo lâu càng tích tụ bụi bẩn, khô ráp, làm giảm khả năng thẩm thấu oxy cho mắt. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như cộm, viêm kết mạc, mắt đỏ khi thức dậy.
- Tân mạch giác mạc: Khi mắt xuất hiện những vùng rìa trên giác mạc hoặc phần tân mạch có trong nhu mô giác mạc thì đây là dấu hiệu bạn cần ngừng đeo kính áp tròng ngay. Trong trường hợp bắt buộc thì bạn nên chọn loại có độ thẩm oxy cao.
- Biến dạng và thay đổi độ cong giác mạc: đây cũng là lý do khiến đeo kính áp tròng bị mờ mắt, nguyên nhân là do bạn có thói quen đeo lens đi ngủ hoặc có độ cong của kính không hợp với mắt.
- Viêm kết mạc: Nếu bạn mắc triệu chứng này thì bạn nên kiểm tra ngay nước ngâm lens có đảm bảo hay không vì nó có tác nhân hóa học gây mẫn cảm cho mắt.
- Viêm kết mạc nhú gai ở sụn mi trên: Hầu hết đều xuất phát liên quan đến việc sử dụng thuốc, đặc biệt có thể từ những cọ xát mãn tính liên kết mạc sụn trong đôi mắt.
- Viêm giác mạc (Yếu tố gây ra đeo kính áp tròng bị đỏ mắt): có biểu hiện nhẹ thường không có triệu chứng gì, chỉ nhận biết khi đi khám bằng sinh hiển vi. Đeo lens ngủ qua đêm sẽ dẫn đến nguy cơ viêm giác mạc tăng cao.
- Tổn thương do giác mạc cơ học: Triệu chứng này đến từ những tác động mạnh tới mắt như lấy tay không tháo kính áp tròng sẽ vô tình để móng tay dài chạm vào mắt. Hoặc từ chất lượng loại lens mà bạn sử dụng bị cứng, nham nhở hình răng cưa, rìa kính bị khuyết.
Khi đeo lens bị đỏ mắt có sao không?
- Mắt đỏ do đeo kính áp tròng : là hiện tượng thường gặp, nếu nhẹ và không có các dấu hiệu bất thường khác thì bạn chỉ cần ngừng đeo kính vài ngày là mắt sẽ hồi phục. Tuy nhiên, nếu mắt đỏ kéo dài, nặng hơn và có các triệu chứng khác như đau, ngứa, chảy nước mắt… thì bạn cần lưu ý
- Mắt đỏ có thể là biểu hiện của các bệnh về mắt: như viêm kết mạc, tăng tuần hoàn giác mạc, viêm mi mắt… nếu không chữa trị kịp thời, chúng có thể gây tổn hại cho thị lực của bạn.
Cần làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt?
Nên làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt? Theo chuyên gia, để tránh các trường hợp, nguyên nhân gây đeo lens bị sưng mắt, mờ mắt thì nên phòng ngừa ngay từ đầu. Dưới đây là các cách phòng tránh để sử dụng lens hiệu quả nhất:
- Khi mới mua lens, bạn cần phải ngâm trong dung dịch chuyên dụng từ 6 – 8 tiếng rồi mới sử dụng.
- Nhiều người thường dùng tay để đeo lens cho nhanh và tiện lợi hơn, thế nhưng điều này lại có thể là nguyên nhân sinh nở vi khuẩn dẫn đến mắt bị đỏ. Vậy nên bạn nên dùng dụng cụ đeo lens chuyên dụng để đảm bảo sạch sẽ vệ sinh.
- Khi ở trong môi trường không sạch sẽ và gay gắt như nóng nực, nhiều bụi.. thì bạn đừng nên đeo kính áp tròng lên mắt.
- Bạn vẫn cần phải bảo quản và sạch sẽ sau khi sử dụng lens đúng theo hướng dẫn sử dụng. Lưu ý nên thay nước ngâm 2 ngày/lần để đảm bảo vệ sinh cho lens.
- Để tránh tình trạng khô mắt bạn nên nhỏ mắt trước, sau và trong khi đang đeo lens để tạo cảm giác thoải mái.
- Nên sử dụng lens được làm bằng chất liệu Silicone Hydrogel để có độ thẩm thấu oxy cao.
- Theo các chuyên gia, thời gian đeo kính áp tròng dưới 8 tiếng/ngày để mắt được bảo vệ tốt hơn.
- Các bác sĩ khuyên nên đi khám định kỳ 1 tháng cho lần đầu tiên đeo lens, các lần tiếp theo là 6 tháng.
- Nếu đeo lens bị đỏ mắt, mờ mắt, hoặc có cảm giác cộm xốn khó chịu thì bạn nên dừng ngay lại việc đeo kính áp tròng và đi khám bác sĩ ngay.
- Chú ý luôn để ý tới hạn sử dụng và ngày sản xuất, cơ sở sản xuất của kính áp tròng mình đang dùng.
Cùng với những cách sử dụng vệ sinh sạch sẽ trên đây thì điều quan trọng nhất vẫn là nên chọn loại lens phù hợp với đôi mắt của mình.
Với các tiêu chí đường kính mắt, viễn thị, độ cận, phải được đo khám kĩ càng sẽ giúp các bạn chọn lựa kính áp tròng phù hợp nhất với mình. Do đó, nó mới có thể phát huy hết khả năng bảo vệ đôi mắt cho mình.
Xem ngay: Cách chọn lens mắt phù hợp
Cách phòng tránh đeo lens không bị đỏ mắt
Làm sao để tránh việc đeo lens bị đỏ mắt? Dưới đây là một số cách trị mắt đỏ khi đeo lens hiệu quả nhất:
- Chọn các dụng cụ lens và vệ sinh chất lượng tốt.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo hoặc tháo lens.
- Đeo lens trước khi trang điểm để tránh bụi bẩn rơi vào mắt.
- Tháo lens khi không cần thiết và để trong dung dịch bảo quản.
- Đeo kính chắn bụi khi ra ngoài để bảo vệ mắt.
- Tránh tiếp xúc với nước máy vì có thể có vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để giữ ẩm cho mắt.
- Bổ sung vitamin và thực phẩm tốt cho mắt.
- Kiểm tra lại độ cong của lens nếu mắt vẫn đỏ sau khi đeo.
- Đi khám bác sĩ nếu mắt có biểu hiện xấu đi.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách xử lý khi đeo lens bị đỏ mắt. Để phòng ngừa các tác hại cho mắt, bạn nên chọn kính áp tròng chất lượng cao, phù hợp với mắt của mình. Bạn nên mua kính áp tròng ở những địa chỉ uy tín, có nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng.Xem thêm: Đeo lens bị cộm – Nguyên nhân và cách xử lý
Từ khóa » đeo Kính áp Tròng Bị đau Mắt
-
Một Số Vấn đề Thường Gặp Khi Mới đeo Lens
-
ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG BỊ ĐỎ MẮT - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ...
-
Cẩn Trọng Với Biến Chứng Do đeo Kính áp Tròng
-
TẠI SAO ĐEO LENS XONG BỊ CỘM MẮT, NHỨC MẮT HAY MỎI MẮT?
-
Cách Khắc Phục Mắt đỏ Và Nhức Mắt Khi đeo Lens - Ann 365
-
Đeo Lens Bị đỏ Mắt - Nguyên Nhân Là Gì Và Cách Khắc Phục
-
Biến Chứng ở Mắt Do Sử Dụng Kính áp Tròng - Báo Tuổi Trẻ
-
Đau Mắt đỏ Do Kính áp Tròng Là Gì? Bị đau Mắt đỏ Có ... - Sức Khỏe
-
Cảnh Báo Nguy Cơ Bị đau Mắt đỏ Vì đeo Lens - Nhà Thuốc Long Châu
-
Đeo Lens Bị đỏ Mắt Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Do đâu? - Elipsport
-
Lưu ý Chăm Sóc Mắt đúng Cách Khi Dùng Kính áp Tròng
-
Kính áp Tròng - Rối Loạn Mắt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đeo Lens Bị đỏ Mắt Phải Làm Sao? - Blue Eyes
-
Khi Bị đau Mắt đỏ Có Nên đeo Lens Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
[Giải đáp] đeo Lens Bị đỏ Và Cay Mắt Thì Phải Làm Sao? - Eyeiyagi
-
Những Sai Lầm Khi Sử Dụng Kính áp Tròng Gây Hỏng Mắt
-
Kính áp Tròng Và Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Tác Hại Của Kính áp Tròng: Bạn Chớ Nên Xem Thường - Hello Bacsi
-
Kính áp Tròng Bị Mắc Kẹt Trong Mắt Tôi - Tôi Phải Làm Gì?