Đeo Lens Bị đỏ Mắt Phải Làm Sao? - Blue Eyes
Có thể bạn quan tâm
Việc sử dụng lens - kính áp tròng để làm đẹp cửa sổ tâm hồn và cũng là để chỉnh tật khúc xạ đã trở nên quen thuộc với các bạn trẻ ngày nay. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ vẫn còn e ngại về việc đeo lens bị đỏ mắt. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này như thế nào. Hãy cùng Blue Eyes tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
1.Nguyên nhân đeo lens bị đỏ mắt, cay mắt.
Nguyên nhân khiến mắt bị tổn thương gây ra tình trạng đeo lens bị đỏ mắt là do bạn đã sử dụng kính áp tròng sai cách. Hiện tượng đỏ mắt khi dùng lens xảy ra chủ yếu do:
- Giác mạc thiếu oxy:
Đây là trường hợp khi bạn sử dụng lens được làm từ chất liệu thông thường không đảm bảo và không cung cấp đủ lượng oxy cho giác mạc. Nếu như bạn là người bị cận thị nặng thì lens càng dày, từ đó lượng oxy được cung cấp cho mắt sẽ ít đi. Bạn nên lựa chọn lens được làm từ chất liệu Silicone Hydrogel để mắt có thể dễ dàng trao đổi oxy.
Ngoài ra, đeo kính áp tròng trong khoảng thời gian lâu cũng sẽ khiến giác mạc ít được trao đổi oxy, dẫn đến hiện tượng đỏ mắt.
- Tân mạch giác mạc:
Đây cũng chính là trường hợp khiến mắt bị đỏ và nhức mắt. Khi đó mắt bạn sẽ xuất hiện các vùng rìa cực trên giác mạc. Còn nếu như phần tân mạch xuất hiện trong nhu mô giác mạc thì bạn nên tháo kính ra khỏi mắt ngay. Nếu bạn bắt buộc phải dùng kính áp tròng thì nên lựa chọn loại kính áp tròng có độ thẩm thấu oxy cao.
- Viêm giác mạc:
Bảo quản không đúng cách có thể khiến kính áp tròng bị nhiễm khuẩn và khi tiếp xúc trực tiếp với mắt gây ra hiện tượng viêm giác mạc.
*Nguồn: Bệnh viện mắt Sài Gòn
2. Lời khuyên khi đeo lens bị đỏ mắt, bị mờ và cay mắt
Để tránh tình trạng đeo lens bị đỏ mắt, mờ mắt và cay mắt, bạn đừng quá lo lắng mà hãy bỏ túi những điều sau:
Khi bị đỏ mắt do đeo kính áp tròng, bạn đừng quá lo lắng.
- Kiểm tra tất cả các điều kiện vệ sinh đã đảm bảo hay chưa. Nếu chưa, hãy nghỉ ngơi, vệ sinh lại và đeo lại kính áp tròng vào ngày hôm sau.
- Nếu tuân thủ các quy định vệ sinh mà vẫn gặp tình trạng đỏ mắt, có thể BC (độ cong) của kính áp tròng chưa thực sự phù hợp với bạn, khiến bạn khó chịu khi đeo, hãy chọn một đôi lens mới có BC phù hợp hơn và thử lại nhé.
- Nếu nghiêm trọng hơn, bạn nên ngưng sử dụng và hỏi thêm ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia, chuyên viên tư vấn nhé!
Biết sử dụng kính áp tròng đúng cách, bạn sẽ không còn phải lo lắng bị đỏ mắt nữa. Ngoài ra, bạn nên đến địa chỉ uy tín để chọn mua được lens chất lượng tốt cũng như trải nghiệm sự an toàn, hài lòng khi sử dụng.
3. Cách phòng ngừa hiện tượng đỏ mắt do đeo lens.
Khi biết được nguyên nhân tại sao mắt lại bị đỏ và nhức mắt thì chúng ta cần có cách phòng ngừa chúng sao cho hiệu quả nhất:
- Lens mới mua về nên ngâm đủ 6 - 8 tiếng trước khi đeo bằng dung dịch ngâm lens chuyên dụng rồi mới được sử dụng.
- Nên rửa tay sạch sẽ trước khi đeo lens, không nên để móng tay quá sắc nhọn sẽ là nơi sinh sôi của nhiều vi khuẩn. Nên đeo lens bằng dụng cụ đeo chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh.
- Không đeo lens trong môi trường khắc nghiệt như có nhiều bụi, hơi nóng, …
- Sau khi dùng xong lens cần vệ sinh sạch sẽ và bảo quản đúng cách trong nước ngâm chuyên dụng. Các vật dụng đựng lens cũng luôn phải giữ sạch sẽ. Nên thay mới nước ngâm 2 ngày/lần để loại bỏ được các vi khuẩn có trong lens.
- Trước, sau và trong khi đeo lens nên nhỏ nước nhỏ mắt để mắt không bị khô và được thư giãn hơn
- Nên sử dụng lens được làm từ chất liệu có độ thẩm thấu oxy cao như Silicone Hydrogel để mắt được trao đổi oxy tốt hơn khi đeo lens.
-Ngưng ngay việc đeo lens và đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu mắt gặp một trg các tình trạng sau: mắt đỏ, mắt mờ, hoặc có cảm giác cộm xốn khó chịu.
-Cần tái khám định kỳ: 1 tháng sau lần đầu tiên đeo, 6 tháng với những lần tiếp theo.
4. Cách chăm sóc mắt khỏe mạnh khi đeo lens.
Để phòng ngừa và giảm tình trạng đeo lens bị đỏ mắt bạn cần chăm sóc cho đôi mắt của mình thật khỏe mạnh. Bạn nên nằm lòng những cách chăm sóc mắt khi sử dụng lens sau đây:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi đeo và sau khi tháo kính.
- Nên đeo kính áp tròng sau khi trang điểm để tránh tình trạng bụi phấn rơi vào mắt.
- Tháo kính ngay sau khi không còn sử dụng nhằm tạo điều kiện cho đôi mắt “thở”.
- Nên có một cặp kính chắn bụi khi đeo kính áp tròng ra ngoài đường.
- Không nên để nước máy vào mắt do trong nước máy vẫn có nhiều vi khuẩn mà ta không nhìn thấy.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng nhằm giúp mắt không bị khô, đảm bảo độ ẩm bình thường.
- Bổ sung vitamin A tốt cho mắt.
- Khám mắt định kỳ.
5.Chọn kính áp tròng phù hợp để giảm tình trạng đeo lens bị đỏ mắt.
Chọn kính áp tròng phù hợp là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc giảm tình trạng đeo lens bị đỏ mắt.
Việc chọn kính phù hợp dựa vào nhiều tiêu chí như:
- Đường kính áp tròng cận loạn phải phù hợp với đường kính mắt.
- Độ cận, viễn thị phải được khám và đo kỹ càng.
- Lưu ý kính áp tròng dễ bị rách.
Có như vậy kính áp tròng mới có thể phát huy hết chức năng của nó như thiện tầm nhìn, bảo vệ an toàn, làm đẹp cho mắt xinh.
Để biết thêm chi tiết và chọn được một cặp lens chất lượng, phù hợp với cửa sổ tâm hồn của bạn hãy liên hệ ngay với Blue Eyes.
Fanpage: Blue Eyes
Website: https://www.blue-eyes.vn/
Từ khóa » đeo Kính áp Tròng Bị đau Mắt
-
Một Số Vấn đề Thường Gặp Khi Mới đeo Lens
-
ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG BỊ ĐỎ MẮT - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ...
-
Cẩn Trọng Với Biến Chứng Do đeo Kính áp Tròng
-
TẠI SAO ĐEO LENS XONG BỊ CỘM MẮT, NHỨC MẮT HAY MỎI MẮT?
-
Cách Khắc Phục Mắt đỏ Và Nhức Mắt Khi đeo Lens - Ann 365
-
Đeo Lens Bị đỏ Mắt - Nguyên Nhân Là Gì Và Cách Khắc Phục
-
Cách Phòng Tránh đeo Lens Bị đỏ Mắt
-
Biến Chứng ở Mắt Do Sử Dụng Kính áp Tròng - Báo Tuổi Trẻ
-
Đau Mắt đỏ Do Kính áp Tròng Là Gì? Bị đau Mắt đỏ Có ... - Sức Khỏe
-
Cảnh Báo Nguy Cơ Bị đau Mắt đỏ Vì đeo Lens - Nhà Thuốc Long Châu
-
Đeo Lens Bị đỏ Mắt Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Do đâu? - Elipsport
-
Lưu ý Chăm Sóc Mắt đúng Cách Khi Dùng Kính áp Tròng
-
Kính áp Tròng - Rối Loạn Mắt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Khi Bị đau Mắt đỏ Có Nên đeo Lens Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
[Giải đáp] đeo Lens Bị đỏ Và Cay Mắt Thì Phải Làm Sao? - Eyeiyagi
-
Những Sai Lầm Khi Sử Dụng Kính áp Tròng Gây Hỏng Mắt
-
Kính áp Tròng Và Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Tác Hại Của Kính áp Tròng: Bạn Chớ Nên Xem Thường - Hello Bacsi
-
Kính áp Tròng Bị Mắc Kẹt Trong Mắt Tôi - Tôi Phải Làm Gì?