Cách Phòng Trị Bệnh đỉa Cá, Rận Cá - Công Ty SANDO
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỈA CÁ, RẬN CÁ
1. Tác nhân gây bệnh:
- Bệnh đỉa cá do loài Piscicola geometra gây ra. - Bệnh rận cá do một số loài giáp xác thuộc giống Argulus gây ra. 2. Điều kiện phát sinh bệnh - Nguồn nước ô nhiễm, nhiều chất hữu cơ trong điều kiện nhiệt độ nước cao (mùa nắng). - Đỉa cá, rận cá phát triển mạnh ở nguồn nước có nhiều rong để đẻ trứng. 3. Dấu hiệu của bệnh - Khi bị đỉa cá, rận cá ký sinh, cá có cảm giác ngứa ngáy, vận động không bình thường. - Đỉa cá, rận cá ký sinh trên khắp cơ thể cá, dùng giác hút bám chặt vào mang, miệng, thân, vây,…làm rách da, tạo ra các vết thương gây viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùnggây bệnh, đồng thời làm cá chậm lớn hoặc gây chết cá nhiều.
4. Phòng bệnh - Cải tạo ao kỹ trước khi thả cá. - Mật độ nuôi không quá dày. - Cần xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi. - Thường xuyên bổ sung DOSAL, VITLEC 405 FS, HEPAVIROL Plus, BIOTICBEST For Export giúp cá tăng sức đề kháng, cá khỏe, ăn mạnh, rút ngắn thời gian nuôi. - Nuôi ao: Định kỳ 15-20 ngày xử lý ISA liều 1 lít/ 6.000 m3 (Chỉ dùng cho cá trên 100g/ con). Sau 5 giờ thay nước 30%. - Thường xuyên quan sát cá nuôi để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời. 5. Trị bệnh Nuôi ao: - Cá trên 100g/ con:Tạt ISA 1 lít/ 3000 m3 nước để diệt đỉa cá. Sau 5 giờ thay nước 40-50%. Cho ăn bổ sung PRORED B12, DOSAL vào thức ăn giúp cá hồi phục sức khỏe nhanh. - Trường hợp cá có thêm biểu hiện xuất huyết, lồi mắt, tuột nhớt do phụ nhiễm thì cần xử lý thêm như sau: - Sát khuẩn môi trường nước bằng DOHA hoặc SANDIN 267, sau 24 giờ sử dụng BON ONE hoặc BACBIOZEO để bổ sung vi sinh có lợi, phân hủy chất hữu cơ dư thừa trong ao. - Kết hợp cho ăn: + Cắt giảm 40 - 50% lượng thức ăn so với nhu cầu. + Sáng: Dùng C MIX 25%, HEPAVIROL Plus, PRORED B12 + Chiều: ANTI-S (1kg/ 8 - 10 tấn cá) hoặc HILORO (1 lít/ 17-20 tấn cá) trộn vào thức ăn, sử dụng liên tục 5 - 7 ngày. Nuôi bè: - Xử lý lúc nước đứng. - Sử dụng bạt ni long bao xung quanh và đáy lồng cá. Sục khí oxy cho cá liên tục trong quá trình xử lý. - Tạt ISA liều 1ml/ 2 m3 nước. Sau 1h30’ xả bạt. - Trong điều kiện không bao bạt được, tiến hành như sau: Tắm ISA liều 1 ml/ 200 lít nước trong thời gian 2-3 phút (có sục khí). Kết hợp đeo găng tay vuốt cá để đỉa tuột ra nhanh hơn.
- Cho ăn bổ sung PRORED B12, DOSAL vào thức ăn giúp cá phục hồi sức khỏe nhanh.
- Trường hợp cá có biểu hiện xuất huyết, lồi mắt, tuột nhớt do phụ nhiễm thì điều trị như nuôi ao.
Chú ý:
- Sau điều trị nên áp dụng biện pháp phòng bệnh như trên hạn chế bệnh tái phát, đặc biệt vào mùa nắng nóng.
- Sản phẩm đạt hiệu quả điều trị cao trên các đối tượng như cá chẽm (cá vượt), cá bớp (cá giò), cá rìa, cá mú.
- Sản phẩm chỉ áp dụng cho các đối tượng được nêu trên. Một số đối tượng khác như cá bống bớp chưa được nghiên cứu không nên sử dụng.
- Không sử dụng sản phẩm Isa trong môi trường có tôm.
Tài liệu của phòng kỹ thuật Cty SANDO
Từ khóa » Cá Bị Rận Nước
-
Bệnh Rận Nước ở Cá Koi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Dứt điểm
-
Một Sô Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Rận Nước ở Cá Và Cách điều Trị ...
-
Cách đặc Trị Rận Nước Cá Koi áp Dụng Là Khỏi Liền
-
Cá Koi Bị Rận Phải Làm Sao? Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
Rận Nước Và Trùng Mỏ Neo Anh Em Phải Làm Sao - Visinhcakoi
-
Cá Koi Bị Rận Nước Cắn Koi Is Bitten By Lice - YouTube
-
Cá Koi Bị Rận Nước, Trùng Mỏ Neo Cách Trị Rận Nước ... - YouTube
-
Trùng Mỏ Neo Rận Nước Trên Cá Koi - Cách Chữa Trị Tận Gốc 100%
-
Thuốc Trị Rận Nước Cá Koi Chai 100ml
-
CÁCH TRỊ RẬN CÁ CÁ KOI TẬN GỐC
-
Dấu Hiệu Cá Koi Bị Rận - Cách Chữa Bệnh Nhanh Chóng
-
Rận Nước - Chăm Sóc Cá Vàng
-
Cách Phòng, Trị Bệnh Rận Cá Trên Cá Koi Hiệu Quả