Trùng Mỏ Neo Rận Nước Trên Cá Koi - Cách Chữa Trị Tận Gốc 100%

Trùng mỏ neo rận nước trên cá koi là một dạng ký sinh trùng phổ biến trên Koi, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường, gây suy nhược, nhiễm khuẩn trên cá và làm tăng tỷ lệ chết khi nhiễm bệnh.

Trùng mỏ neo dùng đầu của nó bám chặt vào mô của Koi, thân và đuôi của chúng thường dễ nhận biết. Rận nước hình tròn dẹt, bám và di chuyển trên thân cá.

Trùng mỏ neo bám trên thân cá (nguồn: internet)
Rận nước ký sinh trên cá Koi
Rận nước ký sinh trên cá Koi

Giai đoạn chưa trưởng thành, trùng mỏ neo rận nước tồn tại trong mang của cá Koi và khó nhận biết. Khi trưởng thành chúng giao phối, con đực rời khỏi Koi và chết. Con cái sống ký sinh trên cơ thể Koi. Các con cái thụ tinh tồn tại trên cơ thể của Koi và tiếp tục phát triển, trở thành hình dạng con trùng mỏ neo quen thuộc.

  • BỆNH VIRUS MÙA XUÂN TRÊN CÁ KOI
  • BỆNH THỐI MANG Ở CÁ KOI – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
  • CÁ KOI XUẤT HUYẾT DO ĐÂU, ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?
  • CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH KHUẨN PSEUDOMONAS LỞ LOÉT Ở CÁ KOI
  • BỆNH KHUẨN COLUMNARIS THỐI VÂY, MANG, MIỆNG Ở CÁ KOI

Trứng trùng mỏ neo rận nước trên cá koi rất khó bị phát hiện. Chúng phát triển trong mang Koi và nở ra khi điều kiện và nhiệt độ nước thích hợp. Trứng nở ra ấu trùng bơi lội tự do trong nước trải qua nhiều lần lột xác và trở thành con trưởng thành. Khi trưởng thành, nó có đầu hình mỏ neo cắm chặt vào da của cá koi, hút dưỡng chất trong cơ thể cá koi. Trùng mỏ neo sẽ sống ký sinh trên toàn bộ phần phía ngoài cơ thể cá như da, vây, đuôi, mắt, mũi, xoang miệng và mang, hút chất dinh dưỡng và gây nên những vết thương chảy máu.

Cá chép koi bị bệnh thường gầy yếu, ngứa ngáy, ăn kém, bơi lội chậm chạp. Lâu dần các vết thương này sẽ là nơi xâm nhập và tấn công của một số mầm bệnh khác như vi khuẩn, nấm … làm cho Koi bệnh ngày càng nặng hơn, trở thành một mục tiêu cho hay nấm nhiễm khuẩn lây lan.

CÁCH ĐIỀU TRỊ:

  • Cách 1: Dùng lá xoan tươi, bó gọn lại. Ngâm trực tiếp tỷ lệ 2kg/1 khối nước. Đánh muối 3/1000, sủi oxi mạnh và chạy lọc
    • Ưu điểm: chi phí thấp, dễ tìm kiếm ở những vùng quê không có sẵn thuốc đặc trị.
    • Nhược điểm: ngâm lâu dễ gây đục nước, phải xử lý nhiều lần.
  • Cách 2: Sử dụng dầu gội: Y Lang Chí  – Sản phẩm có bán tại CTKOI
    • Dùng 7ml/1 khối nước, sau 24 ngày thay 20% nước, đánh liều tiếp theo. Lặp lại 7 lần
    • Ưu điểm: chi phí thấp
    • Nhược điểm: hồ có bọt, thời gian trị lâu hơn.
Y Lang Chí – Trị rận nước, trùng mỏ neo
  • Cách 3: Dùng chai số 0 – Ocean Free – Sản phẩm có bán sẵn tại CTKOI
    • Chai 125ml đánh cho 2,5 khối nước. Đánh 3 liều cách nhau 2 ngày.
    • Ưu điểm: Đánh nhanh, dễ sử dụng, dễ mua tại tiệm cá cảnh, quá liều không sao.
    • Nhược điểm: Chi phí cao, chỉ phù hợp với hồ có thể tích nhỏ.
Ocean Free – Trị trùng mỏ neo, rận nước
  • Cách 4: Sử dụng Dimilin – Sản phẩm có bán tại CTKOI
    •  Liều dùng 1gram /1 khối nước, đánh 3 liều cách nhau 2 ngày.
    • Ưu điểm: Đánh nhanh, dễ sử dụng, chi phí hợp lý cho hồ thể tích siêu lớn.
    • Nhược điểm: Khó tìm mua hơn so với các loại thuốc khác. Quá liều cá dễ bị sốc.
Dimilin – Trị trùng mỏ neo, rận nước
  • Cách 5: Sử dụng C-Parasite – Sản phẩm có bán tại CTKOI
    • Liều dụng: tỷ lệ 1ml/ (1 đến 1,5) khối nước, Đánh 3 liều, mỗi liều cách nhau 24h
    • Ưu điểm:
        • Chi phí rẻ, phù hợp với hồ có thể tích siêu lớn. An toàn, không gây sốc cá.
        • Đặc biệt có thể tiêu diệt Ấu trùng và trứng muỗi, gián trong hồ Koi. Giúp hạn chế tối đa Muỗi và Gián.
    • Nhược điểm: Khó tìm mua hơn so với các loại thuốc khác.

Các sản phẩm thuốc có sẵn tại CT KOI, quý khách tham khảo tại đây. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Hãy đặt câu hỏi hoặc nêu nhận xét để CT Koi phục vụ quý khách tốt hơn!

+

Thuốc Dành Cho Cá Koi

C – Parasite – Thuốc Trị Trùng mỏ neo, Rận nước, Sán da, Sán mang trên Cá Koi

220.000

Từ khóa » Cá Bị Rận Nước