CÁCH PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ BỌ CÁNH CỨNG HẠI CÂY SẦU ...

Bọ cánh cứng là một trong những loại côn trùng phá hại nghiêm trọng trên cây sầu riêng khiến sầu riêng bị khô đọt, héo lá, thủng lá và tạo điều kiện cho nấm khuẩn tấn công gây hại sầu riêng.

Dấu hiệu nhận biết bọ cánh cứng:

- Hoạt động gây hại mạnh vào chiều tối - Ban ngày chúng ẩn nấp trong tán cây rậm rạp hoặc dưới đất nên ít khi bị phát hiện.  - Chúng gây hại trên lá và trên bông làm lá bị rách, bông bị thui rụng. - Những vườn bón phân hữu cơ chưa hoai mục thì tỷ lệ bị nhiều hơn Đặc điểm gây hại: - Chúng ăn các lá non, đọt non, nếu cây sầu riêng bị tấn công với mật số lớn chúng có thể ăn trụi hết cả lá non lẫn lá già khiến bộ lá xơ xác, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quang hợp của cây, khiến cho cây còi cọc, xơ xác. - Chúng còn gặm ăn cả hoa sầu riêng, vỏ trái non, làm cho vỏ trái bị sứt, sẹo. Biện pháp phòng trừ: - Sử dụng phân chuồng ủ hoai mục hoàn toàn để bón cho sầu riêng. - Chăm sóc, thường xuyên kiểm tra lá đọt để phát hiện sớm và phòng trừ. - Phun phòng vào các thời kỳ cây ra đọt non, hoa, trái non. - Tỉa bỏ lá bị bệnh nặng và tiêu huỹ. Vệ sinh vườn cây. - Với những vườn cây đã lớn, số lượng cây nhiều và mức độ bị bọ cánh cứng xâm hại nghiêm trọng thì sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để ngăn chặn sự phá hoại là cần thiết. Nhưng hãy nhớ rằng thuốc trừ sâu hóa học có thể tiêu diệt luôn côn trùng có lợi. Bà con tham khảo một số hoạt chất thuốc phòng trừ: Chlopyrifos Ethyl, Cypermethrin, Fipronil, Imdachloprid… Phun vào thời điểm 5-6 giờ chiều, phun kép 2 lần cách nhau 4-5 ngày.

Lưu ý:

- Vết cắn của bộ cánh cứng gây ra tạo điều kiện cho nấm thán thư và khuẩn xâm nhiễm. Bà con chú ý nên kết hợp phòng ngừa bằng Nano bạc đồng & Nano đồng oxyclorua HLC để trị nấm khuẩn.

- Để giúp cây phát triển tốt, đọt đi mạnh và cũng để đỡ tốn công phun xịt, mỗi khi phun thuốc phòng trừ côn trùng gây hại, bà con nên kết hợp thêm với phân bón lá hữu cơ HLC 16.

Từ khóa » Bọ Cánh Cứng ăn Lá Sầu Riêng