Côn Trùng Gây Hại Sầu Riêng (Phần 1) - GoFarms

Côn trùng gây hại là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng nói chung và Sầu nói riêng. Chúng gây hại trên các bộ phân (rễ, lá, thân, hoa, quả) và ở tất cả các giai đoạn của cây trồng. Nhà vườn cần nắm rõ các loài côn trùng gây hại cho vườn cây của mình, để có những biện pháp phòng trừ kịp thời, tránh lây lan. GoFarms xin chia sẽ đến bà con một số loại côn trùng tấn công gây hại phổ biến trên Sầu Riêng. I.    CÔN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN LÁ SẦU Lá là bộ phận quan trọng trên cây Sầu riêng. Lá quyết định năng suất cho 1 mùa vụ, chất dự trữ trong Sầu Riêng được tập trung trong lá nên nếu cơi đọt ốm yếu, lá bị sâu bệnh tấn công, cây sẽ ra hoa và nuôi trái rất kém. Sau đây là một số loại côn trùng gây hại trên lá Sầu Riêng: 

  1. Rầy

       - Đặc điểm gây hại: Thành trùng và ấu trùng gây hại bằng cách chích hút nhựa lá non chưa mở đến lá lụa hoàn toàn. Rầy trưởng thành thường trú ẩn ở những cây ký chủ phụ xung quanh vườn sầu riêng, vòng đời ngắn trong khoảng 12-14 ngày, trứng được đẻ bên trong lá non vừa nhú, mỗi con thành trùng đẻ trung bình 22-28 trứng/con, sau 3-4 ngày trứng nở thành rầy non với tỷ lệ trên 95% làm mật số gia tăng nhanh nên dễ phát sinh thành dịch gây hại đọt non sầu riêng.

       

Rầy Phấn Trắng

 

Rầy Xanh 

- Đặc điểm nhận biết: Lá bị rầy tấn công, nhẹ thì làm lá nhỏ kém phát triển, để lại các vết thương trên lá tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. Nặng thì làm mép lá bị cháy xoăn lại, dần dần khô và rụng. Đọt non có thể bị khô, trơ cành.

- Thời điểm xuất hiện: Rầy xuất hiện rất phổ biến trên các vườn trồng Sầu. Chúng xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của cây nhưng phát triển và tấn công mạnh khi cây bắt đầu ra đọt non đến khi lá chuyển lụa hoàn toàn

- Cách nhận biết: Giai đoạn cây ra đọt mới, bà con phải thường xuyên kiểm tra rầy gây hại (có thể run mạnh cành cây để nhận biết sự xuất hiện của rầy hay mật độ rầy trên cây)

- Cách phòng trị:

+ Thời điểm phòng trừ: Phun thuốc từ khi cây xuất hiện mũi giáo đến lá cuối cùng trong cơi đọt chuyển lụa. Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối là thời điểm phun trừ rầy thích hợp (phun thuốc trừ rầy vào buổi sáng cho hiệu quả cao hơn)

+ Cách phun: Phun ướt đều cả cây (cả mặt dưới lá và đọt non). Nếu phun thuốc không đủ phủ đều trên bề mặt lá nơi rầy xanh gây hại hay trú ẩn thì kết quả chỉ diệt được một số rầy xanh và tạo nên tính kháng thuốc của rầy ngày càng cao. Mỗi lần phun cách nhau 5-7 ngày (tùy theo mật độ sâu rầy trong vườn mà bà con có thể rút ngắn thời gian vd: Mỗi lần phun cách nhau 3 – 5 ngày).

+ Các hoạt chất phòng trừ rầy: Imidachloprid, Buprofenzin, Thiamethoxam, Abamectin,…

2. Nhện đỏ       - Đặc điểm gây hại: Nhện đỏ gây hại bằng cách ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây (chủ yếu là trên lá già). Chúng sống và gây hại ở 2 mặt lá (mặt dưới nhiều hơn). Nhện đỏ hại sầu riêng thường có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3 - 0,4mm). Vòng đời của nhện đỏ kéo dài 22 ngày. Chúng có khả năng sinh sản cao. Một nhện cái có thể đẻ 20 - 50 trứng trong vòng 2-3 ngày. Trứng được đẻ rải rác trên cả hai mặt lá. Thời tiết càng nắng nóng hay càng khô hạn thì vòng đời của nhện đỏ càng rút ngắn khiến cho mật số nhện tăng nhanh và gây hại nặng hơn.

- Thời điểm xuất hiện: Nhện đỏ thông thường xuất hiện và mùa nắng, điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhất là thời điểm mưa nắng xen kẽ, biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm cao. Các vùng trồng sầu riêng ở miền Đông - Tây Nguyên vào mùa khô nắng thường bị nhện gây hại, các tỉnh miền Tây ít gặp hơn.

- Đặc điểm nhận biết: Lá bị nhện đỏ tấn công, nhẹ thì tạo thành những chấm trắng li ti. Lá bị nặng chuyển sang màu xám trắng, lá khô lại, sau đó rụng dần, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Thời kì làm bông nếu bị nhện tấn công sẽ ảnh hưởng khả năng ra hoa đậu trái, cây suy yếu - thiếu dinh dưỡng, dẫn đến rụng bông và trái non.

- Cách nhận biết: Giai đoạn thời tiết nắng nóng, bà con nên thường xuyên kiểm tra nhện đỏ gây hại. Mặc dù nhện có kích thước nhỏ, khó quan sát, nhưng nếu chịu khó nhìn kĩ ta vẫn có thể thấy được chúng trên 2 mặt của lá hay bà con có thể đập nhẹ lá lên tờ giấy trắng, nếu thấy có những con vật nhỏ, tròn chuyển động thì đó là nhện. Từ đó nhận biết sự xuất hiện của nhện đỏ và mật độ nhện trên cây.

- Cách phòng trị:

+ Thời điểm phòng trừ: Khi bước vào mùa nắng, bà con nên chủ động phun ngừa nhện đỏ. Phun thuốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối là thời điểm phun trừ bọ thích hợp (phun thuốc trừ nhện vào buổi sáng cho hiệu quả cao hơn)

+ Cách phun: Phun ướt đẫm đều cả cây (cả 2 mặt lá). Khi phun nên tăng áp lực nước mạnh hơn để tăng hiệu quả. Nếu đã phát hiện nhện đỏ gây hại trên vườn nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3 ngày để tiêu diệt nhện.

+ Các hoạt chất phòng trừ nhện: Abamectin, Emamectin, nhóm Sulfua, Diafenthiuron, Fenpropathrin,…

3. Bọ cánh cứng

- Đặc điểm gây hại: Bọ cánh cứng gây hại bằng cách ăn các lá non, đọt non và cả hoa sầu riêng. Là loài côn trùng đa thực (ăn tạp) gây hại cho lá (giai đoạn trưởng thành) và cho rễ (giai đoạn ấu trùng) của các loại cây. Ngoài ra, chúng còn ăn cả hoa và quả non. Làm giảm sự quang hợp, tạo vết thương hở điều kiện cho nấm – khuẩn tấn công vào dẫn đến cây suy yếu

- Thời điểm xuất hiện: Với các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long câu cấu xanh hầu như gây hại quanh năm, trong đó nặng nhất là các tháng mùa khô ở các vùng đất khô hạn; còn các tỉnh phía Bắc lại gây hại nặng nhất trong các tháng từ mùa xuân đến mùa thu, các tháng mùa lạnh chúng tìm nơi trú ẩn để qua đông. Chúng thường di chuyển lên cây cắn phá vào sáng sớm hoặc chiều tối, ban ngày chúng thường ẩn nắp dưới đất.         - Đặc điểm nhận biết: Lá cây bị gặm mất thịt lá, cây sầu riêng bị tấn công với mật số lớn chúng có thể ăn trụi hết cả lá non lẫn lá già. Chúng ăn cả phiến lá để lại một phần gân chính. Làm cho bộ lá xơ xác, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quang hợp của cây, khiến cho cây còi cọc, xơ xác.

- Cách nhận biết: Giai đoạn thời tiết nắng nóng, bà con nên thường xuyên kiểm tra, xem có những vết cắn phá đọt non, lá non của cây để nhận biết sự xuất hiện của bọ cánh cứng và mật độ bọ trên cây.

    - Cách phòng trị:

+ Thời điểm phòng trừ: Phun phòng vào các thời kỳ cây ra đọt non, trái non. Phun thuốc buổi sáng sớm hoặc chiều tối là thời điểm phun trừ bọ thích hợp.

+ Cách phun: Kết hợp vừa phun lá vừa tưới gốc. Nếu đã phát hiện bọ gây hại trên vườn nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 4-5 ngày để tiêu diệt.

+ Các hoạt chất phòng trừ bọ cánh cứng:  

Phun lá: Hoạt chất thuốc: Chlopyrifos Ethyl, Imdachloprid, Abamectin...

Tưới gốc: Hoạt chất thuốc: Chlopyrifos Ethyl, Fipronil, Abamectin,...

*Lưu ý:

Những vườn sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục thường bị bọ cánh cứng ăn phá nhiều hơn vườn sử dụng phân hữu cơ công nghiệp. Sử dụng Phân Hữu Cơ Cao Cấp Goferti thường xuyên cho vườn cây ngăn ngừa tình trạng bọ cánh cứng gây hại.

4. Bọ trĩ          - Đặc điểm gây hại: Chúng gây hại bằng cách chích hút cho lá non và hoa. Chích hút chất dinh dưỡng trong lá làm cho phát triển kém. Bọ trĩ thường gây hại cho cây ở các giai đoạn phát triển. Con trưởng thành có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 0.8-1mm. Khi trưởng thành thì đẻ trứng rải rác trong mô lá.

- Thời điểm xuất hiện: Bọ trĩ thường phát triển trong điều kiện ấm, nóng và khô. Bọ trĩ tấn công lá non cho đến khi lá gần trưởng thành. Ban ngày bọ trĩ hoạt động tương đối nhanh nhẹn. Khi bị khua động thì chúng tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất. Chúng thường ẩn nấp trong lá non do chúng không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời mát thì chúng sẽ bò ra ngoài.

- Đặc điểm nhận biết: Trên lá chúng thường chích hút cho lá chậm phát triển, lá bị hại nặng có thể bị quăn queo.Trên hoa chúng chích để hút nhựa để làm cho cánh hoa bị thâm đen, nhụy hoa bị chảy nhựa, nếu bị gây hại nặng thì hoa sẽ làm cho hoa rụng hàng loạt. Bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá

              

- Cách nhận biết: Giai đoạn thời tiết nắng nóng, bà con nên thường xuyên kiểm tra xem có những vết cắn phá đọt non, lá non của cây hay bà con có thể đập nhẹ đọt non lên tờ giấy trắng, nếu thấy có những con vật nhỏ, đen chuyển động thì đó là bọ trĩ để nhận biết sự xuất hiện của bọ trĩ và mật độ bọ trên cây.

    - Cách phòng trị:

+ Thời điểm phòng trừ: Phun thuốc từ khi cây xuất hiện mũi giáo đến lá cuối cùng trong cơi đọt chuyển lụa. Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối là thời điểm phun trừ rầy thích hợp.

+ Cách phun: Phun ướt đều cả cây (cả mặt dưới lá và đọt non). Mỗi lần phun cách nhau 5-7 ngày (tùy theo mật độ bọ trĩ trong vườn mà bà con có thể rút ngắn thời gian vd: Mỗi lần phun cách nhau 3 – 5 ngày).

+ Các hoạt chất phòng trừ: Imidachloprid, Buprofenzin, Thiamethoxam, Abamectin,…

5. Sâu ăn lá

- Đặc điểm gây hại: Sâu ăn lá thường tấn công bằng các cắn phá trên các lá đã trưởng thành, tạo thành những lỗ thủng và gần đó có thể có phân do sâu ăn xong để lại. Mật độ sâu nhiều có thể ăn trụi các lá, giảm khả năng quang hợp, làm cây suy yếu.

- Thời điểm xuất hiện: Nhà vườn trồng sầu riêng ở các tỉnh Tây Nguyên và Miền Đông sẽ rất ít khi thấy sâu ăn lá xuất hiện. Nhưng các tỉnh miền Tây thì sâu ăn lá gây hại rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi bước vào mùa khô nóng. Chủ yếu vào lúc trời khô ráo và sau cơn mưa.

- Đặc điểm nhận biết: Lá thường có những lỗ thủng và gần đó có thể có phân do sâu ăn xong để lại. Mật độ sâu nhiều có thể ăn trụi các lá

- Cách nhận biết: Bà con nên thường xuyên kiểm tra, xem có những vết cắn phá trên lá có để lại phân của cây để nhận biết sự xuất hiện của sâu và mật độ sâu trên cây.

- Cách phòng trị:

+ Thời điểm phòng trừ: Phun thuốc buổi sáng sớm hoặc chiều tối là thời điểm phun trừ sâu ăn lá thích hợp.

+ Cách phun: Nếu đã phát hiện sâu gây hại trên vườn nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 4-5 ngày để tiêu diệt.

+ Các hoạt chất phòng trừ: Imidachloprid, Buprofenzin, Thiamethoxam, Abamectin,…

 

Từ khóa » Bọ Cánh Cứng ăn Lá Sầu Riêng