CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ỐC NHỒI

Phòng và trị bệnh các bệnh trên ốc nhồi (ốc bươu đen)

Như chúng ta đã biết Ốc nhồi (còn gọi là ốc bươu đen) đang là loại thực phẩm được thị trường ưa chuộng. Với kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc khá đơn giản, nuôi ốc nhồi đang là một hướng phát triển kinh tế mới. Nhiều hộ nông dân làm giàu nhờ mô hình này. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc phát triển nuôi ốc nhiều, mật độ nuôi dày, điều kiện sống bị thu hẹp và đặc biệt xuất hiện nhiều loại dịch bệnh khác nhau chủ yếu do môi trường sống bị ô nhiễm. Như bệnh: Sưng vòi, đơ yếu, bơi nghiêng, bò lên bờ, thủng vỏ (khi ốc thiếu khoáng thủng vỏ, vi khuẩn cũng theo đó mà xâm nhập vào).

Công ty Nufeco Viêt Nam xin giới thiệu đến bà con tham khảo bài viết về một số loại bệnh, nguyên nhân và cách phòng, trị bệnh:

I. BỆNH ỐC NHỒI NHIỄM CÁC LOẠI KÝ SINH TRÙNG:

1. Ký sinh trùng ngoại sinh: Chúng ta quan sát phần miệng của ốc (phần nắp) và phần đuôi để phát hiện dấu hiệu bệnh: Thấy hiện tượng vỏ ốc bị ăn mòn thành các rãnh chỉ nhỏ, ăn đục từ bên ngoài vào bên trong thân ốc. Hoặc quá trình ăn món ngay trên miệng ốc gây mỏng nắp miệng.

* Nguyên nhân: Do môi trường nước bị ô nhiễm do có ký sinh trùng ngoại sinh, đồng thời nếu ít thay nước, nước lâu ngày ô n hiễm, bùn bẩn nhiều, mật độ nuôi quá dày dẫn đến môi trường sống bị thu hẹp, ốc ít di chuyển. Trứng, ấu trùng hoặc bào nang của ký sinh theo nguồn nước hoặc thức ăn xâm nhập, bám vào Ốc. Chúng gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc.

2. Ký sinh trùng nội sinh: Các loại kỹ sinh trùng như: giun tròn, sán lá ký sinh, trùng lông, đỉa… Biểu hiện: Không có dấu hiệu nhiều trên vỏ; ốc sẽ chậm lớn, hoạt động chậm chạp, chết rải rác, thịt mềm nhão. Nếu là sán, đỉa có thể quan sát bằng mắt thường/loại ký sinh trùng nhỏ phải quan sát bằng kính hiển vi.

* Nguyên nhân: Chủ yếu ký sinh trùng nội sinh xâm nhập trực tiếp từ môi trường nước và thức ăn vô bên trong cơ thể ốc và phát triển theo chu kỳ sống. Đặc biệt khi môi trường nước bị ô nhiễm, thức ăn cho xuống ao bị nhiễm mầm bệnh, sức đề kháng yếu dẫn đến ốc chết phân hủy phát tán mầm bệnh ra môi trường nuôi xung quanh.

Thuoc-tri-benh-sung-voi-oc-nhoi

THUỐC TRỊ BỆNH ỐC NHỒI – NUFECO U.S.A

3. Cách phòng và trị bệnh ký sinh trùng:

* Phòng bệnh: Khử trùng kỹ trước khi nuôi như: Quá trình cải tạo đáy ao (đối với ao đất) cần sử dụng vôi khử trùng kỹ; và khử trùng định kỳ trong thời gian nuôi để diệt các mầm bệnh ký sinh trùng như Idodine, Povidine, nước muỗi loãng, Pronopol, BKC… ; Tránh cho ăn quá nhiều gây dư thừa thức ăn trong ao, thức ăn dư thừa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vớt đáy ao hoặc xả đáy 20 – 30% nước định kỳ. Sục khí tăng lượng Oxy hòa tan => Oxy hòa tan giúp làm giảm khí độc NH3 và NO2 trong ao. Có thể dùng thêm Yucca xử lý khí độc (nhưng không quá lạm dụng).

– Sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh (Probiotics) GreenPond SE – USA tạt định kỳ 1-2 lần/tuần để xử lý bùn bẩn đáy ao, cải thiện môi trường, hãm ký sinh trùng vi khuẩn phát triển. Giảm các bệnh tiêu hóa; ổn định PH, giảm stress cho ốc… Hiệu quả cấp tốc sau 2-3 giờ sử dụng. Trộn 1 gói (100gram) cho 10 lít nước tạt cho 2000m3 nước/ 5 ngày 1 lần.

* Trị bệnh: Hiện nay vẫn chưa có cách đặc trị bệnh do ký sinh trùng gây ra ở Ốc. Do đó bà con cần theo dõi phát hiện bệnh sớm, nhặt ốc chết, sục oxy đáy và thay nước thường xuyên. Bà con có thể sử dụng sản phẩm PRIMO của hãng Nufeco USA khi ốc mới nhiễm ấu trùng bệnh kết hợp với dùng hóa chất diệt khuẩn và vi sinh xử lý môi trường nước.

  • Thuốc trị bệnh ốc nhồi nghiêng mình đơ yếu Primo
    Thuốc trị bệnh ốc nhồi nghiêng mình đơ yếu Primo

II. BỆNH SƯNG VÒI ỐC NHỒI:

1. Biểu hiện và nguyên nhân:

Đây là loại bệnh nguy hiểm và dễ lây lan ở ốc nhồi, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ốc bị chết hàng loạt.

Đầu tiên là ốc nhồi di chuyển ít hơn bình thường, khả năng tiêu thu thức ăn giảm đi nhanh chóng -> Tiếp theo là ốc nổi lên mặt nước, giai đoạn này có thể nhận thấy vòi ốc bắt đầu sưng lên và bị thâm (dễ quan sát nhất là lúc chiều tối và sáng sớm)-> Tiếp đến là ốc khép miệng lại nổi lên mặt nước và có dấu hiệu mất thăng bằng, nằm nghiêng trên mặt nước, mài của ốc có dấu hiệu không bám sát miệng của ốc nữa.

(Chúng ta cung cần lưu ý ốc nổi lên mặt nước và nằm nghiêng cũng có thể xuất hiện vào mùa đông khi nhiệt độ giảm đột ngột, trời giá rét, ốc không kịp tìm nơi trú ẩn, tuy nhiên lúc này ốc không có mùi hôi nhiều như khi bị bệnh sưng vòi).

Thuoc--tri-benh-sung-voi
Kanocin-thuốc trị bệnh sưng vòi viêm ruột

– Vòi của ốc chính là bộ phận định vị hướng, xác định các yếu tố môi trường và hút thức ăn; khi sưng lên, lở loét, làm ốc không thể hút thức ăn, 5-7 ngày ốc kiệt sức, ít vùi đáy ao mà lờ đờ trên mặt nước, không lấy được thăng bằng; vòi nhả ra nhiều đám nhớt màu trắng, sau đó dẫn đến chết hàng loạt nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

* Nguyên nhân: Chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm do thức ăn thừa, nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài vô ao. Đặc biệt là bẩn ở đáy ao tạo môi trường cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm phát triển nhanh. Mà vòi ốc là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với môi trường nên sẽ dễ bị xâm nhiễm bệnh, gây sưng tấy. Có thể có nhiều mầm bệnh gây sưng vòi ở ốc, nhưng bị nặng nhất thường là do vi khuẩn gây bệnh. Khi ốc bị sưng vòi, cơ thể yếu sẽ là cơ hội cho các mầm bệnh khác xâm nhập. Do đó cần theo dõi phát hiện sớm để kịp thời phòng và điều trị bệnh.

2. Phòng bệnh:

* Chuẩn bị môi trường ao nuôi: Theo các tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi ốc nhồi. Khử khuẩn kỹ trước khi nuôi như: Quá trình cải tạo đáy ao (đối với ao đất) cần sử dụng vôi khử trùng kỹ; và khử trùng định kỳ trong thời gian nuôi để diệt các mầm bệnh ký sinh trùng như Idodine, Povidine, nước muỗi loãng, Pronopol, BKC… ;

Tránh cho ăn quá nhiều gây dư thừa thức ăn trong ao, thức ăn dư thừa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vớt đáy ao hoặc xả đáy 20 – 30% nước định kỳ. Sục khí tăng lượng Oxy hòa tan => Oxy hòa tan giúp làm giảm khí độc NH3 và NO2 trong ao. Có thể sử dụng thêm Yucca,… để xử lý khí độc.

Ổn định độ PH từ 7-8. Nhiệt độ nước không thay đổi đột ngột. Mật độ nuôi không quá cao <150 con/m2. Vớt ốc chết đi chôn hủy khử khuẩn kỹ tránh để lây nhiễm ra môi trường. Nước không nhiễm chất bảo vệ thực vật. Nếu AO quá bẩn hoặc có mùi thì nên vớt ốc chuyển tạm sang ao khác, và tiếp tục làm công tác xử lý vệ sinh kỹ đáy ao sau đó thay nước rồi nuôi tiếp.

* Thường xuyên kiểm tra vệ sinh tráng, nền đáy trong suốt quá trình nuôi. Sau mỗi đợt nuôi cần cải tạo kỹ nền đáy. Định kỳ diệt khuẩn, mầm ký sinh, cắt tảo ao nuôi bằng các loại hóa chất như BKC, Bronopol, Iodine, Povidien…(theo liều lượng của nhà sản xuất: liều xử lý ao trước khi thả giống + ao lắng; liều dùng định kỳ khi nuôi ốc nhồi).

– Nếu có điều kiện, bà con nên có ao lắng để xử lý nước, diệt khuẩn trước khi lấy nước vào ao nuôi. Đây là giải pháp rất hữu hiệu.

– Trong quá trình nuôi ốc nhồi, khi lượng chất thải, chất hữu cơ,… trong ao nhiều sẽ xuất hiện các loại khí độc và làm ảnh hưởng đến chất lượng nuôi cũng như sự phát triển của ốc. Chính vì vậy bà con cần tiến hành xử lý khí độc trong ao nuôi một cách kịp thời, theo định kỳ và phù hợp với từng điều kiện ao nuôi. Có thể dùng Yucca định kỳ (không nên lạm dụng).

– Do khi diệt khuẩn định kỳ sẽ gây chết cả các vi sinh vật, khuẩn có lợi; do vậy vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng phát triển trở lại. Do vậy cần phải tạt bổ sung vi sinh ngay sau khi diệt khuẩn ao nuôi để vi sinh phát triển làm sạch hữu cơ, hãm khuẩn, cắt tảo…

Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh (siêu vi sinh Greenpond SE của Nufeco LLC U.S.A…) để cải thiện chất lượng nước ao trong lúc nuôi, hãm khuẩn có hại phát triển,  xử lý bùn bẩn, thức ăn thừa, chất thải hữu cơ, bùn bẩn đáy… hạn chế ô nhiễm nước ao.

– Sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh (Probiotics) GreenPond SE – USA tạt định kỳ 1-2 lần/tuần để cung cấp số lượng vi sinh lớn, xử lý bùn bẩn đáy ao, cải thiện môi trường, hãm ký sinh trùng vi khuẩn phát triển. Giảm các bệnh tiêu hóa; ổn định PH từ , giảm stress cho ốc…

Hiệu quả cấp tốc sau 2-3 giờ sử dụng. 

Trộn 1 gói (100gram) cho 10 lít nước tạt cho 2000m3 nước/ 5 ngày 1 lần.

– Kiểm tra đáy ao, nếu nước, bùn có màu đen QUÁ ĐẶC, mùi hôi nhiều cần chuyển ốc sang ao khác và tiến hành vệ sinh ao rồi tiếp tục nuôi.

– Sau mỗi đợt nuôi cần cải taọ kỹ nền đáy.

AO NUÔI ỐC NHỒI
AO NUÔI ỐC NHỒI

* Thức ăn: Thức ăn thường sử dụng là rau quả tươi… phải bảo đạm độ tươi, không có mùi ôi thối, không bị dập nát, được vệ sinh sạch sẽ, tự trồng được là tốt nhất (để tránh mầm bệnh). Không có hóa chất bảo quản. Sau mỗi lần cho ăn kiểm tra lượng thức ăn thừa để cân đối phù hợp và vệ sinh lưới tráng, bạt, nền đáy.

– Ngoài ra nên cho ăn bổ sung Dinh dưỡng chức năng chứa men tiêu hóa, vitamin và khoáng cho ốc nhồi (American Aquafeed USA) vào trong thức ăn hàng ngày để giúp ốc sinh trưởng nhanh, tăng sức đề kháng, xuất bán sớm.

* Theo dõi mầm bệnh: Khi ốc có biểu hiện kém ăn và chết rải rác, cần nhặt hay sàng lọc số ốc này, không nên vứt bừa bãi ở khu vực nuôi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước trong vùng nuôi, gây ra dịch bệnh diện rộng.

– Phòng bệnh do nhiễm vi khuẩn, tránh lây lan: Định kỳ sử dụng thuốc đặc trị sưng vòi, viêm ruột Kanocin trộn cho ốc ăn khi thấy có dáu hiệu nhiễm mầm bệnh. Cách dùng: Theo liều phòng bệnh 2-3 lần/tháng (mỗi đợt liên tục 2-3 ngày).

* Ngoài ra không nên nuôi ghép với một số đối tượng khác gây động nước, ảnh hưởng đến nốc nhồi.

3. Trị bệnh:

Theo dõi phát hiện mầm bệnh sớm, cơ thể ốc vẫn còn sức đề kháng, khi tỷ lệ nhiễm bệnh thấp thì khả năng trị bệnh sẽ hiệu quả. Tách những con bị bệnh ra; Tuyệt đối không để Ốc chết trong ao, Ốc chết chảy nhớt sẽ lây sang toàn bộ ao nuôi; Thay 50% nước sau đó diệt khuẩn như hướng dẫn phía trên; Theo dõi các chỉ tiêu nước nuôi, vì Ốc sưng vòi chứng tỏ nước nuôi đang gặp vấn đề.

Công ty Nufeco VN xin giới thiệu liệu trình trị bệnh tham khảo như sau:

Khi theo dõi thấy hiện tượng bệnh trên ốc nhồi như: Sưng vòi, viêm ruột, đơ yếu, bỏ ăn, nổi nghiêng và chết rải rác… Chúng ta cần điều trị theo theo một số lộ trình phù hợp với điều kiện từng trại.

– Bước 1: Tạm ngưng cho ốc ăn 2-3 ngày; nhặt ốc chết ra khỏi ao và đem đi xử lý.

– Bước 2: Xử lý môi trường ao nuôi, thay nước mới sạch.

+ Diệt khuẩn, nấm, mầm ký sinh: bằng các loại như BKC, Bronopol, Iodine, thuốc tím… với liều lượng phù hợp của các hãng sản xuất, khoảng 1-2 ngày.

+ Xử lý khí độc ở đáy ao: bằng các loại chất phổ thông như Yucca, Vi sinh…

+ Xử lý chất thải hữu cơ, thức ăn thừa: Bằng cách vớt bớt ra ao, thay nước mới; đặc biệt sử dụng chế phẩm sinh học siêu vi sinh GreenPond SE để xử lý bùn đen, chất thải hữu cơ độc hại, cắt tảo, an toàn cho ao nuôi.

+ Lưu ý: Khi sử dụng chết diệt khuẩn, mầm ký sinh như BKC, Bronopol, Iodine… cũng đồng thời diệt luôn cả vi sinh, khuẩn có lợi. Dẫn đến mầm bệnh còn sót lại sẽ phát triển rất nhanh lấp đầy ao; do đó cần bổ sung ngay Siêu vi sinh có lợi (GreenPond SE) để chúng phát triển nhanh  và kìm hãm sự tái phát triển của vi khuẩn, mầm bệnh có hại còn sót lại; giảm stress cho ốc…

– Bước 3: Ngày thứ 3 có thể cho ốc ăn ½ lượng thức ăn so với ngày thường và trộn thuốc trị bệnh (Kanocin/Primo với liệu trị bệnh 1 gói/50 kg thức ăn), liên tục 5-7 ngày đến khi ốc hết bệnh.

+ Một số trại giống, nuôi bể có thể ngâm ốc trực tiếp vô nước pha thuốc kháng sinh trị bệnh, rất hiệu quả với trường hợp bệnh ốc không ăn được thức ăn.

+ Đối với trại ốc đã dùng nhiều loại kháng sinh khác trước đây: Nên sử dụng thêm thuốc SuperPentine của Nufeco kết hợp với kháng sinh: để kháng viêm sưng, kích thuốc, chống lờn thuốc, tránh sốc khi dùng kháng sinh, tránh tái phát bệnh. Rút ngắn thời gian điều trị. Dùng kết hợp với kháng sinh trị bệnh hiệu quả gấp 10 lần: gói 100gram/trộn cho 100-200 kg thức ăn.

+ Sau khi sử dụng kháng sinh xong, bổ sung men khoáng, dinh dưỡng tiêu hóa cho ốc nhồi (American Aquafeed SC) để ốc nhanh chóng phục hồi và tăng trường tốt trở lại.

Sử dụng thuốc Kanocin – Nufeco USA: Đặc trị bệnh xưng vòi, viêm ruột.

Phương pháp điều trị: Trộn đều 1 gói KANOCIN vào 50kg thức ăn (ngâm 30 phút). Sử dụng liên tục 3-5 ngày.

Phòng ngừa bệnh: Trộn đều 1 gói KANOCIN vào 100kg thức ăn. Sử dụng KANOCIN 2 lần mỗi tháng.

– Đồng thời bổ sung men khoáng American Aquafeed sc vô thức ăn để tăng dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa thức ăn-> giúp ốc mau phục hồi sau bệnh, tăng trưởng tốt.

  • Thuốc trị bệnh sưng vòi ốc nhồi KANOCIN
    Thuốc trị bệnh sưng vòi ốc nhồi KANOCIN

III. MỘT SỐ BỆNH KHÁC DO TẢO, RÊU, HÓA CHẤT ĐỘC HẠI

Rêu, nấm hoặc tảo (tảo lam, tảo đỏ) có khả năng tiết ra độc tố gây tổn hại đến các chức năng của Ốc. Nguồn bệnh đa phần đến từ nguồn nước không được xử lý kỹ ngoài ra nguồn bệnh còn đến từ các động vật mang mầm bệnh như chim, chuột,….hoặc các dụng cụ thu bắt ốc bị nhiễm khuẩn, xác động vật chết, thức ăn dư thừa,….

1. Các dấu hiệu bệnh: Nước có màu xanh lam (mật độ tảo lam cao); Ốc bò chậm chạp, leo lên bờ hoặc lên thành bạt ( Ốc khỏe mạnh thường bơi dưới đáy ao, chân linh hoạt); Ốc nghiêng mình, bỏ ăn hoặc ăn ít; Ốc chết rải rác hoặc hàng loạt. Ốc bị ăn mòn vỏ.

2. Cách phòng trị bệnh: Đối với bệnh do vi khuẩn ngoài xử lý nước ban đầu; bà con thay nước, sục oxy đáy ao định kỳ. Sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh (Probiotics) GreenPond SE – USA tạt định kỳ 1-2 lần/tuần để cúng cấp số lượng vi sinh lớn, xử lý bùn bẩn đáy ao, cải thiện môi trường, hãm ký sinh trùng vi khuẩn phát triển. Giảm các bệnh tiêu hóa; ổn định PH từ , giảm stress cho ốc… Hiệu quả cấp tốc sau 2-3 giờ sử dụng. Trộn 1 gói (100gram) cho 10 lít nước tạt cho 2000m3 nước/ 5 ngày 1 lần.

Đối với ao có mật độ tảo cao, cần thực hiện cắt tảo bằng các loại hóa chất như BKC, Bronopol,.. sau đó bổ sung vi sinh.

Ky-thuat-nuoi-oc-nhoi
Kiểm tra thường xuyên mầm bệnh dưới ao

* Lưu ý: với bà con khi cắt tảo, cần đánh chế phẩm sinh học vi sinh vào 5 – 6 sáng, vì khi cắt tảo sẽ làm giảm mật độ Oxy hòa tan. Nhiệt độ càng cao, mật độ Oxy hòa tan càng thấp, nếu cắt tảo vào lúc trời nóng hoặc trưa, Ốc sẽ bị thiếu Oxy, thời điểm trưa nóng mật độ Oxy thường rất thấp.

Trên thực tế thì nuôi Ốc nhồi chưa từng có ai đạt đến tỉ lệ sống 100%, người nuôi đạt được tỷ lệ sống trên 85% so với ban đầu đã là một thành công lớn. Do vậy, đôi khi Ốc chết không phải bệnh cũng không phải do môi trường mà chết do khả năng sinh tồn của chúng. Khi Ốc chết bà con cần kiểm tra kỹ xem nguyên nhân là do đâu để có hướng xử lý thích hợp.

KÍNH CHÚC BÀ CON CHĂN NUÔI ỐC NHỒI NGÀY CÀNG THẮNG LỢI!

Công ty Nufeco VN hiện đang phân phối dinh dưỡng, vi sinh xử lý môi trường, thuốc trị bệnh cho ốc nhồi

1. KANOCIN: Đặc trị bệnh sưng vòi, viêm ruột cho ốc nhồi

Phương pháp điều trị: Trộn đều 1 gói KANOCIN vào 50kg thức ăn (ngâm 30 phút ). Sử dụng liên tục 3-5 ngày

Phòng ngừa bệnh: Trộn đều 1 gói KANOCIN vào 100kg thức ăn. Sử dụng KANOCIN 2 lần mỗi tháng.

– Đặc biệt: Sử dụng kết hợp cùng Super Pentine: giúp tăng hoạt lực của thuốc lên gấp nhiều lần, kháng viêm sưng, lở loét, hoại tử, phù nề, xuất huyết; dịu vết thương, tránh sốc thuốc khi sử dụng kháng sinh. Dẫn thuốc nhanh và tránh lờn thuốc, tái bệnh.

Thuốc trị bệnh sưng vòi ốc nhồi KANOCIN
Thuốc trị bệnh sưng vòi ốc nhồi KANOCIN

2. AMERICAN AQUAFEED: Dinh dưỡng và men kích thích tăng trưởng cho ốc nhồi

+ Công dụng: Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, men kích thích ốc tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng bệnh cho ốc nhồi.

+ Liều dùng: Trộn 1 gói (100gram) cho 50 kg thức ăn (ngâm 30 phút trước khi cho ăn).

  • Thức ăn dinh dưỡng cho ốc nhồi AMERICAN AQUAFEED SC
    Thức ăn dinh dưỡng cho ốc nhồi AMERICAN AQUAFEED SC
  • Thức ăn dinh dưỡng cho ốc nhồi AMERICAN AQUAFEED SC
    Thức ăn dinh dưỡng cho ốc nhồi AMERICAN AQUAFEED SC

3. GREENPOND SE: Chế phẩm siêu vi sinh xử lý môi trường nuôi ốc nhồi (probiotics):

+ Công dụng: Khi môi trường giảm chất lượng khẩn cấp, giải quyết khí độc, NO2, tảo, chất bẩn; hạn chế sự phát triển của tảo, rêu; hãm hoạt động khuẩn có hại, giảm các bệnh tiêu hóa; ổn định PH, giảm stress cho ốc nhồi… Hiệu quả cấp tốc sau 2-3 giờ sử dụng.

+ Liều dùng: Trộn 1 gói (100gram) cho 10 lít nước tạt cho 2000m3 nước/ 5 ngày 1 lần.

  • Chế phẩm siêu vi sinh xử lý môi trường nuôi ốc nhồi Greenpond SE
    Chế phẩm siêu vi sinh xử lý môi trường nuôi ốc nhồi Greenpond SE
  • Chế phẩm siêu vi sinh xử lý môi trường nuôi ốc nhồi Greenpond SE
    Chế phẩm siêu vi sinh xử lý môi trường nuôi ốc nhồi Greenpond SE

4. PRIMO: thuốc trị bệnh đơ ở ốc nhồi, yếu, nhiễm bệnh ảnh hưởng đến thần kinh

Phương pháp điều trị: Trộn đều 1 gói PRIMO vào 50kg thức ăn (ngâm 30 phút). Sử dụng liên tục 3-5 ngày.

Phòng ngừa bệnh: Trộn đều 1 gói PRIMO vào 100kg thức ăn. Sử dụng PRIMO 2 lần mỗi tháng cho ốc lớn.

– Đặc biệt: Sử dụng kết hợp cùng Super Pentine: giúp tăng hoạt lực của thuốc lên gấp nhiều lần, kháng viêm sưng, lở loét, hoại tử, phù nề, xuất huyết; dịu vết thương, tránh sốc thuốc khi sử dụng kháng sinh. Dẫn thuốc nhanh và tránh lờn thuốc, tái bệnh.

Thuốc trị bệnh ốc nhồi nghiêng mình đơ yếu Primo
Thuốc trị bệnh ốc nhồi nghiêng mình đơ yếu Primo

5. SUPER PENTINE: Giúp tăng hoạt lực kháng sinh nhiều lần.

+ Công dụng: dẫn thuốc nhanh, kháng viêm sưng, chống phù nề, hoại tử, lở loét, xuất huyết, dịu vết thương; Tránh sốc kháng sinh, lờn thuốc, tái bệnh.

+ Liều dùng: Sử dụng kết hợp với Kanocin/Primo phòng và trị bệnh. Trộn 1 gói 100g Super Pentine cho 100 kg thức ăn.

SUPER PENTINE- THUỐC KHÁNG VIÊM ỐC NHỒI
SUPER PENTINE- THUỐC KHÁNG VIÊM ỐC NHỒI

* Chú ý: Không dùng cùng lúc 2 loại kháng sinh Kanocin và Primo phòng và trị bệnh. Tạm thời ngưng sử dụng GreenPond SE khi sử dụng kháng sinh Kanocin hoặc Primo khi phòng và trị bệnh. Sau 1 ngày, sử dụng dinh dưỡng American Aquafeed SC và Vi sinh GreenPond SE. Ngưng sử dụng kháng sinh 2 tuần trước khi thu hoạch.

Nên sử dụng các sản phẩm trên theo đúng quy trình của nhà sản xuất đưa ra!

Nufeco-thuoc-tri-benh-sung-voi
Nufeco cung cấp thuốc trị bệnh cho ốc nhồi

NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU TỪ MỸ- SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NUFECO USA.LiLiên hệ: Mr. Xuân Phú: 0968.668.786 – Miền Bắc: Mr Khoa: 0963.899.567, 0339.257.111; 077.281.1398 – Miền Nam: Mr Cường: 0981399.369Email: Nufecovietnam@gmail.comWebsite: www.nufeco.com           https://thuoctribenhocnhoi.com/

Từ khóa » Các Bệnh Thường Gặp ở ốc Bươu đen