Phòng Bệnh Sưng Vòi Trên ốc Bươu đen(Ốc Nhồi)
Có thể bạn quan tâm
Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh, Nay Ocbuouden.net Chia sẽ cách phòng bệnh.
Ảnh: Trại ốc bươu đen Út Trí
1. SƯNG VÒI XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?
Không giống như các sinh vật khác trong môi trường nước. Ốc Bươu đen có tập tính ăn lọc, hút thức ăn bằng vòi. Khi bệnh, vòi của ốc sẽ sưng to lên, lở loét, làm ốc không thể ăn được. 5-7 ngày sau, ốc kiệt sức, ít vùi đáy ao mà lờ đờ trên mặt nước, không lấy lại được cân bằng, vòi nhả ra nhiều đám nhớt màu trắng, sau đó chết hàng loạt là điều không thể tránh khỏi. Ốc bươu đen là loài ăn rất nhiều, khi cơ quan lấy thức ăn bị sự cố thì ốc đen yếu nhanh và tỷ lệ chết lên tới 100% nếu không được điều trị kịp thời.2. NGUYÊN NHÂN KHIẾN ỐC BỊ SƯNG VÒI LÀ GÌ?
Nguồn nước quá dơ do thức ăn thừa lắng đọng ở đáy và xác của các loài thủy sản khác. Đáy ao hay đáy bể nuôi là nơi tập trung nhiều mầm bệnh nhất, đó có thể là những loại vi khuẩn gây hại, ký sinh trùng hay nhiều loài nấm. Mà vòi của ốc là bộ phận sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên dễ bị xâm nhiễm và gây sưng tấy. Rất nhiều mầm bệnh có thể gây sưng vòi của ốc. Nên thường là do tác động kép của nhiều tác nhân cùng một lúc. Khi chỉ mới có một loại mầm bệnh tấn công thì cũng đã làm vòi ốc sưng tấy, lở loét. Từ đó tạo cơ hội cho các mầm bệnh tiếp theo tác động đến.3. “PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH”
Về cơ bản triệu chứng này là do môi trường gây ra, cộng với tác động kép của nhiều loại mầm bệnh nên phải áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, từ khâu chọn giống, quản lý môi trường đến sức khỏe của ốc nuôi.Trước hết là khâu chọn con giống phải thật khỏe mạnh, ở những cơ sở uy tín và đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển.Môi trường nuôi phải đảm bảo độ pH(ổn định từ 6,5 đến 8.0), nhiệt độ không thay đổi đột ngộtMật độ nuôi không quá cao( 150-200con/1m2), nếu nuôi quá dày ốc sẽ bị mất sức do phải tốn năng lượng cho việc cạnh tranh thức ăn. Trong ao có ốc chết nên vớt ngay và tiêu hủy đúng nơi quy định vì đây là nguồn lây bệnh cho những con ốc còn khỏe mạnh.Nếu nước ao, bể nuôi trở nên quá đen, nặng hơn là có mùi hôi thì nên chuyển ốc sang ao, bể khác (nếu có điều kiện) hoặc phải thay nước (khoảng 30-50% lượng nước) và tiến hành công tác vệ sinh rồi mới tiếp tục nuôi.Trong quá trình cho ăn nên bổ sung vitamin C và khoáng chất (1) cho ốc phát triển tốt, phòng ngừa một số bệnh, hỗ trợ sức khỏe cho ốc vào những lúc thời tiết thay đổi.Khi ốc mới phát triệu chứng nhẹ nên có những xử lý kịp thời để tránh tình trạng chết hàng loạt, do sự lây lan trong quần thể nuôi sẽ rất nhanh chóng.(2)==> Xử lý nước : Vôi Dolomite( Vôi dành cho Thủy Sản)- Canxi: Supper canxi bổ sung canxi tăng cứng vỏ, tránh mòn đích(nếu nuôi bể bạt)
Từ khóa » Các Bệnh Thường Gặp ở ốc Bươu đen
-
4 Bệnh Thường Gặp Trên Ốc Bươu Đen - Tin Cậy
-
Tổng Hợp Bệnh Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi) - Nano NNA
-
Tỷ Phú Ốc Nhồi Mách Cách Trị Những Bệnh Thường Gặp Ở Ốc
-
Bật Mí Những Căn Bệnh ở ốc Bươu đen, ốc Nhồi Thường Gặp 2021
-
Các Bệnh Thường Gặp ở ốc Nhồi, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Phòng Và Trị Bệnh Sưng Vòi, Thủng Vỏ Trong Chăn Nuôi ốc Bươu Ta/ốc ...
-
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ỐC BƯƠU ĐEN VÀ CÁCH PHÒNG ...
-
4 Bệnh Thường Gặp Trên Ốc Bươu Đen • Tin Cậy 2022
-
Bệnh Sưng Vòi, Và Các Loại Thuốc Phòng Và Cách Trị Bệnh Sưng ...
-
Hội Nuôi ốc Nhồi Dùng Vi Sinh BSO | TỔNG HỢP BỆNH THƯỜNG ...
-
Bệnh – Cách Phòng – Cách Chữa Bệnh Sưng Vòi ở ốc Bươu đen Giống
-
Các Bệnh Thường Gặp ở ốc Nhồi: Mòn Đít, Sưng Vòi, Nhiễm Ký Sinh ...
-
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ỐC NHỒI
-
BỆNH SƯNG VÒI, THỦNG VỎ TRONG... - Chế Phẩm Vi Sinh AT YTB