Cách Quản Lý Cửa Hàng Phụ Kiện điện Thoại - Phukiendienthoaigiasi
Có thể bạn quan tâm
Một thực tế đáng “giật mình” là có tới 90% chủ cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam KHÔNG có các kiến thức về bán lẻ. Hầu hết các cửa hàng đều được mở ra tự phát, thiếu kinh nghiệm quản lý và chiến lược phát triển cụ thể. Làm thế nào để quản lý hiệu quả một cửa hàng bán lẻ? KiotViet sẽ giới thiệu tới các chủ cửa hàng 5 bí kíp quản lý quan trọng nhất quyết định tới doanh số của một cửa hàng bán lẻ.
1. Quản lý nhân viên bán hàng
- Đây là khâu đau đầu nhất đối với chủ cửa hàng hay cửa hàng trưởng. Quản lý về con người cần sự tinh tế, tâm lý nhưng không được dễ dãi. Để quản lý nhân viên tốt, người chủ cửa hàng cần hiểu được tính cách của nhân viên, điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên và có những chính sách để động viên, khen thưởng khi nhân viên làm tốt.
- Chủ cửa hàng có thể đưa ra nhiều mức thưởng khác nhau để khuyến khích nhân viên làm tốt công việc của mình. Giả sử như với mỗi 10 triệu doanh số bán hàng, nhân viên sẽ được thưởng thêm 5% ngoài lương cứng. Sự khích lệ đúng lúc sẽ giúp nhân viên thêm động lực để phấn đấu.
2. Kiểm soát tốt hàng hoá
- Không kiểm soát được hàng hóa nhập, hàng bán hay tồn kho chủ cửa hàng sẽ không tính toán được doanh số cũng như không có kế hoạch cụ thể về hàng hóa. Để làm tốt điều này, hiện nay chủ cửa hàng có thể tham khảo rất nhiều phần mềm bán hàng đơn giản, dễ sử dụng với mức chi phí thấp.
- Các phần mềm bán hàng sẽ cho ra các báo cáo về hàng hóa theo từng thời điểm cụ thể, thậm chí báo cáo theo từng giờ chắc chắn sẽ hỗ trợ tích cực cho việc quản lý của các chủ cửa hàng.
3. Trưng bày, thiết kế cửa hàng
- Trong công việc kinh doanh, việc trưng bày bố trí hàng hóa sao cho khách hàng thấy ấn tượng và tìm được hàng hóa mình cần mua rất quan trọng. Nó khiến cho quyết định vào cửa hàng mua của khách hàng trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn.
- Hãy luôn đặt mình vào địa vị của khách hàng để cảm nhận dịch vụ của chính cửa hàng mình. Bạn luôn cần nhớ, khi bước vào cửa hàng, không chỉ chất lượng sản phẩm thuần túy mà chính cảm nhận về thiết kế, mùi hương và cảm xúc khi mua hàng mới là những yếu tố ghi điểm với khách hàng.
- Có 5 yếu tố ảnh hưởng tới không khí trong cửa hàng:
- Hình ảnh trang trí: tên, logo, nhận diện thương hiệu
- Ánh sáng
- Màu sắc
- Âm thanh
- Mùi thơm
Các yếu tố này sẽ tạo cho khách hàng CẢM THẤY và tạo ra CẢM XÚC tích cực cho hành vi mua hàng. Bởi vậy, để tạo ra không khí cho không gian mua hàng, chủ cửa hàng hãy đặc biệt chú ý tới 5 yếu tố trên để có cách điêu chỉnh phù hợp
4. Quản lý dữ liệu khách hàng
- Trong những năm trước việc quản lý và chăm sóc khách hàng thường bị xem nhẹ cho dù trong quan niệm kinh doanh “khách hàng là thượng đế”. Để làm được việc như vậy các chủ cửa hàng phải lưu ý giữ lại thông tin của những khách đến với cửa hàng, kể cả những khách vãng lai (nếu được cho phép). Những dữ liệu này phải được phân loại rõ để có kế hoạch chăm sóc cho phù hợp.
- Ví dụ: Bạn nên phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau như nhóm khách vip, nhóm khách mới hay phân loại theo từng khu vực địa lý. Từ đó áp dụng các bảng giá khác nhau hoặc tạo các chương trình phù hợp nhắm vào đúng nhu cầu của các nhóm khách riêng biệt
- Làm được điều này, chủ cửa hàng sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn cho các chiến dịch quảng bá của mình, tránh rơi vào tình trạng truyền thông nhầm đối tượng hay chạy chương trình giảm giá mà doanh số vẫn lẹt đẹt.
5. Quản lý tài chính
- Để quản lý được cửa hàng thì người chủ cửa hàng cần nắm vững được ba bộ chỉ số gồm:
- Bộ chỉ số về lãi lỗ: Các chỉ số này bao gồm: doanh số, giá vốn hàng bán – số tiền mà các chủ cửa hàng trả các nhà cung cấp, lãi gộp, chi phí cửa hàng, lãi gộp trên doanh số, lãi ròng trên doanh số… Chỉ số này cần được tính cho cửa hàng và từng ngành hàng.
- Bộ chỉ số về tài sản – hiệu quả đầu tư: Bao gồm các chỉ số về tồn kho, công nợ với khách hàng quen biết, tài sản cố định, các công cụ, dụng cụ dùng trong cửa hàng, tổng tài sản đầu tư, chỉ số tổng doanh số trên tài sản.Tấ cả chỉ số này cần nắm để xem với một đồng tài sản tạo ra mấy đồng doanh số…
- Bộ chỉ số về dòng tiền: Bao gồm các chỉ số về dòng tiền vào; dòng tiền ra, nhằm kiểm soát tốt hơn giúp chủ cửa hàng tránh được việc thất thoát tiền trong kinh doanh.
Phía trên là tổng quan của các việc cần có để quản lý cửa hàng, các vấn đề trên hiện tại đã xử lý được hết toàn bộ dựa vào phần mềm quản lý bán hàng nếu bạn dùng Bán hàng đa kênh (OmniChannel Retailing – OCR) thì nó đã tích hợp sẵn trong bộ công cụ đó còn nếu không mình xin giới thiệu bạn tới Kiotviet (phukiendienthoaigiasi.vn đang dùng) . Mời bạn tham khảo tại : https://www.kiotviet.vn/
Từ khóa » Cách Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại
-
Bật Mí Cách Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại Nhanh Và Hiệu Quả
-
Top 10 Phần Mềm Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại Tốt Nhất
-
Những Lưu ý Quan Trọng Nhất Khi Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại
-
Phần Mềm Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại Di động
-
Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại Di động - Tài Liệu - 123doc
-
Đề Tài “Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại Di động” - TaiLieu.VN
-
Phần Mềm Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại, điện Máy Sapo POS
-
7+ Phần Mềm Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại Tốt Nhất Thị Trường
-
Top Phần Mềm Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại Tốt Nhất - Thủ Thuật
-
Top 4 Phương Pháp Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại Hiệu Quả
-
Quản Lý Cửa Hàng Bán Điện Thoại Di Động
-
Kinh Nghiệm Kinh Doanh - KiotViet
-
Phần Mềm Quản Lý Cửa Hàng Bán Hàng điện Thoại, điện Máy điện Tử
-
Phần Mềm Quản Lý Cửa Hàng điện Thoại, Phụ Kiện điện Tử