Cách Quản Lý, đầu Tư Kinh Doanh Xưởng May Quần áo
Có thể bạn quan tâm
Kinh doanh xưởng may quần áo phân phối sỉ lẻ cho các đầu mối hiện đang là một ngành nghề có lượng người đầu tư nhiều. Vì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của mọi người đặc biệt là giới trẻ ngày càng tăng. Các cửa hàng quần áo mọc lên như nấm sau mưa, hình thức bán hàng online, qua các sàn thương mại điện tử cũng có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt yêu cầu lượng cung nhiều vào các dịp gần lễ tết. Các xưởng sản xuất cũng tranh thủ mở ra rất nhiều để tìm kiếm cơ hội, vậy làm thế nào để vận hành, kinh doanh xưởng may phù hợp?
Định hướng đầu tư, kinh doanh xưởng may quần áo
Chắc chắn khi bắt tay vào thực hiện sẽ có những khó khăn nhất định vì người mở thì nhiều nhưng để nó phát triển hơn thì cũng chỉ một số xưởng chống chọi được. Có rất nhiều bất cập liên quan đến đầu ra sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu, quy trình sản xuất,…
Vậy nên trước khi quyết định đầu tư bạn cần tìm hiểu rõ và hiểu những rủi ro để có những biện pháp khắc phục cho những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Tham khảo, liên hệ tìm hiểu trước với những xưởng may uy tín, có thâm niên hoạt động lâu năm để xem cách họ vận hành. Ngành may mặc để có thể phát triển mạnh thì cần đi theo xu hướng, bắt kịp trend hoặc tạo ra trend là một điều quan trọng để lượng sản phẩm đầu ra ổn định.
Cách quản lý xưởng may hiệu quả
Nếu bạn không giỏi thì bạn phải là người có kinh nghiệm trong nghề. Nếu bạn có cái đầu giỏi cộng với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong nghề thì bạn nhất định sẽ là người lãnh đạo, quản lý có thể nói là tốt.
Việc giám sát, cân bằng công việc cho nhân công, vận hành máy móc, nguyên liệu sử dụng, thành phẩm đầu ra, xử lý đơn hàng,…đều là những điều hết sức quan trọng, tạo tiền đề để xưởng may có uy tín và phát triển lâu dài. Đặc biệt cần chú trọng vào hai yếu tố là quá trình sản xuất đơn hàng và bộ phận nhân công may.
Quá trình sản xuất đơn hàng kinh doanh xưởng may quần áo
Giống như bất cứ một lĩnh vực sản xuất nào cho ra thành phẩm để đến tay người sử dụng, quá trình sản xuất bao gồm rất nhiều thứ. Để đảm bảo quá trình chuẩn của xưởng thì xưởng cần thiết lập một quá trình chung.
Ba bước cơ bản cho quá trình sản xuất là: kiểm định-sản xuất-kiểm định. Trước khi đưa vào sản xuất là khâu kiểm định chất lượng vải, số lượng vải, các loại chỉ, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của đơn hàng. Phân chia tổ sản xuất, số lượng nhân công tham gia sản xuất sao cho đúng tiến độ hoàn thành.
Khâu kiểm duyệt cuối cùng cũng rất quan trọng, ở bước này đòi hỏi người tham gia kiểm định phải thật trung thực và tỉ mỉ quan sát sản phẩm. Phân loại hàng đạt tiêu chuẩn và kém chất lượng để có biện pháp xử lý sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất đơn hàng thì ở những giai đoạn đầu khi nhận hợp đồng và ký kết bạn cũng cần phải cân nhắc và có những tính toán nhất định. Cân đối giá trị và tiến hành chốt giá sản phẩm sao cho hài hòa nhất để không bị thiệt, làm sản phẩm không có lãi hoặc để giá quá cao so với các xưởng may khác.
Quản lý bộ phận nhân công may
Việc sắp xếp, phân chia nhân sự trong dây chuyền sản xuất là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như tiến độ của sản phẩm. Bạn cần điều phối nhân công sao cho đúng với vị trí, kinh nghiệm và năng lực của từng người.
Những người giữ vị trí then chốt quan trọng trong dây chuyền sản xuất cần được trang bị kinh nghiệm xử lý tình huống đột xuất như sai kỹ thuật, máy móc hỏng, nhân công chậm, nghỉ làm,…làm sao để không ảnh hưởng tới tiến độ chung của cả dây chuyền.
Chắc chắn một cá nhân sẽ không thể bằng được một tập thể mạnh, một mình bạn không thể bao quát hết được toàn bộ vấn đề trong xưởng. Vậy nên muốn vận hành, kinh doanh xưởng may quần áo bạn cần có trong tay những đội trưởng có kinh nghiệm để giúp bạn quản lý, kiểm kê và báo cáo lại để bạn nắm được tình hình mỗi ngày.
Nếu muốn đơn phương quản lý, kinh doanh xưởng may quần áo thì bạn cần am hiểu cả về kinh doanh cả về thời trang. Tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất. Để có thể có được những kinh nghiệm quý giá này cần phải có thời gian, công sức thậm chí là tiền bạc để tham gia những buổi học, chia sẻ thông tin và tìm kiếm thông tin liên quan đến kinh doanh thời trang.
Các chế độ đãi ngộ nhân công cần phải có và đầy đủ giống như những công ty kinh doanh khác. Vì chẳng ai muốn bỏ công sức nhưng lại không có chế độ bảo đảm cũng như đãi ngộ có lợi cho mình. Chế độ đãi ngộ tốt cũng sẽ tạo tâm thế làm việc tốt và phấn khởi hơn cho nhân công của xưởng bạn.
Đầu tư kinh doanh xưởng may quần áo cũng như bất cứ một lĩnh vực nào cũng không phải là một điều dễ dàng. Nó liên quan trực tiếp đến vốn, tài sản của mỗi chủ sở hữu. Những bước ban đầu có thể nói là khó khăn nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng khi xưởng đã đi vào giai đoạn ổn định thì nguồn thu sẽ ở mức rất ổn và đáng đầu tư. Hi vọng những chia sẻ về việc quản lý cũng như những định hướng của chúng tôi có ích đối với bạn.
Từ khóa » Cách Quản Lý Công Ty May Mặc
-
Mách Bạn Kinh Nghiệm Quản Lý Sản Xuất Ngành May Hiệu Quả
-
Quản Lý Sản Xuất Ngành May: Quy Trình 3 Bước Quản Lý Cơ Bản
-
Cách Quản Lý Xưởng May Hiệu Quả | Faceworks
-
Làm Thế Nào để Quản Lý đơn Hàng May Mặc Hiệu Quả? - KiotViet
-
5 Kinh Nghiệm Quản Lý Sản Xuất Ngành Dệt May Thời đại 4.0 | LINKQ
-
Kinh Nghiệm Quản Lý Sản Xuất Ngành May Mặc Hiệu Quả - Retex
-
Quy Trình Sản Xuất Và Giải Pháp Quản Lý Cho Ngành May Mặc TPHCM
-
5 Tính Năng Mà Một Phần Mềm Quản Lý Công Ty May Mặc Cần Có
-
Cách Quản Lý Xưởng May Hiệu Quả
-
6 Cách Quản Lý Công Nhân May Cho Tổ Trưởng, Quản Lý Sản Xuất
-
Công Việc Quản Lý Sản Xuất Xưởng May Có Gì đặc Biệt?
-
Giải Pháp Quản Lý Nhân Sự Ngành Dệt May - Tinh Hoa Solution
-
Giải Pháp Quản Trị DN Toàn Diện Cho Ngành Dệt May
-
Phần Mềm Quản Lý Sản Xuất Ngành May Mặc - FosoSoft