Quản Lý Sản Xuất Ngành May: Quy Trình 3 Bước Quản Lý Cơ Bản

Ngành công nghệ dệt may là ngành đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và đang thu hút nhiều công tư có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Là ngành có triển vọng lớn, song công tác quản lý sản xuất ngành may hiện nay gặp rất nhiều bất cập, đòi hỏi nhà quản lý cần thiết kế một quy trình hiệu quả. Nếu bạn đang thắc mắc quản lý sản xuất ngành may là gì và có quy trình như thế nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục

  • Quản lý sản xuất ngành may là gì
  • Quy trình quản lý sản xuất ngành may
    • Đánh giá năng lực sản xuất
    • Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu
    • Quản lý các giai đoạn sản xuất
    • Quản lý chất lượng sản phẩm

Quản lý sản xuất ngành may là gì

Quản lý sản xuất ngành may là gì

Trong lĩnh vực dệt may, quản lý sản xuất ngành may là một móc xích quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với những công xưởng may mặc, thực hiện các hoạt động lập kế hoạch, báo cáo, giám sát tiến độ của quy trình sản xuất may mặc để đảm bảo cung ứng đúng thời hạn, số lượng sản phẩm may mặc và đáp ứng đúng mong đợi về chất lượng sản phẩm của khách hàng.

Vì tính đặc thù trong quy trình thực hiện khiến ngành may mặc là một trong những ngành hàng khó quản lý nhất. Với nhiều công đoạn phức tạp phụ thuộc vào những chi tiết cần làm để sản xuất ra một mặt hàng và việc quản lý nhiều loại vật liệu khác nhau, doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong cân bằng quản lý giữa hoạt động sản xuất và phân phối. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp cần một quy trình quản lý sản xuất ngành may hiệu quả để giải quyết vấn đề nêu trên.

Quy trình quản lý sản xuất ngành may

Quy trình quản lý sản xuất ngành may

Đánh giá năng lực sản xuất

Năng lực sản xuất hay công suất là khả năng sản xuất, cung ứng hàng hóa, sản phẩm tối đa có thể được máy móc, thiết bị lao động và các bộ phận trong một doanh nghiệp thực hiện trong một đơn vị thời gian (tháng, quý, năm,…) và điều kiện nhất định.

Đánh giá năng lực sản xuất là bước đầu quan trọng trong việc định hướng hoạt động kinh doanh, cho phép người quản lý tìm ra câu trả lời về nhu cầu của thị trường về sản phẩm may mặc. Từ đó, nhà quản lý có cái nhìn tổng quát và đánh giá mức độ có thể đáp ứng được của doanh nghiệp dựa trên phân tích những yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất bao gồm:

  • Yếu tố con người hay nhân lực: dựa trên 2 tiêu chí là số lượng và chất lượng nhân công
  • Cơ sở vật chất bao gồm: máy móc, dây chuyền, công cụ lao động, công nghệ phục vụ quá trình sản xuất hàng may mặc
  • Yếu tố quản lý, tổ chức sản xuất: hoạt động này giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo sự đồng bộ trong doanh nghiệp

Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu

Là một hoạt động quan trọng trong quản lý sản xuất, quy trình hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu sẽ dựa trên những dữ liệu về phân tích thị trình và đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, từ đó tính toán nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện sản xuất theo kế hoạch. Thông qua hoạch định, nhà quản lý sẽ trả lời được những câu hỏi sau:

  • Những nguyên liệu, vật liệu nào cần thiết để sản xuất những mặt hàng may mặc theo kế hoạch?
  • Số lượng cần thiết là bao nhiêu?
  • Thời gian cần thiết để cung cấp?
  • Thời gian giao hàng là lúc nào?

Với đặc tính cần nhiều loại nguyên vật liệu, công đoạn thực hiện phức tạp và nhu cầu luôn biến đổi của người tiêu dùng, quản lý sản xuất ngành may sẽ gặp khó khăn nếu bạn thiếu một bảng kế hoạch hoạch định nguyên vật liệu chi tiết được xây dựng dựa trên theo dõi đơn đặt hàng, số lượng cần có theo kế hoạch, tình trạng hàng tồn kho và giám sát tiến độ công việc.

Quản lý các giai đoạn sản xuất

Quản lý các giai đoạn sản xuất

Đây là hoạt động yêu cầu nhà quản lý vạch ra một quy trình cụ thể, chi tiết về từng giai đoạn được thực hiện trong quá trình sản xuất sản phẩm may mặc và đảm bảo rằng quy trình được thực hiện một cách chặt chẽ, hợp lý nhất và hạn chế tối đa mọi sai sót có thể phát sinh. Dưới đây là quy trình quản lý sản xuất ngành may công nghiệp hiện đại mà bạn có thể tham khảo.

Thiết kế rập trong may mặc

Bước đầu tiên trong quy trình thực hiện việc tạo ra bản gốc của các trang phục bằng cách dựa trên rập hình ảnh để tiến hành sản xuất đại trà nhiều sản phẩm may mặc với kích thước khác nhau phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng. Có 2 cách thiết kế rập được sử dụng phổ biến:

  • Thiết kế rập bằng tay: sử dụng những công cụ thủ công chuyên dụng như kéo, thước, bút, bìa cứng,… để thực hiện phác họa mẫu gốc dựa trên những công thức chuẩn, sau đó đưa xuống bộ phận công nhân may thực hiện tiếp công đoạn tiếp theo.
  • Thiết kế rập bằng máy tính: sử dụng ứng dụng phần mềm chuyên ngành may mặc như Opititex, Gerber,… Cách thức này đòi hỏi nhân viên có trình độ cao về công nghệ trong việc sử dụng phần mềm một cách linh hoạt.

Dù sử dụng cách nào, những sai sót trong quá trình đo đạc kích cỡ, xác định kiểu mẫu không đúng yêu cầu của khách hàng hay công ty là việc không thể tránh khỏi. Vì thế, nhà quản lý cần đảm bảo phân chia nhóm hợp lý phụ trách những kiểu dáng quần áo khác nhau và giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng mẫu rập đúng nhu cầu của khách hàng.

Cắt tạo sản phẩm

Đây là công đoạn thực thi hóa mẫu rập đã được thiết kế thành những mẫu cắt đạt chuẩn. Những sai sót có thể phát sinh trong giai đoạn này liên quan đến việc cắt sai, cắt nhầm kích thước so với mẫu rập. Vì vậy, nhà quản lý cần đảm bảo giảm thiểu sai sót này bằng cách tuyển dụng nhân viên có kỹ năng nghề nghiệp phù hợp và giám sát hoạt động loại bỏ những mặt hàng bị lỗi để đảm bảo những mặt hàng được giữ lại là sản phẩm đạt chuẩn.

May thành sản phẩm hoàn thiện

May thành sản phẩm hoàn thiện

Sau khi đã tạo nên những tấm vải bán thành phẩm ở giai đoạn trên, công nhân may tiến hành sử dụng máy móc thiết bị cần thiết để may thành sản phẩm hoàn chỉnh. Những bước thực hiện bao gồm: may vắt sổ, đường may móc xích kéo và đường may móc xích đơn.

Ở giai đoạn sản xuất này thường gặp những sai sót như đường may hở mũi, thiếu mũi, sai kỹ thuật, không đúng chất lượng mẫu mã theo quy định, các lỗi về màu sắc, lỗi nhảy cỡ,…có thể ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của công ty. Do đó, là nhà quản lý, bạn cần đảm bảo nhân viên thực hiện đúng tiến độ đã đề ra với số lượng và chất lượng đạt tiêu chuẩn theo kế hoạch.

Là ủi sản phẩm

Bằng cách sử dụng những trang thiết bị chất lượng đảm bảo ủi hàng hóa một cách nhanh nhất, sản phẩm sau khi được ủi phẳng vẫn giữ nguyên màu sắc và chất lượng vải như ban đầu. Bây là bước cần thiết để khiến sản phẩm đẹp mắt, phẳng mịn hơn trước khi đến tay người tiêu dùng.

Kiểm tra chất lượng thành phẩm tổng thể

Đây là công đoạn quan trọng để đảm bảo sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn trước khi xuất ra thị trường. Đối với những sản phẩm chưa đạt yêu cầu sẽ tiếp tục bị loại bỏ. Vì vậy, nhà quản lý cần có sự giám sát chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên, đột xuất để đảm bảo công nhân thực hiện tốt phương pháp kiểm định theo từng giai đoạn (ngay khi cắt xong, ngay sau công đoạn may) và thời điểm thích hợp.

Quản lý chất lượng sản phẩm

Quản lý chất lượng sản phẩm

Bước cuối cùng trong quản lý sản xuất ngành may là việc quản lý chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm may mặc có vai trò quan trọng quyết định bộ mặt thương hiệu và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, công tác quản lý và kiểm định cần được thực hiện chặt chẽ, xuyên suốt các giai đoạn trong quy trình sản xuất, từ đó có báo cáo chi tiết về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra ban đầu.

Lời kết

Với những chia sẻ về quản lý sản xuất ngành may ở trên, SimERP hy vọng rằng bạn có thể thiết kế quy trình quản lý phù hợp với đặc điểm tính chất, quy mô và mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp của mình.

share: No Comments

Từ khóa » Cách Quản Lý Công Ty May Mặc