Cách Quản Lý Xưởng May Hiệu Quả

Trong tất cả các ngành sản xuất, có thể nói dệt may là một ngành khó quản lý nhất do một số đặc thù trong quy trình thực hiện. Một số đặc thù của ngành hàng này như việc bóc tách định mức vô cùng khó khăn. Mỗi sản phẩm của ngành dệt may sẽ có rất nhiều chi tiết cũng như công đoạn khác nhau, vì vậy nhiều doanh nghiệp ngay từ đầu đã gặp khó khăn trong vấn đề quản lý định mức. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp đảm nhận từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, thì việc tính toán giá thành sản phẩm có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của công ty. Và con rất nhiều những quy trình sau đó mà nếu doanh nghiệp có có một phương pháp quản lý hiệu quả thì rất dễ gặp phải những khó khăn trong quá trình sản xuất.

1. Quản lý hiệu quả quá trình bóc tách định mức cho từng sản phẩm

Để sản xuất ra một sản phẩm trong ngành dệt may thì cần sử dụng khá nhiều vật tư cũng như trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Việc quản lý được vật tư như các khổ vải, các loại vải, chỉ,… đã khó khăn rồi nhưng quản lý vật tư  và bán thành phẩm cho từng công đoạn thì còn là một bài toán khó hơn. Nếu quản lý tốt và chặt chẽ từ giai đoạn này thì bạn sẽ lên được yêu cầu vật tư  chính xác cũng như lệnh sản xuất sẽ diễn ra một cách suôn sẻ mà bạn sẽ không phải dừng bất kì một công đoạn nào vì lý do thiếu vật tư hay không ước lượng được tiêu hao cho sản xuất.

2. Quản lý đơn hàng hiệu quả

Đối với các doanh nghiệp dệt may, nhất là các doanh nghiệp đảm nhận từ khâu sản xuất đến khâu phân phối thì giá trị nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Chỉ khi có đầy đủ các yếu tố đầu vào, đặc biệt là nguyên vật liệu thì mới có thể tiến hành sản xuất. Yếu tố này sẽ quyết định trực tiếp tới việc đảm bảo tiến độ sản xuất, rộng hơn nữa  là sự thành bại của cả một kế hoạch. Việc không tính được giá thành sản phẩm một cách cụ thể rất đẽ gây thâm hụt trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế, người quản lý phải lập ra một kế hoạch thật sự chi tiết, chính xác, cân đối, để tính toán được giá thành sản phẩm, từ đó giải quyết bài toán lỗ lãi trên từng đơn hàng.

3. Quản lý lệnh sản xuất và tiến độ sản xuất

Sau khi có được đơn hàng, việc lên lệnh sản xuất là vấn đề tất yếu nhưng không hề đơn giản. Các nhà máy nên phân phối lệnh sản xuất một cách phù hợp cho các tổ sản xuất để tránh hiện tưởng quá tải công việc cho một tổ sản xuất. Vậy thì việc này lại liên quan rất nhiều đến việc quản lý tiến độ sản xuất. Doanh nghiệp nên cập nhật thực tế sản xuất thưởng xuyên để người quan lý có thể nhận biết được tiến độ sản xuất cũng như kế hoạch sản xuất của từng tổ để có thể phân công lệnh sản xuất một cách hợp lý nhất.

4. Kiểm kê kho hàng

Đối với bất kì đơn vị sản xuất nào thì việc quản lý và kiểm kê kho hàng là hết sức cần thiết. Doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét cách thức tổ chức kho hàng để tối ưu cho việc kiểm kho. Đồng thời, một phương án tối ưu giúp bạn quản lý kho hàng hiệu quả đó là áp dụng công nghệ thay vì sử dụng giấy tờ. Các phần mềm quản lý có thể giúp bạn quản lý xuất kho, nhập kho, tồn kho,.. bạn có thể thấy mình có thể giảm thiểu thất thoát cũng khi tiết kiệm thời gian đáng kể, điều này vô hình chung có ý nghĩa cô cùng lớn giúp cải thiện quy trình của doanh nghiệp.

 

Từ khóa » Cách Quản Lý Công Ty May