Cách Rèn Luyện Lòng Khoan Dung - Top Lời Giải

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi:“Cách rèn luyện lòng khoan dung” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn GDCD 7.

Mục lục nội dung Trả lời câu hỏi: Cách rèn luyện lòng khoan dungKiến thức tham khảo về lòng khoan dung1. Truyện đọc: “Hãy tha lỗi cho em”2. Nội dung bài học3. Ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chủ đề khoan dung

Trả lời câu hỏi: Cách rèn luyện lòng khoan dung

- Cách rèn luyện lòng khoan dung:

+ Tôn trọng người khác và bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ biết nhận lỗi và sửa lỗi.

+ Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ.

+ Sống gần gũi cởi mởi với mọi người.

+  Cư xử rộng lượng, chân thành, biết tha thứ.

+ Biết kiềm chế bản thân.

+ Dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi và không đổ lỗi cho người khác.

+ Phê phán sự định kiến, hẹp hòi, thô bạo với người khác.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về lòng "Khoan dung” nhé.

Kiến thức tham khảo về lòng khoan dung

1. Truyện đọc: “Hãy tha lỗi cho em”

Hãy tha lỗi cho em

Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, ko thẳg hàg, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.

Bỗng dưng, khôi đứg dậy nói to:

- Thưa cô, chữ cô khó đọc quá!

Cô Vân đứg lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.

Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:

- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết...( giọng cô đag ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.

Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi thẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.

Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:

- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?

- Không sao đâu các em ạ, một lát lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.

Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:

- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.

Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:

- Ko sao, cô ko giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo thế nào? Về sau có sự thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?

- Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo là nói to “ chữ cô khó đọc quá” thể hiện sự thiếu tôn trọng cô giáo.

- Về sau Khôi có sự thay đổi, đó là cúi đầu rơm rớm nước mắt xin cô tha lỗi.

- Sở dĩ có sự thay đổi đó là vì Khôi đã chứng kiến cảnh cô tập viết, cậu ấy đã ân hận và nhận ra lỗi của mình.

b) Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?

- Lúc đầu khi bị Khôi nói, cô đứng lặng đỏ mặt lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay rơi xuống, ngỡ ngàng tủi thân những sau đó cô kiên trì tập viết.

- Sau khi Khôi xin lỗi, cô đã quàng tay lên vai và tha lỗi cho Khôi. Điều này thể hiện cô là người không định kiến với học sinh, biết chấp nhận và sẵn sàng tha thứ cho học sinh.

c) Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?

Cách rèn luyện lòng khoan dung

Bài học rút ra:

- Thầy cô giáo là người đã truyền đạt cho mình những tri thức và giáo dục đạo đức cho mình nên người vì vậy chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn thầy cô. Trong cuộc sống, không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác và biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.

-> Cần khoan dung đối với mọi người.

d) Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là gì?

- Biết lắng nghe để hiểu người khác.

- Biết tha thứ cho người khác.

- Luôn tôn trọng, thông cảm và chấp nhận ý kiến của người khác.

- Không hẹp hòi khi nhận xét về người khác.

2. Nội dung bài học

a. Khái niệm khoan dung 

- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác.

* Đặc điểm:

- Biết lắng nghe để hiểu người khác.

- Biết tha thứ cho người khác.

- Luôn tôn trọng, thông cảm và chấp nhận ý kiến của người khác.

- Không hẹp hòi khi nhận xét về người khác.

* Ý nghĩa:

- Là một đức tính quý báu của con người.

- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

- Nhờ có lòng khan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

b. Cách rèn luyện khoan dung

- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.

- Tôn trọng, chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác.

- Bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ.

- Cư xử rộng lượng, chân thành, biết tha thứ.

- Biết kiềm chế bản thân.

- Dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi và không đổ lỗi cho người khác.

- Phê phán sự định kiến, hẹp hòi, thô bạo với người khác.

3. Ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chủ đề khoan dung

* Một điều nhịn chín điều lành.

* Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.

* Những người đức hạnh thuận hòa

Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.

* Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

* Nên tha thứ với lỗi nhỏ của bạn nếu bạn không sửa được. Nhưng đối với lỗi nhỏ của mình thì nên nghiêm khắc.

Từ khóa » Em Rèn Luyện Lòng Khoan Dung Như Thế Nào