Cách Rửa Vết Thương Bị Bỏng Tại Nhà - Bác Sĩ Luân

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, bỏng là tai nạn cũng thường xuyên xảy ra. Bỏng có nhiều mức độ, với các cấp bỏng nặng cần phải được điều trị và chăm sóc các các cơ sở y tế. Tuy nhiên với bỏng nhẹ chỉ cần dùng thuốc và rửa vết thương bỏng hằng ngày là có thể khỏi.

1. Những thứ cần chuẩn bị trước khi rửa vết thương bị bỏng

Kem bôi bỏng tại chỗ (một trong các loại thuốc: Biafine, Sulfadiazin bạc hoặc mỡ Maduxin)

Gạc vô khuẩn

Nước muối sinh lý

Băng cuộn hoặc băng dính vải

Cách rửa vết thương bị bỏng tại nhà

2. Các bước thực hiện

Bước 1: Người trực tiếp rửa vết thương bỏng cho người bệnh cần rửa sạch đôi bàn tay của mình bằng xà phòng

Bước 2: Nếu vết bỏng đã được băng bó từ trước thì nên tẩm ướt băng bằng nước muối sinh lý sau đó nhẹ nhàng tiến hành bóc băng ra.

Bước 3: Lau rửa sạch bề mặt vết thương bỏng bằng gạc ẩm tẩm nước muối sinh lý

Bước 4: Bôi kem Biafine, Sulfadiazin bạc hoặc mỡ Maduxin lên vết bỏng, đảm bảo độ dày lớp thuốc từ 0,2 đến 0,4 mm và phủ kín vết thương

Bước 5: Dùng gạc vô khuẩn đắp lên diện tích đã được bôi thuốc rồi băng lại, cố đinh bằng băng cuộn hoặc băng dính vải

3. Khi nào thì dừng thay băng bỏng?

Khi phần da bị bỏng bong ra, có thể nhìn thấy một lớp da mới màu đỏ nằm ở dưới. Lớp da này sẽ dần chuyển sang màu hồng, dày dần, khô và cứng cáp. Khi này bạn có thể ngừng bôi thuốc và không phải băng vết thương nữa, ta cố gắng để thoáng hoặc mặc quần áo lỏng để che chắn bụi.

4. Điều trị phối hợp thuốc dùng toàn thân

Cùng với việc rửa vết bỏng đúng cách, phối hợp dùng thuốc toàn thân sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Khi dùng thuốc nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Các thuốc hay dùng:

Thuốc kháng sinh

Thường dùng nhất là các thuốc kháng sinh thuốc nhóm Cephalosporin và một số nhóm khác. Đường dùng uống hay tiêm, liều dùng cụ thể sẽ được chỉ định bởi các bác sĩ sau khi thăm khám vết bỏng.

Thuốc giảm đau

Khi bệnh nhân đau nhiều vết bỏng, đặc biệt trong 3 ngày đầu tiên, có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau toàn thân đường uống như Paracetamol hoặc ibuprofen.

Liều dùng Paracetamol:

Với người lớn: Có thể một ngày uống 3 viên Paracetamol 500 mg, chia 3 lần, sáng uống 1 viên, chiều uống 1 viên, tối uống 1 viên còn lại.

Với trẻ em uống theo liều từ 10 – 15 mg/ kg cân nặng, trên 1 lần dùng. Dùng các lần cách nhau ít nhất 6 tiếng.

Liều dùng Ibuprofen:

Với người lớn: Có thể một ngày uống 3 viên Ibuprofen 400 mg, chia 3 lần, sáng uống 1 viên, chiều uống 1 viên, tối uống 1 viên còn lại.

Với trẻ em uống theo liều từ 05 – 10 mg/ kg cân nặng, trên 1 lần dùng. Dùng các lần cách nhau ít nhất 6 tiếng.

Thuốc giảm phù nề

Alpha chymotrypsin là chất giúp giảm phù nề tốt tại vết bỏng, biệt dược phổ biến trên thị trường là Alpha choay.

Liều dùng:

Với người lớn: Uống 6 viên Alpha choay một ngày, chia 3 lần, sáng uống 2 viên, chiều uống 2 viên, tối uống 2 viên còn lại.

Với trẻ em: Liều dùng bằng một nửa người lớn, uống 3 viên Alpha choay một ngày, chia 3 lần, sáng uống 1 viên, chiều uống 1 viên, tối uống 1 viên còn lại.

Nước và điện giải

Khi da bị bỏng sẽ gây mất các chất điện giải vì vậy việc bù nước và điện giải là cần thiết, đặc biệt với các vết bỏng có diện tích lớn.

Cách đơn giản nhất để bù nước và điện giải là uống nước pha oresol, uống theo nhu cầu khi khát của bệnh nhân.

5. Ăn uống đầy đủ các chất, trú trọng các vitamin C, vitamin E

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bổ sung các vitamin C (có trong ổi, cam, dâu tây, kiwi, đu đủ, súp lơ…) và vi tamin E (có trong củ cải, rau cải, đu đủ, xoài, hạnh nhân, kiwi, bơ,…). Vitamin C cần thiết cho sự tạo thành collagen, một chất do cơ thể sản xuất ra để làm da chỗ bỏng chóng lành hơn. Vitamin E giúp cho vết thương chóng lành hơn ở giai đoạn sau của bỏng sau khi vết thương đã liền da.

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Bài viết liên quan:

  1. Cách rửa và chăm sóc vết thương khâu tại nhà
  2. Cách thay băng vết thương đã khâu tại nhà như thế nào?
  3. Cách rửa vết thương hở tại nhà
  4. Cách xử lý sơ cứu bỏng tại nhà
  5. Các dấu hiệu bình thường và bất thường của vết thương đã khâu?
  6. Vết thương đã khâu sau mấy ngày có thể cắt chỉ được?
  7. Cắt chỉ vết thương và chăm sóc vết thương sau cắt chỉ
  8. Vết thương hở nên kiêng ăn gì?
  9. Ăn gì cho vết thương mau lành?
  10. Top 4 loại kem bôi điều trị bỏng thông dụng và tốt nhất hiện nay

Từ khóa » Cách Thay Băng Vết Bỏng