Cách Rửa Vết Thương Hở Tại Nhà - Bác Sĩ Luân

Trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hằng ngày, con người khó tránh được các tình huống dẫn đến xây xát, hay vết thương hở. Điều này nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc các hậu quả xấu khác về sau này. Việc rửa vết thương hở tại nhà đúng cách đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị vết thương.

1. Những thứ cần chuẩn bị trước khi rửa vết thương hở

Cồn i-ốt

Gạc vô khuẩn

Tăm bông sạch

Nước muối sinh lý

Băng dính vải hoặc băng cuộn với vết thương cần phải băng bó

2. Các bước thực hiện

Bước 1: Người trực tiếp rửa vết thương hở cho người bệnh cần rửa sạch đôi bàn tay của mình bằng xà phòng

Bước 2: Nếu vết thương đã được băng bó từ trước thì nhẹ nhàng tiến hành bóc băng ra

Bước 3: Lau rửa sạch bề mặt vết thương bằng gạc ẩm tẩm nước muối sinh lý

Bước 4: Pha loãng cồn i-ốt với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:5. Sau đó dùng tăm bông sạch tẩm dung dich cồn pha loãng sát khuẩn vết thương hở theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài; diện tích vùng sát khuẩn phải rộng hơn diện tích miệng vết thương.

Bước 5: Với trường hợp vết thương có rỉ dịch nhiều cần băng bó lại bằng gạc vô khuẩn rồi cố định bằng băng cuộn hoặc băng dính. Với trường hợp chỉ có xây sát da, miệng vết thương khô; ta có thể để thoáng vết thương sẽ mau liền hơn.

3. Những việc không được làm khi rửa vết thương hở

Rắc thuốc bột, đắp thuốc lá lên vết thương

Dịch rỉ ra từ vết thương trộn với bột hay lá đắp lên tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chưa rõ hiệu quả đến đâu nhưng việc rắc thuốc bột hay đắp thuốc lá sẽ dễ gây nhiễm trùng vết thương.

Ngâm vết thương vào nước trầu không hay các dung dịch dân gian khác

Khi vết thương của bạn bị ngâm trong nước, biểu bì da có khuynh hướng mềm ra; điều này tạo thuận lợi cho sự xâm nhập vi khuẩn; vì vậy để vết thương luôn khô ráo là tốt nhất.

Rửa vết thương nhiều lần bằng oxy già

Đây là sai lầm nhiều người gặp phải. Bản chất của oxy già là một chất sát khuẩn cực mạnh; ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn chúng còn phá hủy cả các tế bào lành. Vì vậy chất này chỉ được các sử dụng một lần duy nhất vào lúc làm sạch ngày đầu. Những ngày sau, nếu dùng lại oxy già sẽ phá hủy các mô liên kết mới hình thành; vết thương sẽ lâu liền. Sử dụng cồn i-ốt pha loãng để rửa vết thương hở là tốt nhất.

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe về chăm sóc vết thương, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Bài viết liên quan:

  1. Cách rửa và chăm sóc vết thương khâu tại nhà
  2. Cách thay băng vết thương đã khâu tại nhà như thế nào?
  3. Cách rửa vết thương bị bỏng tại nhà
  4. Vết thương hở nên kiêng ăn gì?
  5. Các dấu hiệu bình thường và bất thường của vết thương đã khâu?
  6. Vết thương đã khâu sau mấy ngày có thể cắt chỉ được?
  7. Cắt chỉ vết thương và chăm sóc vết thương sau cắt chỉ
  8. Cách điều trị sẹo sau phẫu thuật
  9. Cách rửa vết thương bằng oxy già
  10. Ăn gì cho vết thương mau lành?

Từ khóa » Có Nên Dùng Nước Muối Sinh Lý Rửa Vết Thương