Rửa Vết Thương Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Thể Sát Khuẩn Không?

Xử lý, rửa vết thương bằng nước muối sinh lý có thể giúp hạn chế tối đa nhiễm trùng do vi khuẩn đã được loại bỏ. Không những vậy, dung dịch này còn khá hữu hiệu khi đánh bay những tác nhân ô nhiễm gây viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Cùng Dr.Muối tìm hiểu thêm thông tin và cách sử sản phẩm sao cho hiệu quả nhé!

rửa vết thương bằng nước muối
Nước muối sinh lý có thể được dùng để rửa vết thương.

1. Nước muối sinh lý là gì?

Theo định danh khoa hoc, nước muối sinh lý là dung dịch Natri Clorid đẳng trương, được pha chế theo tỷ lệ 0.9% và có áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) tương đương với dịch trong cơ thể chúng ta.

Dung dịch NaCl 0.9% không phải là thuốc kê đơn và khá an toàn nên được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, y tế. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm này cho nhiều đối tượng kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.

Về cơ bản, nước muối sinh lý sẽ được phân làm 2 loại:

  • Loại 1: Dùng tẩy rửa vết thương ngoài da, nhỏ mắt, làm sạch khoang mũi, khoang tai, súc miệng – họng,…
  • Loại 2: Pha chế trong dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch trong cơ thể (hay còn gọi là nước biển). Khác với nước muối sinh lý dùng ngoài, nước muối sinh lý trong nước biển được chưng cất, điểu chế, bảo quản trong môi trường hoàn toàn vô trùng. Khi sử dụng, nước biển sẽ được tiêm nhỏ giọt truyền vào tĩnh mạch với khối lượng theo chỉ định của bác sĩ.

2. Sát trùng vết thương hở bằng nước muối có đủ để làm sạch?

“Nước muối sinh lý rửa vết thương có hiệu quả không?” là thắc mắc mà Dr.Muối nhận được rất nhiều. Có thể vì giá sản phẩm này khá rẻ và trông rất bình thường nhưng bạn đừng vội đánh giá thấp dung dịch hữu ích này nhé! 

2.1. Tại sao nước muối sinh lý được dùng để sát trùng vết thương hở? 

rửa vết thương bằng nước muối an toàn
NaCl 0.9% có thể sát khuẩn, làm sạch vết thương một cách dịu nhẹ, không gây xót.

Tác dụng quan trọng nhất của dung dịch NaCl 0.9% là làm sạch vết thương. Theo đó, nồng độ muối của nó rất thấp nên không hề gây đau xót như các loại thuốc sát trùng chuyên dụng. Thông thường bạn hoàn toàn có thể đổ nước muối sinh lý trực tiếp lên chỗ bị chảy máu để rửa sạch bụi bẩn, máu,… rồi sẽ tiến hành các bước xử lý sơ cứu tiếp theo.

Vì vậy trên thực tế, rửa vết thường bằng nước muối sinh lý có tác dụng hỗ trợ sơ cấp cứu, làm sạch hơn là sát khuẩn. Thông thường bác sĩ sẽ dùng thuốc sát trùng sau khi sử dụng nước muối rửa vết thương. Nhưng trong một số trường hợp không nghiêm trọng, việc sử dụng thêm thuốc sát trùng là không thực sự cần thiết.

2.2. Hậu quả của nhiễm trùng vết thương hở

xử lý vết thương bằng nước muối
Vết thương hở nếu không xử lý đúng sẽ gây nhiễm trùng máu nguy hiểm.

Những biến chứng từ nhiễm trùng vết thương hở có thể xảy ra trên phạm vi rộng, từ tại chỗ bị thương cho đến toàn cơ thể. Theo đó, hiện tượng vết thương lâu lành dẫn đến lở loét không lành được là biến chứng tại chỗ nguy hiểm nhất của vết thương hở. Điều tồi tệ hơn là nó sẽ làm bệnh nhân rất đau đớn, lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. 

Riêng biến chứng toàn thân là một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Nó có thể dẫn đến nhiễm trùng xương, nhiễm trùng tủy xương (viêm tủy xương), nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn dưới da (mô tế bào). Tồi tệ hơn là nhiễm trùng máu dẫn đến vi khuẩn xâm nhập và gây tình trạng viêm nhiễm toàn thân.

3. Cách rửa vết thương bằng nước muối

rửa vết thương bằng nước muối tốt không
Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng

Như chúng tôi đã đề cập, mặc dù đối với những vết thương hở lớn, dung dịch NaCl 0.9% không thể sát trùng hoàn toàn được nhưng vẫn hiệu quả khi loại bỏ chất bẩn xung quanh và trên bề mặt vết thương. Nên nước muối sinh lý được đánh giá là giải pháp sơ cứu bước đầu rất hiệu quả trước khi sử dụng thuốc sát trùng đặc hiệu. 

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần rửa vết thương bằng nước muối sinh lý đúng cách nhé!

  • Bước 1: Chuẩn bị băng gạc sạch vô trùng và dung dịch NaCl 0.9% 
  • Bước 2: Cố định khu vực có vết thương hở trên một mặt phẳng. Tiếp đến chúng ta loại bỏ dị vật, bụi, máu mủ bằng cách đổ trực tiếp nước muối NaCl 0.9% lên vùng da đang bị thương. Thông thường thì chúng ta sẽ đổ theo hướng từ trong ra ngoài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Bước 3: Kết hợp sát trùng đặc hiệu cho vết thương hở, vết thương sâu chảy nhiều máu. Đối với trường hợp nhẹ thì chỉ cần dùng nước muối sinh lý là đủ.
  • Bước 4: Dùng gạc sát trùng đã chuẩn bị trước đó để lau khô, băng bó nếu cần thiết.

4. Pha nước muối đúng cách để vết thương được rửa sạch

rửa vết thương bằng nước muối pha loãng
Nước muối pha loãng có nồng độ 0.9% sẽ an toàn cho người sử dụng.

Một câu hỏi khác mà Dr. Muối cũng rất thường xuyên nhận được là: “có nên rửa vết thương bằng nước muối?”. Và câu trả lời là CÓ, nhưng với điều kiện là hỗn hợp nước – muối phải được pha đúng nồng độ là 0.9%. Tức cứ khoảng 1 lít nước tinh khiết sẽ cần 9 gram NaCl (muối) tương ứng.

Mặc dù có chút phức tạp, nhưng trong trường hợp không thể đi mua nước muối sinh lý chuyên dùng, thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bước sau đây để đưa nồng độ dung dịch nước muối về gần đúng 0.9%:

  • Bước 1: Khử trùng! Bạn phải chắc chắn rằng mọi dụng cụ pha chế (thường sẽ là chai lọ, bình đong, muỗng,…) phải sạch và không nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên rửa tay trước khi bắt đầu nhé.
  • Bước 2: Chuẩn bị đồ pha chế, nước và muối. Lưu ý là bạn chỉ nên sử dụng nước tinh khiết ( hoặc tốt nhất là nước cất), muối tinh khiết (có bán ở các siêu thị) để đảm bảo tính vô trùng và an toàn khi sử dụng nhé..
  • Bước 3: Pha nước dung dịch nước muối theo tỉ lệ 9 gram muối với 1 lít nước tinh khiết. Để đảm bảo tính chính xác, bạn có thể dùng bình đong và cân điện tử để đo lường. Dùng muỗng khuấy đều dung dịch này cho đến khi muối tan hoàn toàn.
  • Bước 4: Bảo quản và sử dụng đúng cách. Sau khi pha xong, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hết, bạn nên bảo quản dung dịch nước muối pha loãng 0.9% này trong những bình chứa tiệt trùng có nắp đậy từ 7 đến tối đa 15 ngày. 

Mặc dù không khó để thực hiện, tuy nhiên khá mất thời gian cho khâu chuẩn bị, khử trùng và mua nguyên liệu tinh khiết. Cách đơn giản nhất là đặt sản phẩm nước Muối Dr.Muối đã được pha chế sẵn. Click mua ngay: Nước súc miệng Dr.Muối Truyền Thống – 100 ml

5. Những lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý

rửa vết thương bằng nước muối cho trẻ
Sử dụng nước muối sinh lý đúng loại và đúng đối tượng.

Có thể thấy, dung dịch NaCl 0.9% khá lành tính khi có thể được dùng ngoài da cho cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng và tuyệt đối sử dụng đúng theo hướng dẫn. Nếu không chắc chắn về cách dùng, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn, đặc biệt là với đối tượng trẻ sơ sinh nhé.

Hy vọng qua bài viết này, Dr. Muối đã giúp các bạn hiểu hơn và biết cách rửa vết thương bằng nước muối sinh lý đúng cách. 

Bạn Có Thể Tham Khảo Thêm:

Điều Trị Nấm Da Đầu Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Hiệu Quả Không?

Tác Dụng Của Muối Ăn Tới Sức Khỏe Của Bạn Mà Ít Người Biết

Bật Mí Cách Tắm Nước Muối Giúp Trị Viêm Da Cơ Địa Cực Hiệu Quả

Nước súc miệng có tốt không?

Súc miệng nước muối có tốt không?

Hướng dẫn cách ngậm nước muối chữa hôi miệng

Pha nước muối súc miệng như thế nào?

Từ khóa » Có Nên Dùng Nước Muối Sinh Lý Rửa Vết Thương