Cách Sơ Cứu Vết Thương Sâu Bị Chảy Máu Nhiều - Viện Da Liễu

vết thương sâu

Vết thương hở sâu có thể gây tình trạng mất máu nhiều, do vậy cần sơ cứu và cầm máu nhanh chóng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến độc giả các bước sơ cứu vết thương sâu nhanh chóng và an toàn nhất.

Mục lục

  • I. 4 bước sơ cứu vết thương sâu bị chảy máu nhiều
    • Bước 1: Cầm máu ngay lập tức
    • Bước 2: Làm sạch vết thương
    • Bước 3: Sát trùng cho vết thương sâu
    • Bước 4: Băng bó vết thương
  • II. Cách xử lý, điều trị vết thương sâu mau lành
    • 1. Sát trùng vết thương hàng ngày
    • 2. Sử dụng kem dưỡng ẩm
    • 3. Sử dụng thuốc kháng sinh
    • 4. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
  • III. Những lưu ý khi bị chấn thương có vết thương sâu
    • 1. Tuyệt đối không bóc vảy vết thương
    • 2. Thay băng vết thương hàng ngày
    • 3. Tiêm phòng uốn ván nếu cần
    • 4. Không rắc thuốc kháng sinh lên vết thương

I. 4 bước sơ cứu vết thương sâu bị chảy máu nhiều

Nằm sâu dưới da là những mạch máu lớn nuôi cơ thể. Do đó những chấn thương sâu có nguy cơ rất lớn gây chảy máu nhiều. Vì vậy cần lập tức tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân để tránh mất máu gây nguy hiểm.

Các bước sơ cứu khi có vết thương hở sâu:

Bước 1: Cầm máu ngay lập tức

vết thương sâu

Việc đầu tiên khi sơ cứu vết thương hở sâu là cầm máu cho bệnh nhân. Có thể sử dụng miếng vải sạch ép chặt vào vết thương hở đó. Nếu không có băng hay vải sạch, có thể xé một phần quần hay áo để cầm máu tạm thời.

Nâng cao vùng bị chấn thương so với tim để máu vẫn đảm bảo đủ cung cấp cho các cơ quan quan trọng của cơ thể.

Bước 2: Làm sạch vết thương

Ngoài việc cầm máu ngay lập tức, bạn cũng cần lưu ý hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh. Vì vậy vết thương sau khi đã được cầm máu cần được làm sạch bẩn. Có thể dùng nước sạch hay nước muối sinh lý để rửa nhẹ nhàng vết thương.

Nếu vết thương có dị vật cắm vào thì nên cố định chúng lại, sau đó đưa đến cơ sở Y tế để nhân viên Y tế xử lý. Tuyệt đối không tự ý rút dị vật ra khỏi vết thương, đặc biệt khi dị vật to, cứng và đâm sâu.

Trong quá trình làm sạch vết thương, người chăm sóc hay bản thân người bệnh cần rửa tay sạch sẽ để tránh bội nhiễm vi khuẩn lên vết thương.

Bước 3: Sát trùng cho vết thương sâu

Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, vết thương cần được rửa bằng các thuốc sát khuẩn. Nếu ngay tại chỗ chưa có sẵn thuốc sát khuẩn, có thể tạm thời băng vết thương lại rồi tiến hành sát trùng sau.

Bước 4: Băng bó vết thương

Sau khi sát trùng vết thương hở sâu, cần băng bó lại để tránh tái chảy máu và nhiễm khuẩn. Lưu ý băng vừa đủ chặt đảm bảo máu vẫn đủ lưu thông để nuôi các tế bào.

II. Cách xử lý, điều trị vết thương sâu mau lành

Sau khi đã sơ cứu và cầm máu cho vết thương, bước tiếp theo cần thực hiện chăm sóc để vết thương mau lành và không để lại sẹo.

1. Sát trùng vết thương hàng ngày

Vết thương hở sâu vẫn cần được sát trùng hàng ngày để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Có thể thực hiện sát khuẩn sau mỗi lần thay băng gạc.

Một số dung dịch kháng khuẩn thường được sử dụng:

  • Nước muối sinh lý
  • Povidon Iod
  • Cồn Y tế
  • Dung dịch Oxy già
  • Dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Những dung dịch kháng khuẩn như cồn Y tế, Oxy già làm tổn thương các tế bào hạt của da và làm da lâu lành. Bên cạnh đó những sản phẩm này còn gây xót khi sử dụng.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sẽ là sự lựa chọn thích hợp để sát trùng hàng ngày cho vết thương. Sản phẩm có tính sát khuẩn nhanh, không nhuộm màu, không gây xót da, không làm tổn thương các tế bào hạt.

➤  Xem thêm: 5 thuốc sát trùng vết thương tốt nhất hiện nay 

2. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Những chấn thương hở sâu sau khi lành có nguy cơ để lại sẹo lồi rất mất thẩm mỹ.  Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm sẽ giúp dưỡng ẩm vết thương và kích thích các tế bào da mới lành lại, hạn chế để lại sẹo.

Các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho vết thương có thể kể đến như:

  • Scar Esthetique: Sản phẩm giúp đảm bảo Collagen sản sinh vừa đủ để liền vết thương, từ đó giúp hạn chế sẹo lồi hay sẹo lõm.
  • Kem Dizigone Nano Bạc: Thành phần có các phân tử Bạc dạng Nano cùng chiết xuất Lô Hội, Cúc La Mã giúp duy trì sát khuẩn, dưỡng ẩm, kích thích da sản sinh tế bào mới.

Lưu ý: Chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm khi vết thương đã khô se và không còn hiện tượng chảy dịch. Bạn đọc có thể kiểm tra bằng cách sờ tay lên bề mặt vết thương, nếu không còn ướt dính thì có thể thoa kem.

3. Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ chỉ định nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. Khi vết thương bị nhiễm trùng sẽ có những triệu chứng sau:

  • Vết thương bị sưng đỏ, có thể có mủ màu vàng đục.
  • Bệnh nhân có thể xuất hiện phản ứng bị sốt và đau.

bi-loet-da-boi-thuoc-gi bị loét da bôi thuốc gì

Chú ý: Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh để tránh nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ.

➤  Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách

4. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý

Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động để tránh vết thương tái phát.

Vết thương sâu gây mất máu nhiều, do đó cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học để người bệnh mau chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ protein, các khoáng chất và vitamin cần thiết giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.

III. Những lưu ý khi bị chấn thương có vết thương sâu

Trong quá trình chăm sóc và phục hồi vết thương hở sâu cần lưu ý một số điều như sau.

1. Tuyệt đối không bóc vảy vết thương

Vết thương hở trong quá trình lên da non gây ra tình trạng ngứa ngáy và muốn gãi. Bệnh nhân lưu ý không được cào gãi hay bóc lớp vảy đó đi. Làm như vậy vừa khiến da lâu lành vừa tăng nguy cơ để lại sẹo.

2. Thay băng vết thương hàng ngày

Vết thương hở sâu có thể chảy nhiều dịch vào những ngày đầu. Do đó bệnh nhân cần được sát trùng và thay bằng định kỳ hàng ngày. Trong quá trình thay băng cần nhẹ nhàng để tránh lớp vảy bong ra gây chảy máu.

3. Tiêm phòng uốn ván nếu cần

Những vết thương hở sâu dù do vật thể nào hay bị ở bất cứ môi trường nào cũng cần được cân nhắc tiêm phòng uốn ván. Nếu bạn chưa từng tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm gần đây, hãy thông báo với bác sĩ để tiêm phòng trong vòng 48 giờ tính từ khi bị chấn thương.

4. Không rắc thuốc kháng sinh lên vết thương

Nhiều người muốn vết thương mau lành đã thực hiện việc rắc thuốc đỏ, thuốc kháng sinh lên vết thương. Tuy nhiên hành động này không những không đem lại hiệu quả mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng và vi khuẩn kháng lại thuốc.

➤  Xem thêm: Thuốc đỏ rắc vết thương: Sai lầm và hậu quả

Trên đây là những lưu ý khi gặp phải vết thương hở sâu. Nếu có thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, chuyên gia sẽ tư vấn sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp 

Từ khóa » Cách Cầm Máu Khi Vết Thương Sâu