Những Cách Cầm Máu Nhanh Nhanh Chóng Khi Bị Thương Tại Nhà

Bài viết này chúng tôi sẽ mách bạn đọc top những cách cầm máu hiệu quả, nhanh nhất, hãy cùng theo dõi nhé.

1. Top các cách cầm máu nhanh tại nhà bạn nên thử

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương mà bạn có thể lựa chọn sơ cứu ngay tại chỗ hoặc đưa đến bệnh viện. Đối với vết thương gây chảy máu nhẹ, chúng ta thường có xu hướng tự sơ cứu. Điều quan trọng nhất là việc cầm máu phải đảm bảo an toàn và được thực hiện càng nhanh càng tốt. Người thực hiện cầm máu cần tuân thủ việc vệ sinh tay sạch sẽ, nếu có thể hãy đeo găng tay cao su trước khi quá trình sơ cứu diễn ra.

Giữ chặt vết thương

Đây được đánh giá là một trong những cách cầm máu nhanh và mang lại hiệu quả cao. Người thực hiện cầm máu cần giữ chặt vết thương trong vài phút. Cách sơ cứu này phù hợp đối với những trường hợp vết cắt nhỏ như đứt tay, trầy xước,…

Hãy sử dụng một miếng gạc hay băng y tế khô và sạch đặt lên vết thương. Thực hiện dùng ngón tay ấn mạnh và giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy thì cố định miếng băng lại. Bạn cần đảm bảo vết thương đã ngừng chảy máu hoàn toàn trước khi thả tay. Việc gỡ miếng gạc ra kiểm tra quá sớm có thể làm máu chảy lại, ảnh hưởng đến kết quả sơ cứu.

  Tùy thuộc vào mức độ vết thương mà lựa chọn tự sơ cứu hay đến bệnh viện

Tùy thuộc vào mức độ vết thương mà lựa chọn tự sơ cứu hay đến bệnh viện

Nâng cao vùng bị thương

Việc nâng cao khu vực cơ thể đang bị chảy máu có tác dụng làm giảm lưu lượng máu tại vết thương, là cách cầm máu nhanh tại chỗ mà bạn nên thử. Trường hợp chấn thương xảy ra ở vùng tay hoặc cánh tay, bạn hãy nâng cao nó lên phía đầu. Nếu chấn thương ở phần chi dưới, hãy nằm xuống và thực hiện nâng vùng ảnh hưởng lên đến trên mức tim của bạn.

Sử dụng đá lạnh để cầm máu

Việc sử dụng đá lạnh chườm vào vết thương có tác dụng giúp cho mạch máu được co lại. Do đó, sẽ thúc đẩy quá trình hình thành cục máu đông một cách nhanh chóng hơn bình thường. Sử dụng đá lạnh được đánh giá là một trong những cách cầm máu nhanh chóng được nhiều người tin tưởng và áp dụng.

Một điều cần lưu ý khi sử dụng cách sơ cứu này, thay vì việc sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp lên bề mặt vết thương, bạn hãy bọc viên đá trong một chiếc khăn vải mềm, sạch rồi mới chườm lên vết thương.

Chườm đá lạnh là một trong những cách cầm máu nhanh hiệu quả

Chườm đá lạnh là một trong những cách cầm máu nhanh hiệu quả

Sử dụng trà xanh, rau má cầm máu

Từ xa xưa khi y học chưa phát triển, ông bà ta đã quen sử dụng những loại cây thảo dược làm mẹo điều trị bệnh, cầm máu cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Trà xanh, rau má,… là những cái tên có đặc tính sát khuẩn, cầm máu tốt. Tùy vào vết thương lớn hay nhỏ mà bạn sử dụng lượng vừa đủ, tiến hành rửa sạch, vò nát và đắp trực tiếp lên vết thương. Sử dụng tấm gạc để cố định lại. Việc sử dụng trà xanh, rau má không chỉ giúp cầm máu nhanh chóng mà còn giúp vết thương nhanh chóng lành lại.

Cần đảm bảo sát khuẩn, đeo găng tay trước khi thực hiện sơ cứu

Cần đảm bảo sát khuẩn, đeo găng tay trước khi thực hiện sơ cứu

Kể cả khi vết thương đã ngừng chảy máu, điều quan trọng bạn cần phải làm là luôn giữ gìn vết thương sạch sẽ, thực hiện vệ sinh khu vực bị tổn thương bằng nước ấm và dung dịch sát khuẩn. Trường hợp trong vết thương có tồn tại dị vật hay mảnh vụn, hãy thực hiện lấy chúng ra bằng cách sử dụng nhíp đã được vệ sinh sạch sẽ bằng cồn y tế. Đảm bảo không gây nhiễm trùng cho vết thương.

2. Bạn cần đến gặp bác sĩ trong trường hợp nào?

Hầu như tình trạng chảy máu từ các vết thương nhỏ hay nhẹ đều sẽ ngừng lại khi bạn biết cách sơ cứu đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt sự chảy máu lại là lời cảnh báo, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Do đó, khi gặp phải những sự cố sau đây, hãy đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

  • Máu không ngừng chảy tại vị trí của vết thương dù bạn đã áp dụng rất nhiều cách cầm máu nhanh để hạn chế tối đa lượng máu chảy ra.

  • Lượng máu chảy ra nhiều, đã sử dụng cách cầm máu nhưng lượng máu chảy ra từ vị trí chấn thương vẫn làm ướt đẫm quần áo hoặc băng gạc.

  • Chấn thương làm mất toàn bộ hay một bộ phận nào đó trên cơ thể.

  • Người bị chấn thương có biểu hiện không bình thường, có thể ngất xỉu hay bối rối, không còn tỉnh táo và nhận thức được.

Đối với vết thương lớn, không nên chủ quan cần tiến hành sơ cứu tạm thời và đưa đến ngay bệnh viện

Đối với vết thương lớn, không nên chủ quan cần tiến hành sơ cứu tạm thời và đưa đến ngay bệnh viện

Có những trường hợp ngay cả khi vết thương đã được cầm máu vẫn cần đưa đến gặp bác sĩ, bao gồm:

  • Vết thương sâu và dài cần được khâu lại.

  • Xuất hiện bụi bẩn, mảnh vụn hoặc dị vật ở vết thương không thể tự loại bỏ.

  • Vết thương có dấu hiệu của sự nhiễm trùng.

Như chúng ta đã biết, mất máu là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Do đó, nếu biết cách cầm máu nhanh, bạn có thể sẽ cứu sống được chính mình hoặc giúp đỡ ai đó khỏi rủi ro.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các cách cầm máu nhanh, hiệu quả tại nhà mà bạn có thể áp dụng ngay khi bản thân hoặc người nhà bị chấn thương. Với những vết thương nặng, ngay sau khi sơ cứu, cầm máu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị, tránh nhiễm trùng. Hoặc các trường hợp vết thương nhẹ, sau khi đã cầm máu, nếu nhận thấy vết thương có dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là gợi ý bạn có thể tham khảo cho các nhu cầu thăm khám, điều trị về sức khỏe, hoặc làm các xét nghiệm liên quan. MEDLATEC quy tụ đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, cùng sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc tân tiến. Vì thế, Bệnh viện tự hào mang lại cho quý khách hàng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Liên hệ ngay cho Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để đặt lịch hẹn.

Từ khóa » Cách Cầm Máu Khi Vết Thương Sâu